Boongke hạt nhân CHDC Đức mở cửa đón du khách

Thứ Hai, 19/09/2011, 16:55

Một boongke được xây dựng cuối thập niên 60 dùng làm trung tâm chỉ huy các chiến dịch hải quân của CHDC Đức trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân vừa được mở cửa đón tiếp du khách tham quan.

Boongke này là căn cứ chỉ huy các chiến dịch trên biển trong trường hợp xảy ra chiến tranh - nhưng tình huống đó chưa bao giờ xảy ra. Sau khi nước Đức thống nhất, Sở chỉ huy trung tâm của Hải quân CHDC Đức ở thành phố Tessin (phía bắc nước Đức) bị rơi vào quên lãng.

Năm 1993, Bundeswehr - lực lượng vũ trang của nước Đức thống nhất - niêm phong boongke này, từ đó rất ít người biết sự tồn tại của nó, kể cả ở Tessin.

Cuối tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên giới chức nước Đức quyết định mở cửa để đón khách tham quan cơ sở bí mật thời Chiến tranh lạnh này. Khu vực tham quan là một căn cứ có 2 tầng rộng 3.000m2 - tương đương 2 sân khúc côn cầu trên băng nằm chồng lên nhau. Ở nhiệt độ thường, nhiệt kế trên tường chỉ số 34oC. Sức nóng phát ra từ các thiết bị điện, trung tâm máy tính và hệ thống hỗ trợ sự sống cung cấp không khí, nước và thực phẩm.

Căn cứ ngầm này đi vào hoạt động ngày 1/12/1974. Việc xây dựng căn cứ này đã tiêu tốn 62 triệu mác Đức. Trong thời gian Chiến tranh lạnh, CHDC Đức đứng ở tuyến đầu giữa 2 khối quân sự NATO và Hiệp ước Warsaw, được xem như là một sân chơi chiến lược về vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học. Đây là nơi các thế lực toàn cầu đối đầu nhau và triển khai toàn bộ lực lượng cũng như phô trương thế mạnh công nghệ của họ.

Phòng điều khiển trung tâm, nơi kiểm soát tất cả thiết bị trong boongke.

Bởi thế, nếu có xảy ra xung đột (vô tình hay cố ý) thì nước Đức, cả Đông và Tây, sẽ bị hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân. Mọi người ở đất nước này sẽ trở thành nạn nhân của phóng xạ, hàng triệu người sinh sống ở Đông và Tây Đức sẽ khó mà được bảo vệ trong những trường hợp như vậy.

Rõ ràng, thành phố Rostock trên bờ biển Baltic, với 250.000 cư dân và một khu vực bao quanh với khoảng nửa triệu dân, từng là mục tiêu tiềm ẩn của tên lửa hạt nhân của NATO. Một hạm đội hải quân từng đồn trú nơi đây với 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn vệ binh cơ động gồm nhiều tiểu đoàn xe tăng, tên lửa chống máy bay giấu trong rừng, nhiều căn cứ của quân đội và phi đội máy bay chiến đấu của hải quân. Ngoài ra còn có một xưởng sửa chữa tàu và nhiều cơ sở sản suất khác, kể cả 1 xưởng đóng tàu quân sự, đã tuyển dụng vô số người.

Kịch bản Chiến tranh thế giới III đã được dựng lên bởi các phe đối địch hiện vẫn còn là bí mật lớn, nhưng có nhiều ám chỉ rằng những boongke được đào dưới đất trong rừng sâu vẫn nằm trong tầm tên lửa hạt nhân của NATO - đặc biệt là khả năng thực hiện đợt tấn công hạt nhân đầu tiên để "dọn dường". Các nhà sử học ước đoán rằng mục đích đó là để chặn trước phe địch trong khoảng 3 phút trước khi thực hiện chuỗi phản công tiếp theo.

Boongke đầu tiên được xây dựng để phục vụ như trung tâm chỉ huy chính của Bộ Quốc phòng CHDC Đức là ở Hennickendorf, phía nam Berlin. Boongke thứ hai ở Tessin, gần Rostock, được thiết kế như thành lũy cuối cùng để tử chiến với phe địch. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, một khi cánh cửa ra vào duy nhất nặng 3,5 tấn được khóa lại thì boongke này trở thành một ngôi mộ, mặc dù nó có khả năng trụ được từ 16-20 ngày.

Lượng không khí vô cùng lớn được nén vào các hồ chứa cùng với hệ thống lọc và thông gió cung cấp nguồn oxy ổn định cho boongke. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, viên sĩ quan đảm nhiệm cửa sập sẽ quyết định ai đó chết bên trong hoặc bên ngoài boongke - giả định rằng người đó còn khả năng đập cửa.

Bản đồ hải dương dùng cho các chiến dịch của hạm đội Baltic.

Nếu một vũ khí hạt nhân được kích nổ với áp lực khoảng 25kg/cm2 - tương đương sóng xung kích 5 tấn tác động trực tiếp vào sọ - thì cái chết sẽ nhẹ nhàng hơn khi ở bên ngoài, trong khi ở trong boongke, sức nổ sẽ thổi tung người này vào người kia.

Thiết bị kỹ thuật bên trong boongke đều được gắn trên lò xo. Các sàn giữa 9 sảnh dài đều được lót đệm giảm sốc tạo thành lối đi giữa những bức tường dày 1,5m. Người điều vận ở trung tâm điều khiển (kỹ sư trưởng phòng máy của boongke) sẽ kiểm soát mọi thiết bị.

Nước được cung cấp từ các bồn chứa và giếng riêng của boongke, có thể hút nước từ độ sâu 15m, chừng nào nó chưa bị nhiễm phóng xạ. 3 máy chạy dầu diesel sẽ cung cấp điện cho toàn bộ boongke và pin sạc dùng dự phòng trường hợp khẩn cấp. Kho lương thực trong boongke dự trữ đầy ắp thịt, khoai tây, bánh mỳ…

Khu vực ngủ nghỉ cũng có phòng tắm, nhà vệ sinh và các phòng ăn tập thể cho sĩ quan lẫn binh sĩ. Ngoài ra còn có một bác sĩ ở bệnh xá có đủ khả năng chữa trị cho bệnh nhân nam lẫn nữ.

Căn cứ này tồn tại chỉ để phục vụ một mục đích duy nhất là chỉ huy hạm đội, trong sự hợp tác với lãnh đạo quân sự của Hiệp ước Warsaw. Để làm được điều đó, sĩ quan chỉ huy và nhóm của ông ta cần thông tin chuyển qua sóng radio, cáp và ống dẫn khí nén. Mọi đơn vị phải hoạt động hỗ trợ cho trung tâm chỉ huy - một phòng lớn được trải thảm và bản đồ tây biển Baltic được treo ở vị trí trung tâm. boongke này là nơi mà mọi quyết định đều ảnh hưởng tới sự sống chết của hàng triệu người ở Tây Đức, Đông Đức và Đan Mạch.

Tất cả mọi người trong boongke này - bao gồm sĩ quan, thủy thủ, thư ký, đầu bếp, kỹ thuật viên, chuyên gia thông tin, kỹ thuật phòng ảnh, bác sĩ, y tá - đều phải hiểu rằng cuộc đời của họ có thể sẽ kết thúc cùng với boongke nếu xảy ra tấn công hạt nhân. Họ im lặng rời khỏi gia đình mà không lời từ biệt. Họ biết rằng nếu bước qua cánh cửa thép kia là đã chấp nhận cái chết, cho dù không khí ngột ngạt bên trong từ từ cũng hết

Lê Hiếu (tổng hợp)
.
.