NSA làm dịch vụ tình báo cho đối tác hải ngoại?

Thứ Ba, 08/06/2021, 08:23
Sự hợp tác giữa các cơ quan tình báo tín hiệu (Sigint) của các quốc gia khác nhau trên thế giới là hết sức hợp lý, đồng nghĩa họ sẽ nhận lại thứ tương tự đã cho đi.

Sự thật này đã được minh họa hoàn hảo từ một loạt các tài liệu do Edward Snowden tiết lộ, chúng hé lộ những thông tin hấp dẫn mà NSA (Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ) đang cung cấp cho các đối tác hải ngoại và những cơ quan này cũng có bổn phận trao lại những gì mà họ biết cho người Mỹ. 

Hai trong số những tài liệu tuyệt mật đó là Những đối tác bên thứ hai của NSA (còn nổi tiếng với tên gọi là Ngũ Nhãn) gồm Canada và New Zealand; ngoài ra là 6 đối tác bên thứ 3 gồm Đức, Israel, Na Uy, Saudi Arabia, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ.

Những tài liệu về các đối tác khác nhau của NSA là các tài liệu thông tin được chuẩn bị bởi Sĩ quan văn phòng quốc gia (CDO) đối với một đất nước cụ thể ngay tại Cục giám đốc đối ngoại (FAD) của NSA. Tất cả các tài liệu này trừ một ngày trong tháng 4 năm 2013, tức chỉ 1 ngày trước khi Snowden rời cơ quan. Vẫn chưa rõ còn có những tài liệu nào khác nói về các đối tác của NSA trong số các hồ sơ của Snowden hay không.

Đối tác bên thứ hai của NSA

Những đối tác bên thứ hai của tình báo NSA là các cơ quan tình báo tín hiệu của Anh, Canada, Australia và New Zealand. Năm quốc gia này gộp chung thành tên gọi là Ngũ Nhãn. Những hệ thống Sigint của họ mang tính chất tích hợp cao, cũng như các đối tác này không được phép do thám lẫn nhau. 

Trước nhất là Canada. Tài liệu thông tin do Snowden giải mật đề là Mối quan hệ tình báo NSA với CSEC (Canada, ngày 3 tháng 4 năm 2013, được công bố bởi CBC vào ngày 9 tháng 12 năm 2013). Thông tin mà NSA cung cấp cho đối tác CSEC (Canada) bao gồm: NSA và CSEC cùng hợp tác trong việc nhắm mục tiêu tới xấp xỉ 20 quốc gia ưu tiên cao. 

NSA chia sẻ các khả năng mã hóa, phát triển công nghệ, phần mềm và các nguồn cho công tác thu thập tình báo tân tiến, hiệu quả xử lý và phân tích, cũng như các khả năng kiểm toán mạng (IA). Sự trao đổi tình báo với CSEC sẽ bao quát các mục tiêu xuyên quốc gia và toàn cầu.

NSA không cần phải trả tiền cho Chương trình mã hóa hợp nhất (CCP) của CSEC, nhưng cũng có những thời điểm NSA phải chi trả R&D và phí công nghệ khi chia sẻ các dự án với CSEC. Trách nhiệm của CSEC với NSA gồm: SEC sẽ cung cấp các tài nguyên cho việc thu thập, xử lý và phân tích nâng cao, cũng như mở các trang web bí mật theo yêu cầu của NSA. 

CSEC chia sẻ với NSA quyền truy cập độc đáo đối với những khu vực không có sẵn cho Mỹ, cũng như cung cấp những sản phẩm mã hóa, phân tích mã, công nghệ và phần mềm. CSEC đã tăng cường vào những dự án R&D mà hai nước cùng quan tâm. 

Thứ hai là New Zealand. Tài liệu thông tin do Snowden giải mật đề là Mối quan hệ tình báo NSA với New Zealand (tháng 4 năm 2013, được công bố bởi báo NZ Herald vào ngày 11 tháng 3 năm 2015).

5 quốc gia làm nên cộng đồng tình báo Ngũ Nhãn thuộc Đối tác bên thứ 2 của NSA. Ảnh nguồn: Privacy Canada.

Đối tác bên thứ ba của NSA

Những đối tác bên thứ ba của NSA là các cơ quan tình báo tín hiệu của 33 quốc gia. Mối quan hệ hợp tác này dựa trên các thỏa thuận chính thức và song phương, nhưng phạm vi thực tế của mối quan hệ lại rất khác nhau tùy vào tình hình mỗi nước và tùy thời điểm. 

Không giống như các đối tác bên thứ hai, các đối tác bên thứ 3 lại có quyền do thám lẫn nhau. 1) Đức. Tựa đề của tài liệu Thông tin tình báo là Mối quan hệ tình báo NSA với Đức (ngày 17 tháng Giêng năm 2013, được công bố trên báo Der Spiegel vào ngày 18 tháng 6 năm 2014). 

Các thông tin mà NSA chia sẻ với BND (Đức) sẽ bao gồm: NSA cung cấp một lượng lớn phần cứng và phần mềm cho BND, cũng như các phân tích chuyên môn có liên quan nhằm giúp BND duy trì khả năng FORNSAT (thu thập vệ tinh nước ngoài) một cách độc lập. NSA cũng trao đổi các báo cáo tình báo đối với những mục tiêu quân sự và phi quân sự.

Trách nhiệm mà BND làm với NSA gồm: NSA được cấp quyền truy cập vào các liên lạc FORNSAT nhằm hỗ trợ chống ma túy (CN), chống khủng bố (CT), cùng các nhiệm vụ vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), và một nguồn tin quan trọng nhắm vào bọn buôn lậu ma túy và lực lượng bảo vệ ở Afghanistan. BND cung cấp hỗ trợ ngôn ngữ Igbo bằng cách dịch những thông tin thu thập về các mục tiêu thời gian thực và giá trị cao của NSA.

NSA đang tìm kiếm sự phê chuẩn thích hợp để tiến tới chấp nhận hỗ trợ ngôn ngữ của BND. Ngoài hoạt động thu thập tình báo hàng ngày, BND còn cung cấp cho NSA quyền truy cập độc đáo vào những khu vực bị nhắm mục tiêu quan tâm cao. Tựa đề của tài liệu Thông tin tình báo là Mối quan hệ tình báo NSA với Israel (ngày 19 tháng 4 năm 2013, được công bố trên tờ The Intercept vào ngày 4 tháng 8 năm 2014).

Các thông tin mà NSA chia sẻ với Israel sẽ bao gồm: Israel được hưởng nhiều lợi ích của việc mở rộng tiếp cận địa lý đối với phân tích mã hàng đầu thế giới của NSA và chuyên môn kỹ thuật Sigint, cũng như truy cập quyền kiểm soát đối với thiết bị và công nghệ Mỹ thông qua việc mua nhà ở và bán quân sự nước ngoài. 

Trách nhiệm mà Israel làm với đối tác Mỹ, bao gồm: Israel sẽ trao quyền cho NSA tiếp cận những mục tiêu Sigint được ưu tiên cao, tiếp cận phân tích mã lợi hại của Israel, cũng như tiếp cận một núi các phân tích tình báo chất lượng cao; 3) Na Uy. 

Tựa đề của tài liệu Thông tin tình báo là Quan hệ tình báo NSA với Na Uy (NIS, ngày 17 tháng 4 năm 2013, công bố trên tờ Dagbladet ngày 17 tháng 12 năm 2013). NSA cung cấp cho người Na Uy các dịch vụ như: a) Các báo cáo chống khủng bố cấp TS//SI được chia sẻ đa phương;

NSA được BND (Đức) cấp quyền truy cập vào hệ thống Fornsat nhằm hỗ trợ chống ma túy, chống khủng bố, cùng các nhiệm vụ vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Ảnh nguồn: Wikimedia Commons.

b) Những trao đổi thường xuyên về dữ liệu kỹ thuật và chuyên môn phân tích các mục tiêu chống khủng bố, cùng những mối đe dọa khác đến an ninh quốc gia Na Uy; c) Hỗ trợ lực lượng bảo vệ hàng ngày ở Afghanistan và chuyên môn kỹ thuật để hỗ trợ phát triển mục tiêu nhắm đến quân nổi dậy ở Afghanistan; d) Báo cáo thường xuyên về các đề tài chống phổ biến; e) Báo cáo đặc biệt và chuyên môn phân tích; f) Trao đổi báo cáo, dữ liệu công nghệ và chuyên môn phân tích; g) Dữ liệu công nghệ và chuyên môn đối với các đề tài phân tích mã của quan tâm song phương; h) Siêu dữ liệu liên lạc FORNSAT. 

Trách nhiệm mà tình báo Na Uy làm với NSA gồm: a) Phân tích Sigint cũng như siêu dữ liệu về vị trí địa lý và liên lạc đối với các mục tiêu ở Afghanistan và hai bên cùng quan tâm (phân tích này cũng hậu thuẫn cho Các lực lượng tác chiến Na Uy, NSOF, khi được triển khai; b) Tất cả các phân tích nguồn đối với những mục tiêu Afghanistan được quan tâm song phương; c) NSA có khả năng tận dụng các khả năng Fornsat của NIS (Cục tình báo Na Uy) nhằm tăng cường thu thập những mục tiêu Sigint ưu tiên cao; d) NSA tận dụng quyền truy cập duy nhất của NIS để khai thác Sigint đối với các mục tiêu chống khủng bố ưu tiên cao; e) NSA được hỗ trợ các báo cáo Sigint đối với những mục tiêu dân sự Nga mà hai bên đồng quan tâm, cụ thể là các chính sách năng lượng Nga; f) Siêu dữ liệu liên lạc Fornsat; 4) Saudi Arabia Tựa đề của tài liệu Thông tin tình báo là Quan hệ tình báo NSA với Arab (CSS, ngày 8 tháng 4 năm 2013, được công bố trên tờ The Intercept, ngày 25 tháng 7 năm 2014). 

Trách nhiệm của NSA đối với tình báo Saudi Arabia bao gồm: NSA/CSS cung cấp cố vấn kỹ thuật về các chủ đề Sigint như khai thác dữ liệu và phát triển mục tiêu đối với TAD (Vụ kỹ thuật của Bộ Nội vụ Saudi Arabia) cũng như thu thập nguồn nhạy cảm. NSA/CSS cung cấp dịch vụ giải mã nhạy cảm cho Bộ Nội vụ để chống lại những mục tiêu khủng bố mà hai bên cùng quan tâm.

Trách nhiệm mà tình báo Arab (CSS) phải làm đối với NSA bao gồm: a) NSA sẽ thúc đẩy MOD RRD (Cục trinh sát vô tuyến của Bộ Quốc phòng Saudi Arabia) quyền tiếp cận vào những dạng địa lý xa xôi trong Vịnh Arab; b) NSA cũng truy cập vào các thu thập không được mã hóa để chống lại những mục tiêu lực lượng hàng hải của lực lượng Quds (Iran) mà hai bên cùng quan tâm; c) TAD cung cấp quyền truy cập nhạy cảm vào thu thập độc đáo đối với những mục tiêu khủng bố AQAP mà 2 bên cùng quan tâm; 5) Thụy Điển. 

Tựa đề của tài liệu Thông tin tình báo là Quan hệ tình báo NSA với Thụy Điển (FRA, ngày 18 tháng 4 năm 2013, được công bố trên tờ Nyheter ngày 5 tháng 12 năm 2013). Trách nhiệm của NSA đối với tình báo Thụy Điển bao gồm: Đào tạo và cung cấp các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật, thu thập, xử lý tình báo; NSA chấp nhận các bộ chọn của FRA và giao chúng cho các điểm thu thập của NSA đã được phê chuẩn; Mua các thiết bị; Tư cách thành viên trong các diễn đàn đa quốc gia.

Trách nhiệm mà tình báo FRA phải làm đối với NSA bao gồm: NSA được quyền truy cập vào Nga, khu vực Baltic, Trung Đông và chống khủng bố; Truy cập vào đầu vào của hệ thống tín hiệu Elint; NSA có quyền truy cập vào những sáng kiến thu thập đặc biệt; Hợp tác về các vấn đề phân tích mã; 6) Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tựa đề của tài liệu Thông tin tình báo là Quan hệ tình báo NSA với Thổ Nhĩ Kỳ (ngày 15 tháng 4 năm 2013, được công bố trên tờ Der Spiegel vào ngày 31 tháng 8 năm 2014). NSA sẽ hỗ trợ cho tình báo Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: NSA cung cấp thiết bị, công nghệ và đào tạo, cũng như các yêu cầu Sigint Mỹ và báo cáo cho đối tác Thổ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các yêu cầu của tình báo Mỹ; NSA đang thực hiện chương trình Hiện đại hóa Mã nhằm nâng cấp mã hóa trên tất cả các liên kết truyền thông chia sẻ và phi chia sẻ.

Thiết bị điều hướng tần số cao (HFDF) mà NSA sử dụng để giải mã lưu lượng internet DHKP/C mà tình báo Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng. Ảnh nguồn: Wikipedia.

NSA cũng cung cấp giải mã lưu lượng internet DHKP/C phục vụ cho công tác thu thập tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ; NSA cung cấp các yêu cầu và báo cáo đối với những mục tiêu quân sự và bán quân sự đối với KGK (Đảng công nhân người Kurd); NSA cung cấp cho người Thổ thông tin tình báo hàng ngày đối với những chiến binh cực đoan người Sunni, chống lại người Thổ và những cá nhân không có gốc Thổ. 

NSA cung cấp báo cáo chiến thuật vùng cứ mỗi 2 giờ / lần với tình báo Thổ. Trách nhiệm hỗ trợ lại NSA của tình báo Thổ, bao gồm: Tình báo Thổ cấp quyền truy cập thời gian thực NSA đối với những báo cáo về các mục tiêu không quân, hải quân, trên bộ, bán quân sự ở Nga, Georgia, Ukraine, và những mục tiêu KGK, cũng như báo cáo tóm tắt hàng ngày hoạt động ở Hắc Hải.

Tình báo Thổ cũng cấp quyền cho NSA truy cập địa chỉ HFDF và đổi lại nút này sẽ trở thành dịch vụ định vị địa lý toàn cầu CROSSHAIR HFDF của NSA; NSA đã nhận bản ghi tiếng Thổ của KGK. Hợp tác mục tiêu KGK của cộng đồng tình báo Mỹ ở Ankara đã tăng toàn diện kể từ tháng 5 năm 2007; Bản ghi nhớ DNI đã khuyến khích NSA tăng cường hoạt động tình báo.

Phan Bình (tổng hợp)
.
.