Tại sao ngày càng nhiều học sinh trung học mang vũ khí tới trường?

Thứ Năm, 29/10/2015, 08:35
Học sinh trung học bị ức hiếp, bị hành hung, xúc phạm hoặc bị trấn lột hay làm hỏng đồ đạc cá nhân có khuynh hướng mang các loại vũ khí như súng hoặc dao tới trường học cao gấp 31 lần so với học sinh không bị bắt nạt.

20% học sinh từng là nạn nhân bị ức hiếp

Học sinh trung học bị ức hiếp, bị hành hung, xúc phạm hoặc bị trấn lột hay làm hỏng đồ đạc cá nhân có khuynh hướng mang các loại  vũ khí như súng hoặc dao tới trường học cao gấp 31 lần so với học sinh không bị bắt nạt. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích và chọn lọc những dữ liệu khảo sát từ hàng nghìn học sinh đang theo học tại Trường trung học thành phố New York, Mỹ.

Học sinh phải trả lời câu hỏi: Em đã từng bị bắt nạt chưa? Và tháng trước em mang vũ khí tới trường bao nhiêu lần? Các nhà nghiên cứu đã xem xét một loạt yếu tố làm tăng khả năng mang vũ khí tới trường học của học sinh, bao gồm cả trường hợp học sinh luôn lo sợ, cảm thấy không an toàn, có đồ cá nhân và tài sản bị mất hoặc phá hỏng, bị đe dọa, xúc phạm, bị đánh. Trong số đó, có 20% học sinh từng là nạn nhân bị ức hiếp.

Rất nhiều nữ sinh là nạn nhân bị ức hiếp.

Học sinh trung học bị ức hiếp thường là nam sinh da trắng và có thành tích học tập không tốt, trong đó 8,6% có xu hướng mang vũ khí tới trường. Tuy nhiên, học sinh trung học ngày càng bị bắt nạt cũng như bị các hình thức đe dọa khác ngày càng tăng. Có tới 28% học sinh ít nhất bị bắt nạt một lần đã mang vũ khí tới trường, và 62% học sinh từng bị đe dọa 3 lần đã mang vũ khí tới trường. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, những phát hiện này có thể giúp giáo viên trong trường nhận ra được những học sinh có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực, và ngăn ngừa kịp thời nạn bạo lực học đường.

Học sinh trường công lập bị ức hiếp cao gấp đôi trường tư

Rất nhiều nữ sinh là nạn nhân của trò này - thông tin trên được đưa ra sau khi Bộ Xã hội và Dịch vụ Liên bang Úc tiến hành phỏng vấn hơn 13 ngàn học sinh hàng năm, từ năm 2001 đến 2012. Đây được xem là một cuộc điều tra toàn diện nhất nước của Australia.

Bạo lực học đường khiến nhiều học sinh mang vũ khí tới trường.

Một nghiên cứu khác nhắm vào các đối tượng sinh viên cả nam lẫn nữ, tại các trường đại học trên toàn quốc cho thấy, 14% các bậc cha mẹ ở Australia muốn chọn trường tư cho con học hành thay vì trường công. Một báo cáo khác cũng cho thấy, 22% bậc phụ huynh có con học tại các trường phổ thông trung học công lập tin rằng "cục cưng" của họ bị bắt nạt khi ở trường, so với 11% ở trường tư, 15% tại các trường Công giáo. Báo cáo cũng cho thấy, nữ sinh tại các trường công lập bị bắt nạt thường xuyên và nhiều hơn.

Phụ huynh có con học ở các trường tư thường báo cáo mức độ hài lòng cao hơn khi các bé học tiểu học, trung học phổ thông, với 68% tin tưởng con em họ sẽ đỗ đại học so với 49% bậc phụ huynh có con em học tại các trường công lập. Giám đốc Điều hành tại Trường tư Victoria Michelle Green nói, cuộc khảo sát không chỉ nhắm tới kết quả học tập. "Các trường tư được đánh giá cao trong khâu chăm sóc học sinh, phát triển tư cách, chất lượng giảng dạy, kỷ luật học đường, giúp đỡ lẫn nhau, trường cũng giúp làm giảm vấn nạn bắt nạt, cùng các hành vi quấy nhiễu khác…" - bà Green nói.

Một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Australia cho biết, các trường tư lập thường không khoan dung cho chuyện bắt nạt, và đã đưa ra kế hoạch chống bắt nạt với sự tham vấn của cộng đồng,  nhà trường. Bản báo cáo cũng chọ rằng, các học sinh trung học mong muốn tham dự các trường đại học như Sydney hoặc Melbourne, những sinh viên tốt nghiệp các trường này tỷ lệ kiếm được việc làm ít hơn 10% sinh viên các trường công nghệ như RMIT, UTS.

Tại Australia, dù học ở trường nào đi nữa, người có bằng cấp thường có thu nhập cao hơn. Với nam giới, người có trình độ đại học thu nhập cao hơn 42%, với phụ nữ là 32%. Con số này cũng cho thấy sự bất bình đẳng giữa hai giới, nơi mà hơn 6% phụ nữ có trình độ cao hơn nam giới, phản ánh "sự thay đổi của xã hội" - Giáo sư Đại học Melbourne Wilkins cho biết. Nghiên cứu cũng cho thấy, 51% nam giới tuổi từ 18-29 vẫn sống chung với cha mẹ, cao hơn 10% so với nữ giới.

Văn Nguyễn - T.L. (theo Time, SMH)
.
.