Brazil: Kiểm lâm rừng Amazone bị truy sát tàn bạo

Thứ Sáu, 03/02/2012, 07:35
Hạ viện Brazil ngày 15/1 vừa qua đã thông qua lệnh cấm của bộ luật lâm nghiệp Brazil theo các chuyên gia, nếu quốc gia này không nghiêm ngặt ngay từ bây giờ, một diện tích rừng rộng lớn ở Amazone có thể sẽ bị phá huỷ bởi nạn chặt phá rừng.

Gia tăng số nhà hoạt động chống phá rừng bị sát hại

Vấn đề căng thẳng vẫn đang gia tăng: Trong những tuần gần đây, một số nhà hoạt động môi trường cấp cao ở quốc gia rộng lớn này tiếp tục bị sát hại. Những thông tin ban đầu cho thấy, bọn khai thác gỗ lậu đã thuê người dọa dẫm, ám sát, giết hại họ một cách dã man và họ bị bắt buộc phải im lặng.

Các nhà chức trách kêu gọi cần phải có những hành động mạnh tay cần thiết ngay bây giờ. Họ từng giữ im lặng trước những lời chỉ trích thậm tệ từ nhiều phía khi dự luật đang được thảo luận tại Thượng nghị viện. Tuy nhiên, khi ấy, nữ Tổng thống Dilma có quyền phê chuẩn những thay đổi trên nếu đất nước có thể thuyết phục bà vượt qua những áp lực chính trị và thực hiện đúng vai trò của một nhà lãnh đạo thực sự về các vấn đề môi trường.

79% người dân Brazil mong muốn Tổng thống Dilma phủ quyết những thay đổi trong Luật lâm nghiệp này, và tiếng nói từ các nhà hoạt động môi trường của đất nước rộng lớn nhất Mỹ Latin đang gặp phải thách thức từ các nhà vận động hành lang. Vì vậy, các nhà hoạt động môi trường phải huy động các biện pháp để ngăn chặn những người vận động hành lang đang cố thuyết phục chính phủ phủ quyết những thay đổi trong Luật lâm nghiệp lần này.

Các thành viên trong nhóm Avaaz (một tổ chức dân chủ gồm các thành viên đến từ châu Âu, Trung Đông và châu Á thành lập năm 2007 nhằm thu hẹp khoảng cách nhận thức, địa vị giữa các công dân trên thế giới) đang kết hợp lại, thực hiện một cuộc vận động lớn để chấm dứt hành động giết người và chặt gỗ trái phép cũng như bảo vệ tài nguyên rừng của Brazil bằng việc ký vào đơn kiến nghị - sẽ được chuyển tới bà Dilma khi có được 500.000 chữ ký.

Nhiều người bảo vệ rừng Amazone đã bị tội phạm sát hại.

Đấu tranh bảo vệ môi trường hành tinh

Rừng của Brazil rộng lớn và rất quan trọng. Riêng rừng Amazone là không thể thiếu đối với sự sống trên trái đất- cung cấp 20% oxy và 60% nước sạch cho hành tinh chúng ta. Và vì thế, việc bảo vệ cánh rừng này là rất cần thiết.

Đó là lý do tại sao nhiều người coi Brazil là nhà tiên phong trong các vấn đề môi trường, và đó cũng là lý do tại sao Hội nghị thượng đỉnh trái đất, với mục đích ngăn chặn quá trình diệt vong của môi trường hành tinh sẽ được tổ chức tại Rio de Janeiro vào năm tới.

Rừng Amazone đang bị hoang hóa bởi lâm tặc.

Lá phổi của thế giới đang bị đe dọa.

Bên cạnh vấn đề cần giải quyết trên, quốc gia này cũng đang đối mặt với vấn đề phải đưa hàng chục triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Và áp lực còn nằm ở khía cạnh khác khi các nhà lãnh đạo muốn thực hiện khai phá rừng để khai thác khoáng sản nhằm mục đích thu lợi nhuận. Khi điều này diễn ra, sẽ dẫn tới hậu quả, các nhà lãnh đạo chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm tới môi trường.

Hiện giờ chỉ có thể trông chờ vào các thành viên của nhóm Avaaz đưa ra những yêu cầu, các nhà chính trị phải có những quyết sách cụ thể trước nguy cơ trên.

Trước đó, đã có những hướng giải quyết. Nguyên Tổng thống Lula, người tiền nhiệm của bà Dilma, đã tích cực trong công tác ngăn chặn nạn chặt phá rừng, khiến Brazil nổi tiếng là nước dẫn đầu trong vấn đề về bảo vệ môi trường. Trong hoàn cảnh hiện nay, các công dân Brazil phải đoàn kết lại để cho bà Dilma đáp lại lời thỉnh cầu.

Ba năm trước, các thành viên nhóm Avaaz đã tới Brazil với những sáng kiến và đã thực hiện được các chiến dịch toàn diện để đem đến những kết quả to lớn mà tất cả mọi người đều mong đợi. Tổ chức trên đã có những bước đi ngoạn mục trong việc thực thi những phê chuẩn của Luật Phòng chống tham nhũng và vận động hành lang để Chính phủ Brazil có vai trò lãnh đạo trong Liên Hiệp Quốc, bảo vệ quyền con người, và can thiệp vào để giúp đỡ các vấn đề dân chủ tại Trung Đông, và thậm chí giúp bảo vệ quyền con người tại châu Phi và các khu vực khác.

Hiện nay, tất cả các thành viên Avaaz trên khắp thế giới kêu gọi toàn cầu hãy bảo vệ rừng. Tổ chức cũng kêu gọi cùng nhau tạo ra một cuộc vận động để có Luật Lâm nghiệp quốc tế và khi ấy, Brazil lại một lần nữa là quốc gia tiên phong thực sự trong vấn đề về môi trường

Hưng - Thu Phương (theo World Crunch)
.
.