Học giả Mỹ tiết lộ về vai trò của Tổng thống Nixon trong vụ bê bối Watergate

Thứ Bảy, 22/05/2021, 12:55
Richard M. Nixon là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên từ nhiệm. Ông đã đi đến quyết định đó sau khi bị đe sẽ đem ra luận tội trong làn sóng cuộc điều tra vụ bê bối Watergate: cái tên được đặt cho khách sạn và phức hợp văn phòng dùng làm trụ sở của Ủy ban Quốc gia dân chủ (DNC), một nơi mà những cá nhân có liên hệ với chính quyền Nixon đã xâm nhập và cố gắng đặt rệp (nghe lén điện tử) trước cuộc bầu cử năm 1972.

Khi bọn trộm bị sờ gáy, những tiếng nói quyền lực ở Nhà Trắng đã tìm mọi cách để che đậy hành vi phạm tội bao gồm khai man và cản trở công lý nhằm ngăn chặn việc chính phủ mở cuộc điều tra. 

Hành động này khiến chính quyền Nixon thêm tội đồng lõa cũng như nó phản ánh cách hành xử tệ của một Tổng thống đã dung túng cho hành vi phạm tội xảy ra. Kể từ đó, cái tên Watergate đã trở thành biểu tượng của bê bối chính trị cấp cao.

Đây là bài viết của sử gia Anthony D. Bartl, Phó giáo sư của Đại học công Angelo (tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) thực hiện thể hiện một góc nhìn về vụ việc này.

John Ehrlichman trong bức ảnh năm 1969, là một cố vấn cao cấp của Tổng thống Nixon tại thời điểm xảy ra vụ bê bối Watergate.

“Hồ sơ Lầu Năm Góc”

Con đường đi đến vụ Watergate đã bắt nguồn từ một đơn vị bí mật của Nhà Trắng được gọi là “Đội thợ hàn chì” đã được triệu tập bởi Trưởng cố vấn nội địa dưới trướng Nixon là nhằm mục đích bịt chặt thông tin rò rỉ từ Nhà Trắng. 

Charles Colson là một trong những tình nguyện viên nhiệt tình và sớm nhất của thuyết âm mưu. Colson (và Nixon) tin rằng đang có một “phản chính phủ” trong bộ máy hành chính đang âm mưu phá hoại thể chế, với sự hậu thuẫn của phương tiện truyền thông do phe tự do thống trị và Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát.

Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc tạo ra “Đội thợ hàn chì” là một dạng quyết định cho chính quyền Nixon nhằm cho phép ai đó bị phán quyết đáng ngờ về đạo đức được tham gia trong một hoạt động phi pháp nhằm ngáng trở “những kẻ thù của Tổng thống”. 

Thông tin rò rỉ quan trọng nhất trong số đó được gọi là “Hồ sơ Lầu Năm Góc”, nó là một báo cáo tối mật của Chính phủ Mỹ dày tới 7.000 trang mà nguồn gốc là đề cập đến chiến tranh Việt Nam, mà báo New York Times đã bắt đầu công bố thành từng phần vào tháng 6-1971. 

Nguồn cung cấp các tài liệu là Daniel Ellsberg, một nhà phân tích 40 tuổi của Tập đoàn RAND, nơi ông đã tiếp cận một bản sao của báo cáo mật. Nixon muốn bỏ qua toàn bộ tình tiết vì nó sẽ gây hại cho 2 người tiền nhiệm Đảng Dân chủ.

Nhưng Henry Kissinger đã xác nhận với Nixon rằng Hồ sơ Lầu Năm Góc có chứa các tài liệu nhạy cảm làm tổn hại đến hoạt động tình báo Chiến tranh Lạnh của Mỹ, khiến tổng thống trở nên yếu nhược trên trường quốc tế. 

Nixon đã cố gắng sử dụng các tòa án để ngăn chặn việc công bố báo cáo, song Tòa án tối cao đã ra phán quyết cho báo New York Times (năm 1971) rằng Tu chính án thứ nhất đã cấm chính phủ hạn chế quyền tự do báo chí, ngay cả khi nó làm lộ bí mật quân sự nhạy cảm và những bí mật thu thập tình báo. 

“Đội thợ hàn chì” được thành lập vào tháng sau đó, và John Ehrlichman đã ủy quyền cho họ đột nhập và đánh cắp các tập tài liệu mật trong văn phòng của bác sĩ tâm thần Ellsberg.

Một số thành viên trong cái đội này đã vi phạm pháp luật và nhảy sang một nhóm có tên gọi là Ủy ban bầu lại Tổng thống (CREEP) để làm việc. Những cá nhân có liên quan đến CREEP đã từng đột nhập vào trụ sở DNC và khai thác điện thoại ở đây khi họ chộp lấy chúng, nhưng họ đã bị tóm trong lần xé rào thứ 2 vào ngày 7-6-1972. 

Động cơ thường được giả định cho hoạt động này là một minh chứng sống của việc bắt các đối thủ chính trị nhằm moi thông tin về những sách lược chiến lược. 

Được biết Lyndon Johnson từng sử dụng FBI và CIA để làm điều tương tự tại Ủy ban quốc gia của Đảng Cộng hòa và chiến dịch Goldwater vào năm 1964, và nhắm vào chiếc máy bay chở Nixon năm 1968.

Cựu tổng thống Nixon rời Nhà Trắng trên chuyên cơ Marine One chỉ một thời gian ngắn sau khi ông từ chức vào ngày 9 tháng 8 năm 1974.

Bản án hé lộ nhiều sự thật

Có một thực tế là Nixon xem đối thủ chính trị George McGovern là “người bất tài” và vì thế không vận động tranh cử chống lại ông ta. 

Khi cuộc tranh cử đang diễn ra, Nixon đã chiến thắng với một trong những chiến công “long trời lở đất” lớn nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ, chỉ thua mỗi tiểu bang Massachusetts và Đặc khu Columbia (Washington, D.C ngày nay). 

Với việc thua một trong các “cử tri lật lọng” ở Virginia, cuối cùng tổng số cử tri đoàn là 520/13. Nixon không hề biết gì về vụ xé rào Watergate hoặc những tên trộm đầu tiên trong văn phòng của bác sĩ Ellsberg, dù ông đã được cảnh báo về “Đội thợ hàn chì” chắc chắn nhúng tay vào “những mánh khóe bẩn thỉu” theo cách nói của Ehrlichman, và ngay từ đầu người ngoài có thể hiểu rằng họ đã bước chân trong một hành động có vấn đề pháp lý.

Mối liên hệ giữa những tên trộm và CREEP đã nhanh chóng bị phát giác. Vì FBI có thẩm quyền đối với hoạt động nghe lén nên cơ quan này đã tiến hành điều tra. 

Mark Felt, chỉ huy thứ 2 của FBI đã bắt đầu hé lộ thông tin cho phóng viên Bob Woodward của báo Washington Post (người cùng đang đưa tin về câu chuyện với đồng nghiệp Carl Bernstein. Danh tính của ông Felt đã được giữ bí mật cho tới năm 2005).

Tuy nhiên cuộc điều tra sẽ ít tác động đến bầu cử và chắc chắn Nixon sẽ không bay ghế nếu ông kiểm soát tình hình một cách chuyên nghiệp hơn, ví dụ nếu Nixon nhanh chóng hạ lệnh cho thuộc cấp nhanh chóng cắt đứt quan hệ với tất cả những người có liên quan, hoặc nếu những tên trộm có thể tiếp cận với quan tòa khoan dung hơn, “Maximum John” Sirica. 

Bị đe dọa sẽ gánh án phạt nghiêm khắc, 6 trong số 7 cá nhân bị bắt liên đới với vụ đột nhập Watergate đã hợp tác với các công tố viên. Thành viên thứ 7 là G. Gordon Liddy từ chối hợp tác, và bị thẩm phán Sirica đã tuyên án 20 năm tù và phạt tiền 40.000 USD. 

Những mối liên kết với CREEP đã lần tới các cấp cao cấp của chính quyền Nixon bao gồm John Ehrlichman, John Dean (cố vấn Nhà Trắng) và H. R. Haldeman (Tham mưu trưởng của Nixon).

Ông John Dean bắt đầu hợp tác với các luật sư Mỹ trong cuộc điều tra và sau đó làm chứng rằng ông đã hủy bằng chứng như là một phần của kế hoạch che đậy có bao gồm cả Ehrlichman và Haldeman. Khi Nixon khám phá ra sự việc thì liền sa thải Dean và yêu cầu cả hai Ehrlichman và Haldeman từ chức. 

Chẳng mấy chốc sau đó, Bộ trưởng Tư pháp mới bổ nhiệm Elliot Richardson đã chỉ định Archibald Cox thành “công tố viên đặc biệt” nhằm điều tra vụ Watergate và các tội trạng liên quan. 

Ông Cox là cộng sự thân thiết với các anh em nhà Kennedy (cựu đối thủ chính trị của Nixon) nên đã lấp đầy nhóm điều tra bằng các thành viên của đảng Dân chủ mà nhiều người trong số họ có thái độ thù địch với Nixon.

Bản đồ Đông Dương trong Hồ sơ Lầu Năm Góc, một báo cáo chính phủ tuyệt mật về chiến tranh Việt Nam bị rò rỉ ra công luận Mỹ từ năm 1971.

Nixon mở ra thời đại ngờ vực chính trị

Trong lần ra phỏng vấn với một nhân viên của Thượng viện, phụ tá Nhà Trắng là ông Alexander Butterfield đã hé lộ sự tồn tại của một hệ thống ghi âm được kích hoạt bằng giọng nói và nó luôn hoạt động bên trong Phòng Bầu Dục. 

Thẩm phán Sirica đã cấp quyền cho ông Cox thực hiện đóng trát đoạn ghi âm, nhưng Nixon đã khước từ thực thi trát tòa án, với tuyên bố rằng đặc quyền điều hành của Tổng thống đã cho phép ông được toàn quyền ra quyết định về quyền riêng tư của các cuộc trò chuyện. 

Nixon cũng ra lệnh Cox phải từ bỏ yêu cầu, và khi Cox kháng lệnh thì Nixon đã hạ lệnh cho Richardson phải sa thải ông. Thay vì tuân lệnh thì Richardson cũng từ chức, cả khi Phó tổng chưởng lý William Ruckelshaus từ chối tuân theo, Nixon cũng sa thải ông.

Việc này khiến cho Tổng biện lý Robert Bork phải đứng ra gánh vác Bộ Tư pháp, và ông đã tuân lệnh Nixon để sa thải Cox. Nói về sự kiện có một không hai này, giới truyền thông đã đặt tên cho nó là “Cuộc thảm sát đêm thứ Bảy”. 

Phản ứng chính trị từ việc Cox bị sa thải đã khiến Nixon phải để Bork chỉ định Leon Jaworski thay thế Cox làm công tố viên đặc biệt, bản thân Jaworski cũng muốn thu các cuộn băng mật. Một lần nữa Nixon lại từ chối, và vụ kiện lại được đưa lên Tòa án tối cao với tư cách Mỹ kiện Nixon (năm 1974). 

Trong một quan điểm nhất trí (trừ nhân vật tham dự William Rehnquist, thẩm phán tòa án tối cao), tòa án cho rằng tuyên bố chung chung về đặc quyền điều hành, và sự thiếu vắng các tuyên bố cụ thể rằng an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa, sẽ không thể biện minh cho lý do Tổng thống khước từ thực hiện trát công lý của tòa án.

Bức ảnh về khu phức hợp Watergate, nơi diễn ra vụ đột nhập trụ sở của Ủy ban quốc gia của Đảng dân chủ.

Chánh án Warren E. Burger (người được Nixon bổ nhiệm) đã viết: “Sự khẳng định về đặc quyền cần phải được chứng minh, và cần bằng chứng cụ thể trong một phiên tòa hình sự”. Cực chẳng đã, Nixon bắt buộc giao các cuộn băng. 

Trong khi đó một bồi thẩm đoàn đã kết tội Ehrlichman, Haldeman, và phần còn lại của “Bộ thất Watergate” vì các tội danh liên quan đến âm mưu che đậy CREEP hoặc làm cản trở cuộc điều tra Watergate: các tội danh như âm mưu, cản trở công lý và khai man. 

Ủy ban Tư pháp Hạ viện (HJC) cũng thu thập bằng chứng và mở các phiên điều trần luận tội vào ngày 9-5-1974. Thành viên Barbara Jordan của Ủy ban Tư pháp và dân chủ Texas (TDJC) đã có bài phát biểu về bản chất của việc kiểm tra và cân bằng hiến pháp, cũng như trách nhiệm của hạ viện trong việc kiểm tra quyền điều hành.

Bài phát biểu của bà Jordan được đánh giá là một trong những bài phát biểu chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 20. Cuối tháng 7-1974, Ủy ban Tư pháp đã bỏ phiếu 27-11 để tống đạt những bài báo luận tội. Ngày 8-8-1974, Nixon thông báo ông sẽ từ chức vào ngày hôm sau. Khi Phó tổng thống Gerald Ford lên nhậm chức, ông đã thốt lên: “Cơn ác mộng đêm trường đã qua”. 

Tổng thống Ford đã cấp cho Nixon “quyền ân xá hoàn toàn, miễn phí và tuyệt đối” đối với những tội mà Nixon đã gây ra trong nhiệm kỳ của mình. Kết quả là tín nhiệm mà công chúng dành cho Ford đã lao dốc không phanh và đồng thời làm phá hủy mọi hy vọng của ông trong việc chiến thắng trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 1976.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)
.
.