Hồ sơ vụ lũng đoạn tiền giả của Đức Quốc xã

Thứ Ba, 31/12/2019, 13:01
Tiền giả từng được coi là một loại vũ khí chiến tranh bí mật. Đức Quốc xã từng sử dụng vũ khí này để tấn công rất nhiều quốc gia. Vào ngày 24 tháng 9 năm 1942, ngân hàng Anh thu được một bó tiền giả từ một ngân hàng Anh ở Tây Phi.

Ngân hàng Anh cho rằng đây là "Sự kiện tiền giả nguy hiểm nhất trong lịch sử". Lúc đó Chính phủ Anh không biết đây là một âm mưu do Hitler chỉ đạo. Đức Quốc xã đã in ra những đồng tiền giả này với mục đích làm suy yếu nền kinh tế của các nước thù địch.

Mọi người đều biết chiến tranh không chỉ là sức chiến đấu mà còn là thực lực về kinh tế, không có nền kinh tế vững mạnh trong tay thì không có cách nào duy trì cuộc chiến được. Do đó, để phá hủy nền kinh tế của một chính quyền tức là đồng thời làm suy yếu sức chiến đấu của chính quyền đó.  

Việc sử dụng tiền giả làm vũ khí chiến tranh không phải là mới, ngày xưa  Napoleon đã từng phê chuẩn việc in tiền giả của Áo và Nga. 

Trong cuộc nội chiến ở nước Mỹ cả hai bên Nam – Bắc cũng dùng biện pháp in tiền giả để đánh vào hệ thống tài chính của nhau. Trong Thế chiến thứ hai nước Anh cũng thành lập đội ngũ gọi là tiểu đội kỹ thuật “A” nhưng công việc của họ chỉ hạn chế ở việc làm hộ chiếu giả, tài liệu, tem và vật tư ngụy trang nhưng không in tiền giả với quy mô lớn.

Vào tháng 9 năm 1939 thủ tướng Anh đề nghị nghiên cứu in tiền giả nhưng không được thực hiện được. Ngày 11 tháng 4 năm 1940 người đứng đầu tổ chức tình báo Anh là Chamberlain gặp thủ tướng đề nghị làm giả đồng mác tung vào lãnh thổ nước Đức để làm giảm giá đồng mác, Chamberlain biết rằng sức mạnh của đồng bảng Anh và đồng mác của Đức chênh lệch nhau rất xa và “Nếu nước Đức trả đũa thì chúng ta sẽ bị tổn thất nhiều hơn họ.”

Khoảng cuối tháng 1 năm 1945, một chuyên gia tài chính của nước Anh là Exche lại một lần nữa đề xuất làm giả đồng mác tung vào nước Đức. Ông ta nói rằng việc này ít nhất cũng gây ra một cuộc lạm phát tiền tệ, thậm chí có thể gây nên một cuộc khủng khoảng tài chính. Tuy nhiên Bộ Tài chính Anh bác bỏ kế hoạch này. Cơ quan này cho rằng: “Điều này không mang lại bất cứ sự tốt đẹp gì cho chúng ta mà chỉ làm bộ mặt của chúng ta xấu đi.” 

Bộ trưởng SS của nước Đức Arthur là người đầu tiên đề xuất việc in tiền giả. Tháng 9 năm 1939 đề xuất này được người đứng đầu cơ quan an ninh là Hedrich của Đức Quốc xã ủng hộ. Sau đó, Hedrich đã phát hành một công văn tuyệt mật chính thức bắt đầu hành động. 

Công văn đó viết: “Đây không phải là việc in tiền giả theo nghĩa thông thường mà những đồng tiền này phải là bản sao hoàn hảo nhất kể cả những chuyên gia tiền giấy có kinh nghiệm cũng không thể phân biệt được thật giả.”

Việc phát hành đồng bảng Anh trước chiến tranh có tình tiết tinh tế, người được ủy nhiệm thiết kế là một chuyên gia tài giỏi và có kinh nghiệm phong phú chế mực in nước, dùng loại giấy lanh được chế tạo đặc biệt cùng với hệ thống seri vô cùng phức tạp. Tóm lại, những đồng tiền giấy này có thể được gọi là tác phẩm nghệ thuật và gần như không thể bị làm giả. 

Mặc dù vậy, vào cuối năm 1940 người Đức cuối cùng cũng in thử nghiệm đồng bảng Anh và đưa vào ngân hàng Thụy Sĩ để trao đổi, nước Đức đã làm được đồng bảng Anh có những seri được coi là không thể làm giả, loại tiền giấy Đức Quốc xã in ra được coi là tiền thật, thuận lợi lưu thông và Đức Quốc xã bắt đầu tung ra một lượng lớn đồng bảng Anh giả.

Đầu năm 1941, tiền giả do thiếu tướng SS Major Alfred phụ trách in ấn được lưu thông trong tất cả các khu vực của Đức chiếm đóng. Sứ mệnh quan trọng của Major Alfred là phải làm cho tiền giả được lưu thông trên khắp đất nước Anh để đẩy nền kinh tế Anh nhanh rơi vào tình trạng lạm phát. 

Đến lúc đó, đồng bảng Anh sẽ bị mất giá và trật tự của toàn nước Anh sẽ bị phá vỡ. Nhưng do bị Hedrich hãm hại, Alfred buộc phải từ chức và bắt đầu thụ án nên tất cả công việc của hắn phụ trách bao gồm cả âm mưu tiền giả đều bị đình chỉ.

Tiền giả của Đức Quốc xã.

Trong một năm, Đức Quốc xã đã in 400 ngàn bảng Anh tiền giả và phần lớn chưa được sử dụng nhưng khi Benhard, một vị tướng của quân đội Đức tiếp quản công việc thì kế hoạch in tiền giả khả thi hơn đã bắt đầu. Tháng 6 năm 1942 kế hoạch làm tiền giả lại được khởi động. Benhard đề nghị dùng các nguồn lực dễ kiểm soát nhất của Đức Quốc xã vào công việc này, đó là các tù nhân Do Thái. Kế hoạch này được đặt tên là “Hành động Benhard”. 

Benhard đã chọn 134 tù nhân Do Thái từ các trại tập trung để thành lập một đội ngũ có kỹ thuật điêu luyện làm tiền giả. Các tù nhân được đưa đến một xưởng in cách ly riêng một khu. Những tù nhân không tuân theo mệnh lệnh và có hành động phá hoại đều bị tử hình.

Thông qua một lá thư từ năm 1943 cho thấy người đứng đầu văn phòng Do Thái Robert Duval đã yêu cầu đưa một người Do Thái trở lại trại tập trung Auschwitz. Lệnh này bị người phụ trách xưởng in tiền giả từ chối: “Tôi rất tiếc phải thông báo cho ông biết rằng tôi không thể để người Do Thái này đã trở về trại tập trung được, chúng tôi cũng không cho ông biết lý do và chỉ cho ông biết rằng anh ta đang phục vụ cho ý chí của nước Đức Quốc xã.”

Trong thời gian bị tù, công nhân in tiền giả đôi khi mạo hiểm có những hành động phá hoại nhỏ và từ đó nhân viên ngân hàng có thể dễ dàng nhận biết nó là tiền giả. Cuối năm 1944, công nhân in tiền giả thậm chí còn tiến hành bãi công vì họ không thích bị cưỡng chế áp dụng kỹ thuật mới để làm tiền giả.

Tháng 12 năm 1944 cục diện cuộc chiến bắt đầu bất lợi với nước Đức. Sau mấy tuần xưởng in tiền bị bỏ hoang và tất cả các công nhân đã tham gia việc làm tiền giả bị đưa lên vùng núi, một khu vực của dãy Alps thuộc Áo.

Các công nhân được chọn làm tiền giả dự cảm rằng đến đây sinh mệnh của họ sẽ kết thúc. Thông báo trong đài thu thanh cho biết quân đội đồng minh sẽ đến đây trong vài ngày nữa. Tù nhân được lệnh phải phá hủy tất cả chứng cứ và manh mối. Những công nhân này đã làm việc liền trong ba ngày đêm thiêu hủy hàng đống tiền giả và phá hủy máy móc, thiết bị in tiền.

Lệnh cuối cùng mà các sĩ quan chỉ huy nhận được là bắn chết tất cả nhưng công nhân in tiền nhưng lo sợ bị khép vào tội phạm chiến tranh nên mệnh lệnh này không được chấp hành. Các công nhân in tiền giả may mắn sống sót khi chạy trốn, họ không quên lấy đi những chiếc xe chở đầy tiền giả.

Xưởng in tiền giả của Đức Quốc xã nằm ở khu 18 và 19 gần trại tập trung Sachsenhausen ở phía bắc Berlin. “Hành động Benhard” rất bí mật, chỉ có một số ít  người biết được sự tồn tại của hành động này, các binh sĩ canh gác khu vực in tiền thậm chí cũng không biết mình canh giữ cái gì?

Việc in tiền giả có hiệu suất rất cao, vào thời kỳ cao điểm một tháng tổng kim ngạch tiền giả vượt quá 8 triệu bảng Anh. Đức Quốc xã đã đề chữ  “Ngân hàng Anh” trên cửa xưởng in như là một sự chế giễu. Trên thực tế, trong giai đoạn này, Đức Quốc xã đã sản xuất tiền giả nhiều hơn cả số tiền của nước Anh in ra và nó đã trở thành danh tiếng đúng với cái tên “Ngân hàng Anh” của Đệ tam đế quốc.

Neville Chamberlain, người đứng đầu tổ chức tình báo Anh lúc bấy giờ.

Ý tưởng ném tiền giả từ trên không trung để phá hoại nền kinh tế của nước Anh đã bị phá sản. Tiền giả được dùng rất nhiều vào hoạt động đầu tư có tính quan trọng của nước Đức. Hành động táo bạo giải cứu Mussolini là dùng tiền giả “Benhard”, chi cho việc cựu bộ trưởng ngoại giao của Mussolini ở trong tù cũng là tiền giả. 

Điệp viên nổi tiếng nhất của SS là Cicero có cơ hội để tiếp cận với đại sứ của nước Anh và lấy được tài liệu liên quan đến cuộc đổ bộ Normandy, trước khi anh ta mãi mãi biến mất anh ta cũng được trả 200 ngàn bảng Anh tiền giả.  SS cũng sử dụng tiền giả để chi cho các hoạt động gián điệp thành công nhất ở nước Anh, hoạt động gián điệp này có mã là "Arno." 

Trong nhiều năm, Đức đã chi tiền giả cho những người ủng hộ quân sự ở Balkan: Hối lộ, buôn bán nghệ thuật bất hợp pháp, mua hàng hóa số lượng lớn và giao dịch với nhiều tầng lớp. Khi quân Đồng minh tiếp cận Đức, tiền giả của Benhard đã mở thành công tài khoản ở một số ngân hàng lớn của Đức Quốc xã, tài trợ cho những phần tử Đức Quốc xã chạy trốn đến Nam Phi và các nơi khác.

Đầu năm 1943, nhiều ngân hàng ở châu Âu, bắc Phi và tây Phi đã phát hiện ra tiền giả chất lượng cao. Tình báo Anh đã gửi điệp viên Steven đến Đức để điều tra  tình hình sự can thiệp của Đức Quốc xã nhưng anh ta đã bị bắt sau đó hai tuần. Mặc dù anh ta may mắn trốn thoát nhưng không tìm thấy bất kỳ tin tức quan trọng nào.

Trong thời gian chiến tranh mặc dù nước Anh đã thu được nhiều thông tin về việc Đức Quốc xã in tiền giả nhưng vẫn chưa rõ về tính quy mô thực sự của nó.

Quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy.

Năm 1944 khi quân đội Liên Xô đến Alps giải phóng các công nhân in ấn mới thực sự phát hiện ra tính quy mô và số lượng tiền giả mà Đức Quốc xã đã in ra và ngân hàng Anh ngay lập tức cử một chuyên gia để điều tra. Chính phủ đồng minh cũng ủy quyền cho thiếu tá McNally của Mỹ đến điều tra vụ việc này. Thiếu tá McNally thấy rất nhiều tiền giả giấu trong những xe tải trong dãy núi Alps.

Theo ước đoán một công nhân in thì Đức Quốc xã đã in khoảng 135 triệu bảng Anh tiền giả, nhưng thực tế thì tổng số tiền giả đến nay vẫn chưa thể biết được. Theo báo cáo của McNally có khoảng 1 triệu bảng đã đi vào Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Cận Đông, 2 triệu bảng lưu hành ở Pháp và 8 triệu bảng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Scandinavia.

Tháng 2-1945, một quan chức Bộ Tài chính Anh đã ra lệnh thu hồi toàn bộ đồng 10 bảng Anh đang lưu thông và tuyên bố rằng hành động này không phải là do nguyên nhân khủng khoảng tiền giả gây nên. Đầu năm 1946, loại tiền có dây kim loại chống làm giả đã thay thế tất cả các loại tiền mệnh giá khác nhau và mọi người vẫn có thể nhận ra dấu hiệu bảo mật này trên những tờ tiền giấy đang sử dụng hiện nay.

Tính đến ngày 9-11-1951 ngân hàng Anh đã thu được 1.860.223 tờ tiền giả có mệnh giá khác nhau và đến năm 1959 tổng cộng thu được 3 triệu tờ tiền giả. Tất cả tiền giả đều bị tiêu hủy nhưng đây không phải là đã kết thúc tất cả loại tiền giả Benhad.

Năm 1959, một đội thợ lặn đã xuống một hồ sâu trong dãy núi Alps của Áo và qua mấy ngày tìm kiếm 13 hòm rất nặng đã được vớt lên và trong những hòm này có đến 420.000 tờ tiền giả với mệnh giá khác nhau. Kỷ lục Guinness đã xác nhận đây là một khoản tiền giả lớn nhất được phát hiện trong lịch sử.

Sau chiến tranh, Benhard đã bị tòa án Paris xét xử nhưng do có sự làm chứng có lợi của một tù nhân trong trại tập trung Sachsenhausen nên hắn chỉ bị kết án 2 năm tù, sau đó mãn hạn và chết năm 1989.

Nguyễn Đình Thiêm (theo “Xinhuanet.com”)
.
.