Sự bùng nổ xuất khẩu vũ khí Đức: Một cuộc đua vũ trang mới

Thứ Ba, 26/07/2011, 10:20

Đức đứng vị trí thứ 3 trong số các nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới sau hai "ông lớn" là Nga và Mỹ, vượt trước cả Anh và Pháp. Những "siêu vũ khí" của Đức như: xe tăng của Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall, tàu ngầm của ThyssenKrupp, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của EADS, tên lửa và đạn dược từ Diehl, súng từ Heckler & Koch; ngư lôi từ Atlas Elektronik, và các ống kính thiên văn từ Carl Zeiss... đang là sự thèm muốn của toàn thế giới.

Sự kiện các đơn đặt hàng của quân đội trong nước bị cắt giảm khiến các công ty sản xuất vũ khí của Đức phải chuyển hướng tập trung sang xuất khẩu các mặt hàng này sang các nước khác. Việc chuyển hướng này gần đây đã tạo nên dòng tiền lớn chảy về Đức. Điều gì đã làm cho ngành công nghiệp vũ khí Đức thành công như vậy. Và làm thế nào để nó vẫn giữ được thành công khi mà việc kiểm soát xuất khẩu vũ khí ngày càng nghiêm ngặt?

Haun là chủ của Krauss-Maffei Wegmann (KMW) một công ty quốc phòng đóng trụ sở tại thành phố Munich có dòng sản phẩm xe tăng và xe bọc thép Haun kể, cách đây không lâu những quốc gia mà công ty xem xét để hạn chế xuất khẩu là các nước khu vực vùng Vịnh.

Hội đồng Bảo an Liên bang Đức, một tổ chức cho phép xuất khẩu vũ khí đã bật đèn xanh cho việc bán hơn 200 xe tăng Leopard 2A7+ cho Arập Xêút. Những thông tin về vụ mua bán này đã làm dấy lên cuộc tranh cãi ở Đức về chính sách xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài, điều mà từ lâu nay không xảy ra.

Hàng năm vào độ tháng 2, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất là một nơi lý tưởng cho các giám đốc điều hành của các công ty trong lĩnh vực kinh doanh vũ khí toàn cầu gặp gỡ với các quan chức quân sự và các chính phủ trong hội chợ thương mại toàn cầu lớn nhất của ngành công nghiệp này.

Các gian hàng trưng bày ở Abu Dhabi đã được dành cho các công ty của Đức như Diehl, Krauss-Maffei, Rheinmetall, Carl Zeiss Optronics và nhiều công ty khác, thậm chí lớn hơn các gian hàng của Mỹ và Nga.

Rheinmetall "lừng danh" nước Đức trưng bày xe tăng và các hệ thống vũ khí phòng thủ. Lãnh đạo của công ty này, Klaus Eberhardt thừa nhận rằng "những bất ổn toàn cầu đang tăng lên", nhưng không nói ông vui mừng về sự thật đó. Dù gì đi nữa thì công ty của ông đang được hưởng lợi từ sự gia tăng này. Eberhardt ước tính thị trường vũ khí toàn cầu sẽ tăng từ 5 đến 6% trong năm nay.

Máy bay không người lái của EADS, tên lửa và đạn dược từ Diehl.
Xe tăng của Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall.

Các công ty vũ khí của Đức nổi tiếng trong việc cung cấp vũ khí công nghệ cao với chất lượng tối ưu nhất. Chẳng hạn như các tàu ngầm ThyssenKrupp được trang bị pin nhiên liệu, được coi là tốt nhất trên thế giới bởi vì trên thực tế chúng không thể bị phát hiện. Các nhà sản xuất ngày càng tăng cường sử dụng kiến thức đang được áp dụng trong các sản phẩm dân sự vào việc sử dụng nó trong các dự án quân sự.

Lấy ví dụ của Carl Zeiss, một công ty quang học với một lịch sử lâu dài và thành công chủ yếu được biết đến là công ty sản xuất ống kính và ống nhòm. Thông qua công ty con Carl Zeiss Optronics, công ty này hiện nay cung cấp ống ngắm kính thiên văn cho các xạ thủ và các hệ thống liên kết cho xe tăng "Leopard 2" cho phép nó có thể bắn chính xác ngay cả khi đang ở tốc độ tối đa.

Optronics là bộ phận quốc phòng của Tập đoàn Carl Zeiss và là một trong số những công ty hàng đầu trên thế giới khi nói đến hệ thống quang học. Danh mục sản phẩm của nó bao gồm máy quay hồng ngoại để giám sát biên giới, nhiều hệ thống cảm biến cho máy bay không người lái, hệ thống thông tin liên lạc laser không thể bị chặn và các thiết bị nhìn xuyên đêm có thể được sử dụng trên biển, trên đất liền và trên không.

Stefan Zoller, người đứng đầu của Cassidian, một công ty quốc phòng là chi nhánh của EADS phân tích: "Ngân sách quốc phòng ở châu Âu đang ở trong tình trạng trì trệ và những cơ hội lớn nhất được tìm thấy ở Trung Đông, Ấn Độ và Brazil. Ngay cả quân đội Hoa Kỳ từ trước đến nay, nói chung chỉ được phép đặt hàng vũ khí từ các nhà cung cấp trong nước. Nhưng giờ đây họ đã có ngoại lệ. Các xe tăng của Mỹ đã sử dụng những khẩu súng nòng trơn làm từ Rheinmetall của Đức bởi nó tạo ra sự chính xác hơn những loại súng được phát triển tại Mỹ. Trong thập kỷ tới Cassidian hy vọng tăng gấp đôi doanh số bán hàng để đạt tới con số 12 tỉ euro.

Bởi thế, ngành công nghiệp vũ khí quốc tế đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng nằm trong chính hoạt động kinh doanh của nó. Trong năm 2010, chi phí vũ khí toàn cầu đã tăng lên 1,63 nghìn tỉ USD (tương đương 1,14 nghìn tỉ euro). Điều này đồng nghĩa với  tỉ lệ tăng trưởng lên tới 56% trong thập kỷ qua. Thực tế, gần 1/10 trong tổng số tiền thu được từ xuất khẩu vũ khí toàn cầu rơi vào túi của công nghiệp quốc phòng Đức

Ngọc Yến (tổng hợp)
.
.