"Bóng ma" đại suy thoái 80 năm trước tái hiện ở châu Âu

Thứ Sáu, 13/01/2012, 20:10

Bắt đầu một năm mới thường là thời khắc của hy vọng và tham vọng, của mơ ước cho tương lai và cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng không thể ngoảnh mặt trước thực tế hàng triệu người trên thế giới chờ đón một năm mới trong lo âu và đầy bi quan. Tình hình ảm đạm đó giống hệt như cách đây 80 năm trong những ngày cuối đông lạnh giá năm 1931 đầu năm 1932 - thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ châu Âu, chính phủ các nước sụp đổ và ném hàng chục triệu người vào cảnh thất nghiệp.

Trò đùa chết người của phù thủy tài chính

Ở Anh, nhiều nhà kinh tế học tin rằng đến cuối năm 2012 chúng ta có thể sẽ trượt vào một đợt suy thoái nặng nề thứ hai. Khối liên minh hiện thời vẫn giữ được sự bình tĩnh, tuy nhiên sắp tới sẽ có một vài đơn từ chức để kích động một cuộc tổng tuyển cử. Nhưng mối nguy thực sự không ở đây.

Ở Trung Đông, sự hỗn loạn trong khối Arập đã biến tướng thành xung đột bè phái và sự thống trị của trào lưu Hồi giáo chính thống. Trong khi đó, khu vực châu Âu trượt dốc xuống mức thảm họa, viễn cảnh của châu Âu hiếm khi ảm đạm như vậy. Bộ phận giàu có ở châu Âu đã hình thành nên những chính phủ kỹ trị, gió chiều nào theo chiều đó ở Hy Lạp và Italia. Và với gánh nặng đảm bảo duy trì thị trường đang đè nặng lên Pháp, một số nhà quan sát có thể lạc quan rằng lục địa này có thể tránh được một sự sụp đổ hoàn toàn.

Như nhiều nhà bình luận vẫn bình tĩnh đưa ra nhận xét: Bức tranh thế giới không "kinh khủng" đến nỗi như những ngày đen tối hồi giữa thập niên 70 của thế kỷ trước - thời kỳ suy yếu của khối OPEC, lạm phát tăng cao và chủ nghĩa khủng bố làm khủng hoảng thế giới phương Tây.

Cũng giống như ngày nay, cuộc khủng hoảng đó phải mất nhiều năm mới vực dậy được. Sau sự kiện Phố Wall sụp đổ hồi năm 1929 - giống như sau cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2008 - nhiều nhà quan sát còn nghĩ rằng tình hình sẽ tệ hơn.

Phố Wall sụp đổ năm 1929: Cảnh tượng bên ngoài thị trường chứng khoán New York trong ngày xảy ra sự kiện.

Nhưng vào mùa hè năm 1931, một làn sóng hoang mang trong ngành ngân hàng quét qua Trung Âu - và khi thị trường chứng khoán Đức và Áo lung lay, Công đảng Anh buộc phải cắt giảm chi tiêu và phúc lợi dưới áp lực đó. Do mâu thuẫn sâu sắc, Ramsay MacDonald - lãnh đạo Công đảng Anh - quyết định từ chức và trở thành lãnh đạo Liên minh các đảng phái lớn ở Anh gọi là Chính phủ quốc gia, bị chi phối bởi đảng Bảo thủ của Stanley Baldwin.

Như Liên minh ngày nay, Chính phủ quốc gia là một cuộc hôn nhân không dễ dàng, vì thế mà MacDonald không tránh khỏi sự sa đà vào nỗ lực xây dựng quyền lực cho cá nhân. Nếu đem so sánh với Nick Clegg, thì vị chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do Anh ngày nay, hiện đang là Phó thủ tướng kiêm Chủ tịch Hội đồng Anh và Bộ trưởng về cải cách hiến pháp và chính trị, thì ông Nick Clegg có vẻ là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và kiên quyết.

Trong khi đó, lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh Stanley Baldwin giống như ông David Cameron hơn chúng ta tưởng. Stanley Baldwin, người mang tư tưởng tự do và phô trương, thường dành mọi thời gian có được để "vi vu" ở miền Nam nước Pháp hoặc tận hưởng ánh nắng ở Địa Trung Hải hơn là dính vào các chính sách. Trong khi đó, tương phản với phe đối lập vững mạnh và đoàn kết, Công đảng yếu thế tới mức thảm hại. Tuy nhiên, Arthur Henderson, lãnh đạo của đảng này, vẫn được xem là người vì nhân dân. Được biết, ông này đi lên từ một công nhân tại xưởng chế tạo kim loại ở Newcastle.

Với sự bất lực của các chính trị gia trong cuộc đối đầu với "cơn bão" kinh tế, người dân Anh đã mất lòng tin đối với nền dân chủ. Không có gì phải ngạc nhiên về sự thất vọng của họ bởi lẽ nhiều thành phố ở miền Bắc, xứ Wales và Scotland có tỉ lệ thất nghiệp lên tới 70% - và mỗi tuần có thêm hàng ngàn người khác bị mất việc làm, thậm chí Chính phủ Anh đã ước tính rằng trong 4 người thì có 1 người phải ăn cầm hơi.

Cuộc chiến phố Cable: những người theo Chủ nghĩa phát xít của Mosley xung đột với cảnh sát Anh.

Bệnh xco-buýt (do máu thiếu vitamin từ thức ăn hàng ngày), bệnh còi xương và bệnh lao phổi bắt đầu lan tràn. George Orwell, một nhà văn và phóng viên nổi tiếng người Anh, còn chứng kiến cảnh ở  Wigan (thành phố công nghiệp gần Manchester) hàng trăm phụ nữ lặn hụp hàng giờ đồng hồ dưới bùn mót từng mẩu than để đốt lò sưởi.

Cảm thấy bị phản bội bởi các chính trị gia chính thống, nhiều người đã tìm tới những lựa chọn thay thế cực đoan hơn - giống như ngày nay có nhiều cuộc tuần hành và biểu tình ở thủ đô nước Anh. Tháng 10/1932, cuộc tuần hành chống nạn đói toàn quốc diễn ra tại công viên Hyde đã xảy ra xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát cưỡi ngựa, làm 75 người bị thương nặng.

80 năm trước, thế giới vật lộn để đạt được những điều kiện về bối cảnh tài chính hoàn toàn mới. Tháng 8/1931, hệ thống tiền tệ lệ thuộc vào giá trị của vàng bị sụp đổ, với áp lực thị trường buộc nước Anh phải tách rời đồng bảng khỏi vàng. Gần như chỉ sau một đêm, hệ thống được cho là đảm bảo sự ổn định kinh tế toàn cầu biến mất. Và khi quốc tế nỗ lực hợp tác để đối phó với sự sụp đổ này, nhiều quốc gia trên thế giới rơi trở lại chính sách bảo hộ nền kinh tế trong nước.

Vào tháng 8/1932, các lãnh địa và thuộc địa Anh họp tại Ottawa (thủ đô Canada) và đạt được thỏa thuận về chính sách Imperial Preference (tạm dịch là "ưu đãi đế quốc") áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa từ bên ngoài Đế quốc Anh. Thương mại tự do quốc tế trở thành quá khứ - trong thế giới mới đáng sợ này là vì "đèn nhà ai nấy rạng".

Tình hình ngày nay còn đáng lo hơn. Đồng Euro đang "sẵn sàng trở thành" thảm họa, dù các "đại gia" châu Âu chưa để cho những nước nghèo hơn ở khu vực Địa Trung Hải như Hy Lạp và Bồ Đào Nha rời khỏi khu vực châu Âu, phá giá tiền tệ của họ và bắt đầu lại. Lỡ như khu vực châu Âu sụp đổ thì các khoản nợ của Hy Lạp sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, Tây Ban Nha sẽ lập "kỷ lục" về thất nghiệp, Italia sẽ lộ rõ sự tăng trưởng ảo và nền kinh tế yếu ớt của Pháp sẽ càng bị áp lực đè nặng thêm và rồi hậu quả dây chuyền sẽ tệ hơn cả khi nước Anh từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Làn sóng chấn động khắp châu Âu sẽ làm cho các ngân hàng bị lung lay, việc kinh doanh bị phá sản và hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp.

Hệ thống xã hội lung lay, chủ nghĩa cực đoan tung hoành

Ở phương Đông, nhiều thế lực mới đã lộ mặt. Vào cuối năm 1931, Đế quốc Nhật phát động cuộc xâm lược tàn khốc đối với Trung Quốc. Người Nhật đổ quân vào tỉnh Manchuria săn tìm tài nguyên. Ngày nay, tình thế đã đảo chiều, Trung Quốc đã đổ hàng tỉ USD vào chương trình quốc phòng và bắt tay vào thực hiện những dự án khai thác tài nguyên ở khắp châu Phi để thu về đồng, cobalt, kẽm.

Thực vậy, các nhà lịch sử hiện đại có thể nhìn lại và thấy rằng những năm đầu thập niên 2010 là thời điểm Trung Quốc trở nên hùng mạnh.

Các nhà lãnh đạo dân chủ ở châu Âu ngày nay có vẻ như mập mờ và dễ dao động không khác gì hồi năm 1932. Ở Pháp, Tổng thống Paul Doumer bị sát hại bởi một tên sát thủ. Ở Bồ Đào Nha, nhà độc tài Công giáo cực đoan Antonio Salazar khởi đầu một triều đại khủng bố kéo dài tới thập niên 70 thế kỷ trước. Và ở Italia, nhà lãnh đạo phát xit Benito Mussolini củng cố sức mạnh của nước này bằng những thuộc địa bị cướp bóc như Albani và Libya.

Ở châu Âu mới, nguyện vọng của người dân có vẻ như chỉ là vai trò phụ với những yêu cầu cấp bách từ Paris và Berlin. Nếu khủng hoảng ở khu vực châu Âu tiếp tục tăng cao, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Sarkozy và các đồng minh Bỉ của họ sẽ cần có quyền lực mạnh hơn, đồng thời cũng khiêu khích chủ nghĩa dân tộc ở các thủ đô châu Âu.

Nếu khủng hoảng ở khu vực Châu Âu tiếp tục tăng cao, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Sarkozy và các đồng minh Bỉ của họ sẽ cần tập trung quyền lực mạnh hơn, đồng thời cũng khiêu khích Chủ nghĩa dân độc ở  các thủ đô Châu Âu.

Phía bên kia Đại Tây Dương, tình hình cũng không khá hơn bao nhiêu. Hồi năm 1932, Tổng thống Herbert Hoover cũng chịu phiền não về tình trạng thất nghiệp tăng cao, chỉ số tín nhiệm giảm sút và lúng túng đối với cuộc tranh cử thất bại. Ngày nay, ông Barack Obama không khác chi một nhân vật bất lực, do dự theo chủ nghĩa biệt lập. Khác biệt là, vào năm 1932, một trong những nhà lãnh đạo tài ba nhất thế kỷ của Mỹ - Franklin D. Roosevelt - đã thực sự phục vụ người dân.

Nhìn lại năm 1932, thì tình hình nước Đức ngày nay giống với 80 năm trước hơn cả. Khi Weimar Republic (Chính phủ Đức thời kỳ 1919-1932, gọi như vậy vì Quốc hội họp tại Weimar để lập hiến pháp và nền cộng hòa mới) sắp bị lãng quên, một họa sĩ người Áo đã nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về quyền lực tối cao. Với nạn thất nghiệp tăng cao, đảng Xã hội Đức ngày càng yếu thế.

Và những ngày cuối năm 1932, khi các nhà kỹ trị và tướng tá Đức mất tiếng nói, Tổng thống Paul von Hindenburg bắt đầu nhu nhược là thời điểm nổi lên một gương mặt mới - Adolf Hitler - trong vai trò Thủ tướng Đức. Ai cũng biết những gì xảy đến sau đó. Đến cuối năm 1932, thế giới tụt dốc tới một thời kỳ đen tối mới, thời đại của tính man rợ, các cuộc đổ máu chưa từng xảy ra trong lịch sử.

Trùm phát xít Italia Benito Mussolini với Hitler.

Giai đoạn khó khăn sẽ dẫn tới nỗi tuyệt vọng và nhiều hiểm nguy, từ những kẻ mị dân tới những kẻ chủ trương vô chính phủ và người theo chủ nghĩa dân tộc, từ những đám đông hỗn loạn tới những đế quốc chủ trương bành trướng.

Thế giới hiện nay đang trong giai đoạn 12 tháng quan trọng nhất của hơn nửa thế kỷ. Nếu các nhà lãnh đạo châu Âu có đường lối đúng đắn, thì lục địa này có thể chật vật hướng tới sự phát triển chậm và dần dần phục hồi. Nhưng nếu các "đại gia" châu Âu tiếp tục đè gánh nặng thừa thãi lên người dân, nếu thị trường tiếp tục bị bào mòn, và nếu các chính trị gia phương Tây lãng phí thời gian của họ trong những cuộc tranh cãi không biết đến thỏa hiệp, thì lục địa châu Âu sẽ dễ dàng trượt dốc tới đại họa

Lê Hiếu (tổng hợp)
.
.