Bí ẩn về những “quả bom thiên thạch”

Thứ Sáu, 08/07/2005, 07:55

Các chuyên gia không hiểu tại sao ngày nay các tai nạn liên quan đến thiên thạch lại xảy ra quá thường xuyên như thế. Thực ra các nhà khoa học không loại trừ khả năng có số "kẻ nào đó" muốn thăm dò trái đất bằng phương pháp dã man đó?

Dân chúng ở Jakarta và hai tỉnh khác của Indonesia vô cùng hoảng sợ khi nghe thấy một loạt tiếng nổ vào đêm 18 rạng ngày 19/12/2004. Tình báo phương Tây cảnh báo Jakarta về khả năng bọn khủng bố tấn công vào đêm Noel. Tuy nhiên cảnh sát không tìm thấy bất kỳ sự phá hoại nào ở Jakarta hay gần đó. Các kênh truyền hình địa phương cho biết có vài người nhìn thấy vài vật thể, có thể là thiên thạch, từ trên không trung rơi xuống. Nhưng người ta đã không tìm thấy một thiên thạch nào cả!

Không quân Indonesia xác định thiên thạch đã gây ra các vụ nổ nói trên ở Jakarta: các radar đã ghi nhận một vật thể bay không xác định (UFO) lao xuống mặt đất với tốc độ rất cao. Các nhà thiên văn cũng ủng hộ tuyên bố này: họ cho biết những người chứng kiến đã nhìn thấy các thiên thạch chứ không phải một tàu vũ trụ bị rơi.

Tuy nhiên, bí ẩn của các vụ nổ tại Jakarta vẫn chưa được tiết lộ. Nếu như đó thật sự là một thiên thạch lớn rơi thành nhiều mảnh và nổ tung trong khí quyển trái đất thì người ta có thể nói rằng đó hoàn toàn không là một thiên thạch rơi “đúng lúc”. Các thiên thạch Germinid thắp sáng bầu trời khi chúng bay từ chòm sao Germini vào ngày 14/12/2004.

Các vụ nổ bí ẩn tại Jakarta xảy ra vào ngày 19/12, như thế quá trễ đối với mưa thiên thạch Geminid, vì nó hầu như đã rơi vào ngày 17/12. Có một trận mưa thiên thạch khác gọi là Ursid. Nhưng ngày 19/12 cũng không là thời điểm rơi của Ursid, vì chúng xuất hiện trên bầu trời vào ngày 22/12. Nếu có thiên thạch ở Jakarta, thì đó phải là một thiên thạch rất bất thường.

Như là quy luật, thiên thạch không rơi xuống các vùng có người ở. Chúng thường tấn công vào sông, hồ, cánh đồng và thậm chí Nam Cực. Dĩ nhiên có thể xảy ra các trường hợp ngoại lệ, như cách đây 3 năm một thiên thạch khổng lồ đã rơi xuống ngôi làng Boqate Ha Sofonia ở Lesotho, Nam Phi.

Tảng đá không gian cháy thành nhiều mảnh (400 mảnh trong số đó được tìm thấy sau này) rồi trút xuống các ngôi nhà trong làng. Một trong số các mảnh bay vào một cửa sổ nhà bếp và đốt cháy một thùng nhựa trong đó. Sau này các nhà khoa học xác định thiên thạch nặng khoảng 1 tấn. Nó đi vào quỹ đạo mặt trời trong 4,6 triệu năm, cho đến khi đâm sầm vào khí quyển trái đất với tốc độ vượt quá tốc độ âm thanh 50-100 lần.

Các báo cáo về sự rơi của thiên thạch xuất hiện hầu như mỗi tuần. Người ta nhìn thấy một vật thể lạ bay ngang bầu trời Australia một thời gian ngắn trước khi xảy ra vụ nổ thiên thạch ở Jakarta nói trên. Sự phát quang lạ thường và âm thanh rầm rầm mới đây được ghi nhận trên bầu trời vài tỉnh ở nước Đức. Các nhà khoa học nói rằng hiện tượng này do các mảnh tiểu hành tinh trong khí quyển trái đất gây ra.

Tiến sĩ Valeri Rudakov ở Viện Vật lý Địa cầu tin rằng, người ta không nên đánh giá thấp nguy hiểm từ thiên thạch. Ông nói: “Các thiên thạch có thể gây tổn hại rất đáng kể đến nền văn minh của chúng ta. Chúng có thể phá hủy các xí nghiệp, các trạm điện lực, chưa nói đến các nhà máy năng lượng hạt nhân. Thêm vào đó, chúng có thể gây động đất khủng khiếp và các trận phun trào núi lửa”.

Trước kia người ta tin rằng các thiên thạch nhỏ tấn công trái đất một lần trong 100 năm trong khi các thiên thạch lớn, ví dụ thiên thạch Tunguska, rơi xuống hành tinh một lần trong 1.000 năm. Bây giờ rõ ràng là nhận thức đó là sai. Người ta có thể thu lại thiên thạch khổng lồ Vitimsky rơi xuống Siberia cách đây 3 năm - nó trở thành “món quà” thứ hai từ không gian trong 100 năm.

Hội nghị chuyên đề quốc tế quyết định vấn đề an toàn thiên thạch đã diễn ra vào cuối năm ngoái ở Tenerife. Tiến sĩ Sergei Gusyakov, nhà khoa học tham gia sứ mệnh khảo sát hiện tượng thiên thạch Vitimsky, đại diện Nga tại hội nghị.

Gusyakov nói: “Các bức ảnh chụp được trong cánh rừng Siberia vùng Irkutsk đã làm chấn động dư luận. Rõ ràng đó là một thiên thạch khổng lồ có thể gây ra sự tàn phá khủng khiếp châu Âu”. Sau khi quay về nước từ hội nghị, nhà khoa học nhận được tin một lần nữa thiên thạch nặng 10 tấn đã rơi xuống mạn bắc của vùng này

D.S. (theo Pravda)
.
.