Hồ sơ tình báo về trụ sở Bộ Chỉ huy trung tâm Hoa Kỳ

Thứ Bảy, 24/04/2021, 21:19
Những hồ sơ công bố trong chương trình truyền hình “60 Phút” (60 Minutes) đã hé mở những bí mật về Tổng hành dinh Bộ Chỉ huy trung tâm Hoa Kỳ (USCentcom) đặt ở Tampa (tiểu bang Florida - Mỹ), nơi có những loại thiết bị quân sự rất đặc biệt được dùng bởi người chỉ huy khi ông có quyền truy cập vào môi trường máy tính thực tế ảo dùng cho các cơ quan tình báo Mỹ.

Các thiết bị sơ bộ tại USCentcom

USCentcom thành lập vào năm 1983 và là một trong số 11 bộ chỉ huy tác chiến của Các lực lượng vũ trang Mỹ. Khu vực chịu trách nhiệm (AOR) của USCentcom bao gồm Trung Đông, Ai Cập, Trung Á và một số khu vực ở Nam Á. Tổng hành dinh chính của USCentcom không nằm trong khu vực hoạt động của nó, mà là tọa lạc ngay trong Căn cứ không quân MacDill ở Tampa (tiểu bang Florida) đó là một tòa nhà mới và rộng tới 26.217m2 được hoàn công vào năm 2012.

Tòa nhà mới này sẽ bao gồm các không gian quan trọng cho những nhiệm vụ chuyên biệt như Trung tâm điều hành chỉ huy chung, Bộ phận lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch chung, Trung tâm điều hành mạng, và Trung tâm điều hành hoạt động thông tin an toàn chỉ huy. Tòa nhà trụ sở mới còn bao gồm Cơ sở thông tin phân khu nhạy cảm (SCIF) rộng 10.126m2, cũng như không gian được cấu trúc theo lớp truyền âm thanh (STC) 45 và 50 nhằm hỗ trợ cho các hoạt động an toàn.

Những tiêu chuẩn chống khủng bố liên quan bao gồm giảm thiểu sự sụp đổ tiên tiến bằng các phương tiện lực lượng ràng buộc, nó cũng được tích hợp vào trong tổng hành dinh mới.

Các thiết bị liên lạc quân sự hiện đang được sử dụng tại tổng hành dinh USCentcom  cũng có thể được nhìn thấy trong chương trình 60 Phút, trong đoạn băng video đó hiển thị các cảnh quay được thực hiện ngay trong 2 phòng tác chiến quy mô nhỏ và lớn.

Trong phòng tác chiến lớn thì có màn hình ti vi khá lớn được treo trên các bức tường và một số dãy trạm làm việc, mỗi dãy có 2 bộ thiết bị liên lạc, 1 bộ dùng để tiếp cận điện thoại được phân loại, và những mạng máy tính, và bộ thiết bị khác dùng cho các mạng chưa được phân loại. Theo các mã màu của hệ thống phân loại Mỹ thì điện thoại và đầu đọc thẻ thông minh sẽ có nhãn xanh lá cây dùng cho các Hệ thống chưa được phân loại, và nhãn đỏ dùng cho các Hệ thống mật.

Trung tâm hoạt động / tác chiến lớn tại tổng hành dinh USCentcom. ảnh chụp tháng Giêng năm 2021. Ảnh nguồn: 60 Minutes.

Một số máy tính hiển thị màn hình khóa màu đỏ tươi với dòng chữ “Mật” có nghĩa là chỉ áp dụng cho những mục đích được ủy quyền, và đồng nghĩa chúng là một phần của SIPRNet: mạng an toàn được phân loại chính của quân đội Mỹ dùng cho các thông tin tác chiến và chiến thuật. Với loại mạng máy tính không bảo mật chưa được phân loại của quân đội Mỹ thì còn được biết đến dưới cái tên là NIPRNet.

Việc xác định người dùng được ủy quyền để khai thác NIPRNet sẽ được thực hiện thông qua Thẻ truy cập chung (CAC), đây là tiêu chuẩn nhận dạng cho các nhân viên quốc phòng Mỹ đang hoạt động. Truy cập SIPRNET đòi hỏi phải có dấu hiệu SIPRNet, nó cũng là một cái thẻ thông minh nhưng lại không có thông tin nhận dạng rõ ràng.

Bên cạnh các mạng NIPRNet và SIPRNet, USCentcom cũng có các mạng máy tính riêng biệt khác dùng để phối hợp với các đối tác hải ngoại. Đối với những thành viên của các liên minh song phương và đa quốc gia, Mỹ đã cung cấp một kiến trúc mạng gọi tên là Hệ thống trao đổi điện tử thông tin vùng doanh nghiệp kết hợp(Centrixs), nó hoạt động ở cấp phân loại Mật/ Thông báo cho (định danh quốc gia).

Những mạng Centrixs đầu tiên đã được thiết lập vào cuối năm 2001 bởi USCentcom nhằm hỗ trợ các hoạt động liên minh trong khuôn khổ của Chiến dịch tự do bền vững (OEF). Điều này đã đi đến một liên minh mới là Centrixs-Isaf dùng cho các hoạt động ở Afghanistan, và Centrixs-Gctf (Các lực lượng chống khủng bố toàn cầu). Trong khi đó cả 2 hệ thống này cùng được tích hợp trong Mạng đối tác USCentcom (CPN).

Thiết bị liên lạc của Tướng McKenzie trong phòng chỉ huy của ông. Ảnh nguồn: 60 Minutes.

Mạng Centrixs bao gồm các máy chủ và cung cấp cho người sử dụng với ít nhất những ứng dụng mà sẽ trao cho họ cùng các khả năng căn bản như những người sử dụng các hệ thống Mỹ, chẳng hạn như: Microsoft Office; Máy tính cá nhân ra lệnh và điều khiển (C2PC); Hình ảnh và tình báo tích hợp (I3).

Những ứng dụng dạng này cho phép tiếp cận hạ lệnh chiến tranh Thời gian cận thực (NRT) từ cơ sở dữ liệu MIDB và những cơ sở dữ liệu hình ảnh nhằm hiển thị dữ liệu trên nền bản đồ. Họ cũng có thể truy cập các sản phẩm dựa trên những trình duyệt khác, hoặc gửi email có các tập đính kèm và tiến hành phiên họp cộng tác.

Đối với những người sử dụng quân đội Mỹ thì hệ thống này là một phần của Hệ thống kiểm soát và chỉ huy toàn cầu (GCCS), trong đó bao gồm hơn 200 công cụ và ứng dụng để kết hợp dữ liệu từ nhiều cảm biến và nguồn tin tình báo nhằm tạo ra một loại đồ họa biểu diễn các không gian chiến đấu.

Ngoài ra còn phải đề cập tới các hệ thống điện thoại được sử dụng tại USCentcom. Tại trung tâm hoạt động/ tác chiến lớn tại tổng hành dinh USCentcom cũng có một loạt các loại điện thoại Cisco IP, có thể nhắc đến là loại 7975, hay thế hệ gần đây là 8841.

Thế hệ điện thoại Cisco 8841 IP trông như điện thoại thương mại, song thực tế thì nó là những phiên bản được sửa đổi từ hãng bảo mật viễn thông quy mô nhỏ CIS Secure Computing Inc. Những chiếc điện thoại sửa đổi này được cho phép sử dụng trong các môi trường SCIF (Cơ sở thông tin phân khu nhạy cảm) và SAPF (Các cơ sở chương trình truy cập đặc biệt), đồng thời cung cấp những tính năng bảo mật bổ sung mà có thể thực hiện các thao tác “cầm” và “tắt tiếng” khi đang gọi điện thoại.

Giao diện máy tính cá nhân kiểm soát và chỉ huy (C2PC).

Thiết bị liên lạc của chỉ huy USCentcom

Phóng viên đã gặp gỡ với Tướng Frank McKenzie trong một căn phòng nhỏ nằm ngoài trung tâm hoạt động chính của ông ở tổng hành dinh USCentcom. Trong căn phòng nhỏ này, chỉ huy McKenzie có thêm những thiết bị liên lạc bổ sung mà dường như nó không có sẵn cho nhân viên ở trung tâm hoạt động lớn.

Có thể kể đến như màn hình video Cisco DX 70 với máy quay video có lẽ là Hệ thống hội nghị từ xa video an toàn (SVTS) vốn là một phần của Hệ thống quản lý khủng hoảng (CMS) nhằm cho phép thực hiện các cuộc họp video cấp cao. 

Ngoài ra còn có loại điện thoại Cisco IP 8841 với viền màu vàng đặc biệt dùng cho mạng điều hành bảo mật cao thông qua IP an toàn, nó cũng là một phần của Hệ thống quản lý khủng hoảng (CMS) và kết nối với Tổng thống, Hội đồng an ninh quốc gia, các thành viên nội các, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, các trung tâm giám sát cơ quan tình báo khác nhau, các tổng hành dinh, và những Địa điểm hoạt động liên tục (COOP); Điện thoại điều hành màn hình cảm ứng (TXP) với 2 đơn vị Mở rộng đường dây màn hình cảm ứng gồm 50 nút bấm (TLE), thiết bị này được sản xuất bởi hãng bảo mật viễn thông quy mô nhỏ Telecore, Inc. hãng này cũng chế ra Điện thoại dịch vụ tích hợp(IST-2) vốn từng nằm trên bàn làm việc ở Phòng Bầu Dục trong 2 đời Tổng thống Bush và Obama.

Những thiết bị này được thiết kế đặc biệt cho Mạng chuyển mạch đỏ Quốc phòng (DRSN), cũng như cung cấp các khả năng hội nghị, chỉ huy, kiểm soát cho các chỉ huy quân sự ở cấp độ tuyệt mật/ SCI.

Chương trình 60 Phút có hé lộ rằng trong căn phòng nhỏ đó ngay trong cuộc tấn công vào căn cứ Al Asad, chỉ huy McKenzie đã nói chuyện trực tiếp với Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng thống. Trong căn phòng nhỏ của Tướng McKenzie cũng có 2 màn hình máy tính. Ngay trên cùng của nền màn hình máy tính là một thanh màu vàng có nghĩa là JWICS. Không giống như các mạng NIPRNet và SIPRNet, việc truy cập vào JWICS không yêu cầu phải có thẻ thông minh, nhưng phải có chứng chỉ phần mềm: người dùng quân đội phải tự xác nhận họ bằng chứng chỉ PKI của Bộ Quốc phòng, những người khác thì đòi hỏi chứng chỉ IC PKI.

Điện thoại điều hành màn hình cảm ứng của Tướng McKenzie. Ảnh nguồn: 60 Minutes.

Một thiết bị rất đáng quan tâm trong phòng chỉ huy USCentcom là Môi trường máy tính để bàn IC. Cụm từ “Môi trường máy tính để bàn cộng đồng tình báo” (IC DTE) được sáng lập vào năm 2012 như là một nền tảng duy nhất và giống hệt nhau cho Cộng đồng tình báo Mỹ.

Thực ra đây là trọng tâm của một dự án hiện đại hóa khổng lồ có tên gọi là Doanh nghiệp công nghệ thông tin cộng đồng tình báo (IC ITE), theo đó dữ liệu sẽ được lưu trữ tại Dịch vụ đám mây thương mại (C2S) được quản lý bởi CIA, và được xử lý tại IC GovCloud do NSA quản lý.

Việc triển khai DTE được quản lý bởi Văn phòng quản lý chương trình chung (JPMO) được dẫn đầu bởi DIA và NGA, trong khi hệ thống phần mềm thì được xây dựng bởi hãng BAE Systems theo hợp đồng 5 năm trị giá 300 triệu USD.

Với DTE, các nhà phân tích ở DIA, NGA và các cơ quan tình báo Mỹ khác có thể đi bất kỳ đâu ngay trong những tổ chức này, ngồi ở bất kỳ trạm làm việc tuyệt mật nào, đăng nhập, xác thực và truy cập vào các e-mail, thư mục cơ quan, tệp được chia sẻ…

Ngoài máy tính để bàn ảo, DTE còn có các ứng dụng để bàn và quyền truy cập vào các dịch vụ phổ biến bao gồm Liên lạc dịch vụ hợp nhất. NSA chịu trách nhiệm cho cái gọi là Chợ ứng dụng, là các kho ứng dụng của nhiều cơ quan tình báo khác nhau. Ngay từ năm 2014 đã có 4.000 người sử dụng DTE tại DIA và NGA.

Đến năm 2018, ông John Sherman, Giám đốc thông tin của Cộng đồng tình báo Mỹ muốn nâng cấp DTE lên tầm cao hơn nữa bằng việc sáng tạo ra Kiến trúc tham chiếu cộng tác (CRA). Giờ đây các cơ quan tình báo Mỹ có thể tạo ra những ứng dụng phù hợp nhu cầu miễn là chúng tuân thủ các tiêu chuẩn do CRA đề ra nhằm đảm bảo khả năng tương thích trên những hệ thống khác nhau.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.