Ai bảo hộ cho những quốc gia không có quân đội?

Thứ Hai, 13/09/2010, 22:55
Chính khách người Pháp, George Clemenceau từng nói: "Chiến tranh quá nguy hiểm và đó là lý do vì sao phải cần tới sự hiện diện của quân đội", cho đến ngày hôm nay câu nói này vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Trong khi nhiều quốc gia có những đội quân lớn và đông đảo nhằm bảo vệ biên cương của quốc gia mình, thì một số quốc gia lại không có bất kỳ lực lượng quân đội nào.

Tuy nhiên dù thế này hay thế kia thì họ vẫn có những đơn vị bảo vệ đất nước riêng mà không nhất thiết phải có quân đội thường trực.

Tòa thánh Vatican

Được công nhận là "Quốc gia nhỏ nhất thế giới", thành phố là một đất nước phi quân đội. Tuy nhiên đó không phải là tất cả. Trong quá khứ, có nhiều nhóm quân phiệt đã được thành lập nhằm bảo vệ xứ sở nhỏ bé này mà quan trọng nhất là sự an toàn của Đức Giáo hoàng.

Nổi tiếng nhất là lực lượng Canh phòng Hoàng gia và lực lượng Canh phòng Palatine, nhưng vào năm 1970, Đức Giáo hoàng Paul VI đã hủy bỏ lực lượng này. Ngày nay, lực lượng Phòng hộ Giám mục Thụy Sĩ là đơn vị bảo vệ sự an toàn cho Tòa thánh Vatican và cả Đức Giáo hoàng. Ngoài ra còn có Hợp tác xã Gendarmerie, nhưng tổ chức này là một lực lượng dân sự hơn là quân đội. Họ có trách nhiệm giữ gìn an ninh dân cư, kiểm soát giao thông, canh phòng biên giới và điều tra các hoạt động tội phạm.

Ai là người bảo hộ Vatican? Vatican nằm trong lãnh thổ do đó Nhà nước Italia chịu trách nhiệm bảo hộ cho Vatican. Lực lượng vũ trang của Italia có khoảng 186.798 nam giới và 109.703 nữ giới, lực lượng Hải quân có 43.882 người. Italia cũng có lực lượng Không quân làm nhiệm vụ giữ gìn bình yên bầu trời.

Quốc đảo Nauru

Nauru được công nhận như là "Quốc đảo nhỏ nhất thế giới" với diện tích chỉ khoảng 8,1 dặm vuông. Sự độc đáo của quốc đảo này được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, trước hết quốc đảo này không hề có sự hiện diện của lực lượng quân đội, thậm chí còn không có cả thủ đô riêng.

Lực lượng Cảnh sát Nauru được thành lập nhằm đảm bảo sự cân bằng an ninh nơi đây. Lịch sử đã chứng minh rằng vào tháng 12/1940 khi quân Đức tấn công Nauru, thì lực lượng Hải quân Australia đã được điều tới Nauru nhằm giữ gìn hòa bình cho quốc đảo này.

Công quốc Liechtenstein

Liechtenstein đã cho giải tán lực lượng quân đội của mình vào năm 1868 sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Áo - Phổ bởi chi phí chi ra cho chiến tranh rất tốn kém. Sau khi Liechtenstein tách ra khỏi Liên bang Đức, có thời công quốc này cũng muốn thành lập cho mình một lực lượng quân đội riêng nhưng ngân sách lại không có.

Tuy nhiên nhằm giữ vững hòa bình trong lòng đất nước, Liechtenstein có một lực lượng cảnh sát riêng gọi là Lực lượng Cảnh sát Công quốc Liechtenstein.

Theo một nguyên tắc bất thành văn là khi nào nổ ra chiến tranh thì khi đó Công quốc Liechtenstein mới thành lập lực lượng quân đội, và Thụy Sĩ chịu trách nhiệm phòng vệ cho Liechtenstein.

Quốc đảo Marshall

Dựa theo Hiệp ước Tự do liên đới vào năm 1983 thì quốc đảo Marshall được công nhận như là một quốc gia có chủ quyền. Quần đảo Marshall cũng nằm trong Liên bang các nhà nước Micronesia và Palau.

Dựa theo hiệp ước này thì 3 quốc gia Marshall, Micronesia và Palau là những nước có chủ quyền nhưng vẫn có mối liên hệ với Mỹ. Theo đó, Mỹ sẽ là quốc gia đóng vai trò bảo hộ cho các quốc gia này.

Quốc đảo Grenađa

Ngay cả khi Mỹ chưa đưa quân tới Grenađa thì quốc gia này cũng chưa hề có ý định thành lập lực lượng quân thường trực. Mặc dù không có quân đội thường trực nhưng Grenađa còn có lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Grenađa cũng như Hệ thống an ninh khu vực. Bởi vì nằm trong Hệ thống an ninh khu vực nên Grenađa có thể xin viện trợ quân sự từ các quốc gia láng giềng như Antigua và Barbuda, Barbados, Dominica, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia và Saint Vincent cũng như Grenadines.

Tuy nhiên lực lượng quân sự từ các quốc gia này cũng chẳng nhiều nhặn gì để mà giúp đỡ, do đó “ông hàng xóm” khổng lồ Mỹ có lẽ là người bảo hộ cho Grenađa.

Andorra

Mặc dù không hề có lực lượng quân sự thường trực, nhưng quốc gia nhỏ bé Andorra vẫn tham gia Thế chiến I (1914-1918). Với đội quân chỉ có 10 người nhưng Andorra không hề gặp nguy hiểm. Andorra cũng không được mời dự các cuộc đàm phán về Hiệp định Hòa bình Versailles. Vào năm 1931, Andorra tuyên bố thành lập lực lượng Cảnh sát Quốc gia Andorra. Từ đội quân chỉ 10 người đàn ông lúc này đã tăng thành 240 người, có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình và thực hiện các kế hoạch giải cứu con tin.

Hiện nay Andorra được Pháp và Tây Ban Nha đóng vai trò bảo hộ quân sự cho quốc gia nhỏ bé có diện tích 181 dặm vuông. Vào năm 1933, lực lượng quân đội Pháp còn giúp Andorra giải quyết tình trạng bạo động chính trị trong nước. Ngoài 2 quốc gia trên thì các lực lượng quân sự của NATO cũng tham gia vào việc bảo hộ Andorra khi cần thiết.

Samoa

Ngày nay, Samoa là quốc gia không có lực lượng quân sự thường trực. Thay vào đó quốc gia này đặt niềm tin vào các mối quan hệ hữu nghị với thế giới bên ngoài nhằm tìm kiếm sự bảo hộ cũng như phòng vệ khi đất nước có chiến tranh. Samoa có một hiệp ước hữu nghị với Nhà nước New Zealand được ký kết vào năm 1962.

Trong trường hợp có chiến tranh hoặc một quốc gia nào khác có ý đồ xâm lược, Samoa có thể liên hệ với New Zealand cho một thỏa thuận viện trợ quân sự. Tuy nhiên từ hiệp ước này, Samoa cũng có thể liên hệ quân sự với New Zealand bất kể lúc nào cần.

Costa Rica

Mặc dù Costa Rica cũng có quân đội từ trước đó nhưng ngày nay, Costa Rica là một trong những quốc gia không có lực lượng quân đội thường trực chính thức. Vào ngày 1/12/1948, cựu Tổng thống José Figueres Ferrer, đã quyết định hủy bỏ lực lượng quân sự sau khi có quá nhiều thương vong từ cuộc nội chiến Costa Rica cướp đi sinh mạng của khoảng 2.000 người.

An ninh của Costa Rica được đặt dưới sự bảo trợ của Hiệp ước Liên Mỹ (ký kết năm 1947), nếu bất kỳ quốc gia nào có ý định tấn công hay muốn thôn tính Costa Rica, thì nước này có thể kêu gọi viện trợ quân sự từ 21 quốc gia trong đó có Mỹ, Chile và Cuba.

Quốc đảo Solomon

Quốc đảo Solomon gồm hàng ngàn hòn đảo nhỏ hợp thành. Trước khi người Anh trở thành nhà nước bảo hộ cho quần đảo Solomon vào năm 1893 thì thực tế là quần đảo này cũng không hề có lực lượng quân sự phòng ngự. Ngày nay hiện diện tại Solomon là lực lượng Cảnh sát quốc đảo Solomon.

Tuy nhiên, quốc đảo Solomon có mối quan hệ thân cận với Nhà nước Australia trong hệ thống phòng ngự. Nếu chiến tranh xảy ra tại quần đảo Solomon thì Australia sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện kế hoạch phòng ngự cho Solomon

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.