Mỹ: Chiến dịch “Thế giới ngầm” trên Internet

Thứ Tư, 20/09/2006, 08:00
Từ lâu, Internet đã là mục tiêu giám sát của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI). Theo tiết lộ của cựu nhân viên FBI, tất cả các hoạt động nghe lén bí mật quy mô lớn đều thuộc kế hoạch "Thế giới ngầm" của Mỹ.

Theo các chuyên gia phân tích, cùng với việc phổ cập các liên minh trên mạng toàn cầu, hoạt động giám sát và nghe lén trên Internet của Cơ quan Tình báo Mỹ cũng ngày một phát triển.

Gần đây, tờ New York Daily News đưa tin một vụ án gây xôn xao dư luận, đó là FBI yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp trung tâm tiếp âm (relay centre) cho đường dây nghe lén của cảnh sát. Đồng thời, ép buộc các nhà cung cấp tạo “cửa sau” của mạng lưới để thuận tiện cho công việc nghe lén.

Trên thực tế, trước khi Cơ quan Tình báo Mỹ nhằm vào điện thoại Internet, các trang tìm kiếm mạng lưới được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới đã sớm trở thành mục tiêu “quan tâm, chăm sóc” chủ yếu của cơ quan này. Tháng 8/2005, Bộ Tư pháp Mỹ với lý do tấn công tội phạm tình dục trên Internet, yêu cầu 4 công ty Internet lớn của Mỹ là America Online, Microsoft, Yahoo và Google cung cấp tin tức dữ liệu có liên quan đến tìm kiếm mạng lưới nhằm hỗ trợ điều tra. Trong đó, bao gồm các địa chỉ trang web lựa chọn tùy ý và dữ liệu kết quả tìm kiếm của người sử dụng. 3 công ty America Online, Microsoft và Yahoo nhanh chóng đáp ứng yêu cầu trên của Chính phủ Mỹ. Riêng Google đã phản đối với lý do xâm phạm bí mật riêng tư của người sử dụng, làm tổn hại sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty này và có khả năng tiết lộ những bí mật công ty.

Đáp lại, Bộ Tư pháp Mỹ đã kiện Google ra tòa vào tháng 1/2006, yêu cầu công ty này bắt buộc phải cung cấp 1 triệu địa chỉ website mà trang tìm kiếm của công ty này liên kết cùng với toàn bộ yêu cầu tìm kiếm trong tuần. Sự kiện trên đã gây xôn xao dư luận Mỹ. Hàng triệu khách hàng sử dụng Google lo lắng bí mật cá nhân của họ sẽ bị tiết lộ. Cổ phiếu của Google trên thị trường chứng khoán bị tụt giá. Vụ án được chuyển quyền quyết định cho Tòa án bang California nơi đặt tổng bộ của Google.

Cuối cùng, ngày 15/3/2006, Tòa án bang California quyết định buộc Google phải cung cấp cho Bộ Tư pháp 50 nghìn địa chỉ website liên kết với công ty này, nhưng không bắt buộc cung cấp những thông tin có liên quan đến yêu cầu tìm kiếm của khách hàng. Tuy vụ án này đã kết thúc, nhưng những tranh luận về quyền bí mật riêng tư và an toàn trên Internet vẫn chưa kết thúc.

Lịch sử nghe trộm quy mô lớn toàn cầu của các cơ quan tình báo Mỹ đã có từ lâu. Trước khi phong trào liên minh mạng phát triển trên thế giới, Cục An toàn quốc gia Mỹ (NSA) đã thành lập mạng lưới giám sát điện tử toàn cầu có biệt danh “Đội cầu thang”. Năng lực nghe lén lớn mạnh và sự khuếch trương mạng lưới của nó đã vượt qua sức tưởng tượng của mọi người.

Theo tờ Le Monde, thời gian sử dụng điện thoại toàn cầu năm 2004 là 180 tỉ phút. Trong đó, 1/10 các cuộc gọi đã bị nghe trộm bởi hơn 30 nghìn nhân viên đặc nhiệm của NSA. Các cuộc điện thoại của lãnh đạo các nước trên thế giới là mục tiêu chính để Cơ quan Tình báo Mỹ giám sát. Một quan chức của NSA cho biết: “Chúng tôi đã nghe được hầu hết giọng nói của các vị tổng thống trên thế giới”.

Lĩnh vực nghe lén toàn cầu của Cơ quan Tình báo Mỹ không nước nào có thể sánh được. Sau khi sự kiện khủng bố 11/9 xảy ra không lâu, với lý do chống khủng bố, Chính phủ Mỹ đã tiến hành giám sát bí mật nhiều năm những thông tin giao dịch tiền tệ của hàng chục triệu người trên thế giới thông qua trung tâm dữ liệu thông tin của một ngân hàng quốc tế thuộc Bỉ. Việc này được tiến hành bí mật, các ngân hàng và khách hàng họ đều không được biết. Sự kiện này bị chính báo chí Mỹ như tờ New York Times, Los Angeles Times... tiết lộ.

Hoạt động nghe trộm của Cơ quan Tình báo Mỹ mở rộng tới mọi ngóc ngách trên toàn thế giới. Theo tiết lộ của báo chí Mỹ: NSA đã xây dựng kho dữ liệu bí mật, nghe lén mọi thông tin điện thoại trên phạm vi lãnh thổ Mỹ. 3 công ty dịch vụ thông tin lớn của Mỹ là Công ty Điện báo điện thoại Mỹ (AT&T), Công ty Thông tin Verizon (Verizon Communications Inc.) và Công ty Bell South đã cung cấp hồ sơ lưu trữ về thông tin điện thoại của 200 triệu công dân Mỹ. Bao gồm các loại hồ sơ lưu trữ như nội dung các cuộc điện thoại với người thân, với khách hàng... Mục tiêu cuối cùng của NSA là thu lại toàn bộ nội dung của mỗi cuộc điện thoại gọi đến hay gọi đi trên lãnh thổ Mỹ vào kho dữ liệu của họ.

Theo tin từ ABC của Mỹ, gần đây, cựu quan chức của NSA, ông Tecy tiết lộ, ông cho rằng hành động nghe trộm bí mật của NSA là vi phạm pháp luật. Ông đang chuẩn bị cung cấp tất cả những tình hình mà ông biết có liên quan đến việc này lên Quốc hội Mỹ.

Ông Tecy từng làm việc tại NSA 20 năm. Ông nói về công việc của mình: “Chuyên ngành của tôi là các kế hoạch tiếp xúc đặc biệt. Chúng tôi gọi chúng là hành động và kế hoạch “Thế giới ngầm”. Một số hoạt động và kế hoạch “Thế giới ngầm” mà NSA và Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành từ sau sự kiện 11/9 đều vi phạm pháp luật. Tư tưởng chủ đạo khi đó là chúng tôi cần phải truy bắt những tên khủng bố đó, vì vậy chúng tôi đã bất chấp thủ đoạn”.

Ông Tecy còn cho biết, kỹ thuật hiện nay có thể theo dõi, giám sát và phân loại xử lý bất kỳ cuộc điện thoại trong nước và quốc tế. Kỹ thuật nghe trộm còn có khả năng tiến hành kiểm tra, tìm kiếm những từ ngữ mà các phần tử khủng bố có thể sử dụng. Ông nói: “Nếu như bạn tìm thấy trong cuộc nói chuyện có xuất hiện từ “thánh chiến”, kỹ thuật hiện nay có thể giúp bạn chỉ chuyên chú tâm nghe trộm nội dung cuộc điện thoại này. Bạn có thể tìm ra và tiến hành xử lý từ trong toàn bộ hệ thống”.

Nhà Trắng gần đây công nhận NSA đã tiến hành giám sát, nghe trộm số lượng rất ít các cuộc điện thoại khi chưa được phép của tòa án. Nhưng Tecy không đồng ý với công bố này. Tecy phát biểu trong mục tin tức của ABC nói: “Chúng ta cần phải làm trong sạch giới tình báo. Chúng ta từng xuất hiện vấn đề lạm dụng quyền lực. Chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề này”.

Tháng 5/2005, vì nguyên nhân tâm lý, NSA đã hủy bỏ giấy phép tiếp xúc các tài liệu mật của Tecy và sau đó là sa thải Tecy. Tecy cho biết đó là cách làm để đối phó với những người có ý kiến phê bình của NSA. Hiện NSA vẫn chưa có bình luận gì về việc này

H.H (Theo Tân Hoa xã)
.
.