Hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ - Vụ lừa đảo lớn nhất thế kỷ

Thứ Sáu, 08/01/2010, 20:40
Những nhà vật lý hàng đầu của Mỹ từng đã cảnh báo với Tổng thống Obama về điều này. Qua phỏng vấn Tiến sĩ Theodor Postol, cựu Cố vấn của Tư lệnh Hải quân Mỹ về phòng thủ chống tên lửa, tờ Ngọn lửa nhỏ (Nga) biết được những chi tiết.

Vài ngày trước khi đến thăm nước Nga, Tổng thống Mỹ đã nhận được bức thư với chữ ký của 20 nhà vật lý hàng đầu của Mỹ, trong đó có 10 người đã nhận giải thưởng Nobel. Các nhà bác học này tham gia nghiên cứu hàng trăm chương trình quân sự, đã đề nghị Tổng thống Obama từ bỏ các kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn  ở châu Âu, bởi vì đơn giản là những hệ thống chống tên lửa cho đến nay không tồn tại.

Hệ thống toàn cầu phòng thủ chống tên lửa triển khai gần 10 năm không chỉ làm vơi ví tiền của những người đóng thuế ở Mỹ 120 tỉ USD mà còn có thể đi vào lịch sử như là vụ lừa đảo lớn nhất thế kỷ.

Giáo sư của Học viện Công nghệ Massachusetts và là cựu Cố vấn của Tư lệnh Hải quân Mỹ về phòng thủ chống tên lửa, Tiến sĩ Theodor Postol (Tiến sĩ T.P), cho đến nay tiếp cận được những tài liệu công tác của Lầu Năm Góc, trong đó có những tài liệu liên quan đến các công trình nghiên cứu chế tạo trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa đã tin chắc như thế, tại New York ông trả lời phỏng vấn của phóng viên Kirill Belianinôp (K.B) của tờ Ngọn lửa nhỏ như sau:

- PV K.B: Bức thư của "20 nhà vật lý" và bản báo cáo của ông đã chuyển lên Tổng thống cách đây một tháng, nhưng tôi không thấy nhắc đến trên một tờ báo nào của Mỹ. Ông không tin vào sức mạnh của công luận?

- Tiến sĩ T.P: Tôi cho rằng những nhà chuyên nghiệp cần phải giải quyết các vấn đề như thế. Chúng tôi biết được những lo ngại này của phía Nga là hoàn toàn xác đáng. Thế giới ngày nay là quá dễ đổ vỡ vì để đạt được những mục đích chính trị mà chơi với vũ khí hạt nhân. Còn nói công khai thì, hệ thống phòng thủ chống tên lửa chính là trò chơi như thế. Những người thích tham gia trò chơi này rất nhiều và không có chúng tôi; chỉ nói về vài ngày cách đây cũng đủ: Người ta phát hiện hai tàu ngầm của Nga ở gần bờ biển của Mỹ, về thực chất đây là sự kiện thông thường, thế mà không chỉ được các báo đưa tin này lên các cột của trang đầu mà còn được một số nghị sĩ Quốc hội và thượng nghị sĩ đưa ra những tuyên bố rùm beng.

- PV K.B: Tiến sĩ Postol, trong 10 năm trở lại đây, ông gần như là người phê phán nổi tiếng các kế hoạch triển khai những hệ thống chống tên lửa này, thế vì sao không có chữ ký của ông trong bức thư của 20 nhà vật lý?

- Tiến sĩ T.P: Chúng tôi chỉ cùng phối hợp các kế hoạch mà các nhà bác học ký vào thư của mình, còn về cá nhân, tôi chuyển toàn bộ bản báo cáo  cho tướng Jame Johns, Cố vấn của Tổng thống về An ninh quốc gia. Theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề ở chỗ là thảo luận một dự án quốc phòng mà dự án đó không hoạt động ở cấp cao nhất là ngu ngốc. Kế hoạch hiện nay lập ra một số vùng phòng thủ chống tên lửa đã thất bại từ hồi năm 1997 sau khi tiến hành những lần thử nghiệm với mật danh IFT - 1A.

Từ một trong những căn cứ quân sự trên bờ biển Thái Bình Dương đã phóng đi 11 mục tiêu - một tên lửa - đích bắn và 10 mục tiêu giả: các khí cầu có hình dạng và kích thước khác nhau. Hồi đó đã biết rõ là hệ thống nhận dạng mục tiêu được trang bị cho các tên lửa đánh chặn, không thể phân biệt được đâu là khí cầu và đâu là đầu đạn của tên lửa đạn đạo. Thế có nghĩa là cả một loạt các tên lửa đánh chặn mà Lầu Năm Góc đòi triển khai sẽ nhằm vào bất cứ mục tiêu nào đang bay trên độ cao nhất định. Nếu như so sánh giá trị của một khí cầu với giá trị của tên lửa đánh chặn bị mất đi, thì rõ ràng là không thể nói đến phòng thủ có hiệu quả.

Những cuộc thử nghiệm tiếp theo cũng đã thất bại: trong tháng 10/1999, Lầu Năm Góc tuyên bố những mục tiêu giả định đã bị bắn trúng, nhưng sau đó đành phải thú nhận rằng, tên lửa đánh chặn thay vì bắn vào mục tiêu giả định, lại bắn vào khí cầu. Trong tháng 1/2000, tên lửa đánh chặn đã không bay đến mục tiêu do xuất hiện hỏng hóc trong hệ thống phát hiện. Còn lần thử nghiệm định tiến hành trong tháng 6/2009, vào giờ chót phải hoãn do trục trặc kỹ thuật. Các nhà quân sự cũng phô diễn những kết quả chính xác như vậy trong các năm 2001, 2003, và 2007. Hơn thế nữa những tên lửa đánh chặn hiện phải lắp trên những tên lửa dân dụng "Pegas" vì các tên lửa quân sự cho đến nay rất không chắc chắn.

- PV B.K: Ông cho rằng hàng tỉ USD đã sử dụng một cách uổng phí?

- Tiến sĩ T.P: Sự việc không phải tiền bạc, bởi vì nước Mỹ ngay cả trong thời gian khủng hoảng cũng cho phép mình chi hàng chục tỉ USD cho trò chơi trẻ con này. Vấn đề là ở chỗ lãnh đạo Lầu Năm Góc và Cơ quan Phòng thủ chống tên lửa biết quá rõ những kết quả của những lần thử nghiệm này. Nhưng trong khi tìm cách chứng minh tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới, các nhà quân sự đã dùng đến sự lừa đảo tầm thường.

Ban đầu thay vì 11 mục tiêu chỉ phóng lên có hai: một đầu đạn - đích bắn vào một khí cầu duy nhất. Còn khi tên lửa đánh chặn không bay trúng đích này, Lầu Năm Góc lại lừa dối. Trong thời gian của những lần thử gần đây cùng với mục tiêu đã phóng lên, nhưng vào lần này kích thước rất to. Trong khi bay, khí cầu lại bị mặt trời đốt nóng, thế cho nên trên màn radar, ngay cả học sinh  cũng có thể phân biệt được mục tiêu giả với thật.

Ngoài ra, trong thời gian những lần thử nghiệm mới đây đã đưa những dữ liệu về kích thước và nhiệt độ của mục tiêu giả vào bộ phận điều khiển tên lửa đánh chặn, nhưng ngay cả làm như thế cũng không giúp được gì: tên lửa đánh chặn lại bay qua gần mục tiêu. Còn bây giờ anh thử hình dung hệ thống này sẽ làm việc như thế nào, nếu như trên màn radar của hệ thống phòng thủ chống tên lửa sẽ xuất hiện 200 mục tiêu giả cùng một lúc?--PageBreak--

- PV B.K: Những đại diện của Lầu Năm Góc và chính quyền Mỹ khẳng định rằng, họ không chuẩn bị triển khai hệ thống này để bảo vệ trước sự tấn công ào ạt từ phía Nga hay Trung Quốc. Việc phóng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên và Iran khiến họ lo lắng nhiều hơn?

- Tiến sĩ T.P: Cũng thế thôi, cả CHDCND Triều Tiên cũng có thể phóng những khí cầu với tư cách là những mục tiêu giả vì các khí cầu này giá rất rẻ. Bất cứ nước nào có phương tiện phóng đầu đạn, đều tìm cách bảo vệ để tránh khỏi bị đánh chặn. Vấn đề ở chỗ là trên màn radar, đầu đạn của tên lửa trông như một chấm sáng, thế cho nên nhiệm vụ là phải bảo vệ bằng cách tạo ra ở xung quanh nhiều điểm sáng như thế nhờ các mục tiêu giả. Chúng tôi đã theo dõi các lần phóng tên lửa để thực tập của Nga trên Thái Bình Dương, và theo thông tin của chúng tôi, không có đầu đạn của tên lửa nào bay mà không có kèm theo những  mục tiêu giả như thế. Thế cho nên nếu chúng ta nói đến phóng 50 tên lửa, thì nên nhớ rằng sẽ cần có tối thiểu vài trăm khí cầu làm bẫy.

Hơn thế nữa, nhiệm vụ kỹ thuật xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa về nguyên tắc khác với các nhiệm vụ đánh đòn hạt nhân. Nếu như đối với tên lửa đạn đạo vượt đại châu, người ta chấp nhận độ chính xác đánh vào mục tiêu với sai số vài trăm mét và có khi vài nghìn mét, còn đối với tên lửa đánh chặn chỉ có thể nói đến những phần của xentimét. Tên lửa đánh chặn phải đánh vào mục tiêu bay với tốc độ vài km/giây. Nhiệm vụ khác nhau như so sánh các việc xỏ chỉ vào lỗ kim và dùng gậy đập vào giữa vũng nước lớn.

- PV B.K: Ông đã buộc tội Lầu Năm Góc khá gay gắt.

- Tiến sĩ T.P: Tiếc rằng tôi không phải là người đầu tiên. Vào năm 1999, một trong những chuyên gia hàng đầu về tên lửa đạn đạo, Tiến sĩ Nira Shvars, đã đưa Công ty TRW ra tòa vì trách nhiệm về chuẩn bị phần mềm cho bộ phận điều khiển các tên lửa đánh chặn theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc. Tiến sĩ Shvars khẳng định Công ty TRW đã đưa ra kết quả thí nghiệm giả. Còn tôi chỉ buộc tội Ban lãnh đạo của Lầu Năm Góc đã bàng quan và thiếu hiểu biết. Tôi đã nhiều lần gặp các thứ trưởng của Bộ Quốc phòng Mỹ và hiểu được rằng, đơn giản là họ không hay biết những gì diễn ra ở Cơ quan phòng thủ chống tên lửa. Còn đối với chính bản thân các quân nhân, loại dự án với quy mô lớn như thế giúp cho họ nhanh chóng thăng quan tiến chức.

- PV B.K: Nhưng những đại diện chính quyền của Mỹ đã nói rõ, họ sẵn sàng xem xét lại các kế hoạch triển khai chống tên lửa ở châu Âu để đổi lấy việc Nga tham gia trong các cuộc đàm phán với Iran và CHDCND Triều Tiên.

- Tiến sĩ T.P: Tôi không phải là nhà chính trị và chỉ có thể nói về mặt kỹ thuật của vấn đề. Trên quan điểm này rõ ràng là họ đã không có lối thoát khác. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện nay không tồn tại.

Nói một cách nghiêm túc về bố trí một trong những bộ phận mấu chốt của hệ thống  radar ở Séc - nhìn chung không nên, vì nó không thể nhìn thấy được những đầu đạn của tên lửa. Nghĩa là nhận dạng được phần mang, radar, còn đầu đạn thì không xác định được đầu đạn, mục tiêu nào là dân sự hay quân sự trên màn radar.

Như tôi được biết, trong khi chuẩn bị các kế hoạch triển khai các tên lửa đánh chặn ở châu Âu, các quan chức của chính quyền Bush chỉ "xí chỗ" nếu bây giờ chúng tôi sẽ đặt trên lãnh thổ Séc radar không làm việc được, thì trong tương lai chúng tôi sẽ có thể thay radar mạnh hơn. Còn nếu như chuẩn bị hầm để bố trí các tên lửa đánh chặn, thì có thể phải chờ đợi cho đến khi các công ty quốc phòng sẽ sản xuất ra được mẫu hầm dùng được.

Chỉ nhớ lại hệ thống toàn cầu bảo vệ chống các đòn đánh tên lửa hạn chế (GPALS) mà chính quyền Bush-cha đề nghị triển khai vào tháng 1/1999 để chống tên lửa của Liên Xô cũng thấy rõ.

Dự kiến với hệ thống này sẽ bảo vệ được Mỹ và một phần các đồng minh tránh được phóng cùng một lúc 200 tên lửa. Trong 10 năm để làm việc này đã chi 53 tỉ USD, nhưng kết quả nhận được chỉ là các "bóng" của tên lửa nghiên cứu ra lần đầu. Bây giờ trong thường trực chiến đấu của 1/7 số tên lửa đánh chặn đã hoạch định, chỉ đưa vào khai thác 2/3 những radar, bằng dưới một nửa của số vệ tinh bay trên quỹ đạo thấp được biết như "hạt kim cương" và không có một tên lửa đánh chặn nào trên vũ trụ. Công nghiệp quốc phòng trong 10 năm đã không giải quyết được một nhiệm vụ cục bộ

Hồng Sơn (theo Ngọn lửa nhỏ)
.
.