Quân đội Mỹ công bố hồ sơ Nhật Bản đánh bom bong bóng

Thứ Tư, 12/06/2019, 09:35
Quân đội Mỹ từng giữ hồ sơ chân thực về cái chết của các nạn nhân, họ là những thường dân chết bởi tay kẻ thù ngay trên lục địa Mỹ. Vụ án mạng hi hữu này đã xảy ra trong những hoàn cảnh như thế nào?


Vật thể lạ phát nổ

Elsye Mitchell gần như đã có ý định từ bỏ chuyến đi dã ngoại vào ngày nắng rộn rã ở Bly (tiểu bang Oregon). Người em gái của Mitchell nhớ lại chị mình đã nướng chiếc bánh sôcôla khoái khẩu vào đêm trước đó, và khi đó người mẹ 26 tuổi đang mang thai đứa con đầu lòng, cảm thấy không khỏe cho lắm.

Ngay buổi sáng ngày  5-5-1945, Michell cảm thấy mình ổn và cùng lên đường với ông xã Archie Mitchell và một tốp học sinh trong cộng đồng dân cư gần núi Gearhart (miền Nam tiểu bang Oregon). Trong khung cảnh tuyệt đẹp khác xa với chiến trường đang nổ ra trên Thái Bình Dương, Mitchell cùng 5 học sinh khác đã trở thành những thường dân đầu tiên và duy nhất chết bởi vũ khí quân thù ngay trên đất mẹ Mỹ dưới thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II.

Trong lúc ông xã Archie đỗ xe hơi thì Elsye cùng đám trẻ đang tỏ ra kinh ngạc trước một vật thể lạ lẫm trong cánh rừng, họ rú lên vẻ ngạc nhiên sau lưng Archie.

Bức ảnh gia đình chụp nạn nhân Elsye Mitchell lúc đang mang thai. Ảnh nguồn: On Paper Wings.

Sau này Archie đã nhớ lại thời khắc bi kịch trên mặt báo địa phương: “Tôi hớt hải kêu gọi mọi người tránh xa vật lạ, nhưng trễ mất. Chỉ nghe một tiếng nổ dữ dội. Tôi chạy bổ nhào tới, tất cả đều đã chết”.

Archie mất cùng lúc người vợ trẻ và đứa con chưa kịp lọt lòng, cùng với đó là các nạn nhân Eddie Engen (13 tuổi), Jay Gifford (13 tuổi), Sherman Shoemaker (11 tuổi), Dick Patzke (14 tuổi) và Joan “Sis” Patzke (13 tuổi). Bà Dottie McGinnis (mẹ của 2 nạn nhân Dick và Joan Patzke) sau đó đã nhớ lại người con gái của bà trong một cuốn hồi ký gia đình, bà nhớ lại cảnh hàng đoàn xe hơi tập trung trên đường cao tốc, và những tin tức buồn bã về số phận của các nạn nhân.

Mắt ngấn lệ, bà Dottie McGinnis nhớ lại: “Tôi chạy bổ tới một trong những chiếc xe hơi đang đậu và hỏi có phải Dick đã chết thật không? Hay Joan đã chết? Hoặc Jay chết? Vợ chồng trẻ Archie và Elsye đã đưa đám trẻ đi dã ngoại ngày chủ nhật trên núi Gearhart. Tất cả các nạn nhân đều đã chết ngoại trừ Archie”.

Giống như hầu hết người trong cộng đồng, gia đình Patzke không mảy may nghĩ rằng những mối đe dọa chiến tranh đã lan tới sân nhà của họ tại vùng nông thôn Oregon. Và các tài khoản làm chứng liên quan đến Archie Mitchell và những người khác đã không được biết đến rộng rãi vào những tuần sau đó.

Sau vụ nổ tang tóc, cộng đồng xay xát gỗ nhỏ tiếp tục gánh thêm áp lực phải im hơi lặng tiếng. Đối với Archie Mitchell và các gia đình có con em bị thiệt mạng, những hoàn cảnh mất mát người thân của họ đã được chia sẻ âm thầm bởi những người vô danh và ít được biết đến.

Vũ khí liên lục địa đầu tiên của Nhật Bản

Vào những tháng trước ngày xuân trên núi Gearhart, đã có vài dấu hiệu cảnh báo, chúng xuất hiện rải rác trên khắp các tiểu bang miền Tây nước Mỹ và hoàn toàn khó hiểu với công luận. Những tia sáng chói mắt, âm thanh tiếng nổ vang rền, việc khám phá ra những mảnh vỡ bí ẩn, tất cả đều chỉ le lói một chút thông tin sự thật.

Trước tiên, lực lượng Hải quân Mỹ đã khám phá ra 1 quả bóng lớn nằm cách duyên hải California nhiều dặm đường vào ngày 4-11-1944. Một tháng sau đó, vào ngày 6-12-1944, những nhân chứng đã báo cáo về một vụ nổ và ánh lửa lóe lên gần Thermopolis (tiểu bang Wyoming).

Một trong những quả bóng chứa đầy khí gas. Ảnh nguồn: Bộ sưu tập ảnh của Robert Mikesh, Bảo tàng quốc gia về chiến tranh Thái Bình Dương.

Các báo cáo về những quả bóng rơi bắt đầu kích thích các cơ quan thừa hành pháp luật địa phương với một tần suất rõ ràng rằng một số thứ gì đó liên quan đến chiến tranh đang cần một lời giải thích.

Giới chức quân sự bắt đầu xâu kết các mảnh vỡ và cho ra một loại vũ khí mới, kỳ lạ, với các dấu hiệu cho thấy chúng được sản xuất ở Nhật Bản, và nó đã bay tới bờ biển nước Mỹ. Họ vẫn chưa biết được mức độ, khả năng hay quy mô của những quả bom bóng này.

Dù khái niệm nghe có vẻ tương đối đơn giản, những quả bóng bay này mà theo cách mô tả của chuyên gia hàng không Robert C. Mikesh viết trong cuốn sách “Những vụ tấn công bom bóng của Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới lần 2 ở Bắc Mỹ” được xem là loại vũ khí liên lục địa thành công đầu tiên, một thời gian dài trước khi khái niệm này trở thành dòng chính trong tiếng lóng thời kỳ Chiến tranh Lạnh – đã mất thời gian hơn 2 năm phối hợp và dùng công nghệ tiên tiến để phục chế vũ khí lạ thành sự thật.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu cẩn thận về thứ khái niệm thường gọi là “dòng tia”: nghiên cứu về sự di chuyển các luồng gió có thể thổi bong bóng bay tới bờ biển nước Mỹ chỉ một vài ngày.

Những quả bóng bay duy trì bay trong không khí theo một cơ chế phức tạp và nó làm kích hoạt một cầu chì khi quả bóng từ trên trời rơi xuống, cầu chì làm rơi một túi cát và làm nhẹ trọng lượng khiến cho quả bóng vụt bay lên trở lại. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi còn lại duy nhất 1 thứ đó chính là quả bom.

Khi đó, những quả bóng sẽ chạm mặt đất; ước tính khoảng 9.000 quả bóng gắn bom đã được phía Nhật thả đi và có 1.000 quả chạm xuống mặt đất Mỹ. Vào giữa mùa thu năm 1944 và sang mùa hè năm 1945, đã có vài trăm vụ tai nạn dính líu tới các quả bóng “sát thủ” này.

Những quả bóng bay không chỉ đòi hỏi về sự nhạy bén kỹ thuật mà còn cả các nỗ lực hậu cần khổng lồ. Các nữ sinh lao động trong các nhà máy để sản xuất nên những quả bong bóng này, chúng được làm thành từ một dải giấy dài vô tận và được hàn kín bằng một thứ bột nhão được làm từ konnyaku (một loại rau như khoai tây).

Các nữ sinh tăng ca làm việc liên tục đến nỗi kiệt sức, đóng góp của họ cho dự án thời chiến này hầu như bị chìm trong quên lãng. Những quả bóng khổng lồ khi đó sẽ được khởi động, các kỹ sư sẽ canh chính xác tốc độ gió của “dòng tia” để có thể bay tới bờ biển nước Mỹ.

Các kỹ sư Nhật hy vọng rằng tác động của bóng bom sẽ gây nên những vụ cháy rừng, tạo nên nỗi kinh khiếp từ các vụ nổ ban đầu và đảm bảo một trận hỗn chiến sau đó. Nhưng mục tiêu của người Nhật đã bị cản trở một phần do bóng bay tới lục địa Mỹ là rơi vào mùa mưa; nhưng nếu mục tiêu này diễn tiến đúng theo kế hoạch của người Nhật thì có lẽ sẽ có một trận chiến khác ngay trên đất Mỹ.

Những số phận nạn nhân bị quên lãng

Khi có những báo cáo về sự cô lập tầm nhìn (và các giả thuyết về đường bay của những quả bong bóng trong phạm vi của tàu ngầm đến những kẻ phá hoại) thì những báo cáo mới đã được cung cấp vào kỳ nghỉ giáng sinh, giới chức Chính phủ Mỹ bắt đầu kiểm duyệt những câu chuyện về bom bởi lo ngại rằng sẽ có những lời đồn thổi phóng đại về vũ khí mới.

Các sĩ quan Nhật Bản sau đó đã nói với Hãng tin AP rằng “cuối cùng chúng tôi cho rằng vũ khí mới là vô dụng, toàn bộ cuộc thí nghiệm cũng công cốc, bởi vì chúng tôi liên tục nghe đài phát thanh vô tuyến, nhưng chả nghe được thông tin xa hơn về các quả bong bóng”.

Chuyên gia hàng không Robert C. Mikesh phát biểu: “Việc kiểm duyệt thành công đã không được khuyến khích trong các lần ra mắt tiếp theo. Chính việc kiểm duyệt này đã gây khó cho người dân Mỹ biết về nguy cơ họ bị đánh bom. Rủi ro có vẻ hợp lý khi  nhiều tuần trôi qua không còn nghe thấy bất kỳ thương vong nào được báo cáo”.

Sau khi xảy ra những cái chết trên núi Gearheart, giới chức Mỹ bắt đầu suy nghĩ lại về hướng tiếp cận của họ. Ngày 22-5-1945, Bộ chiến tranh Hoa Kỳ đã phát đi một thông cáo báo chí xác nhận nguồn gốc và bản chất của loại bom mới “và để công chúng cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm tàng, cũng như tái cam đoan rằng những vụ tấn công mang tính chất phân tán và chúng không phải là mối đe dọa quân sự”.

Lời tuyên bố trên đã được đo lường để cung cấp đủ thông tin cho dân Mỹ nhằm hạn chế thương vong, đồng thời cũng không khuyến khích kẻ thù tiếp tục ra tay.

Thế rồi, tuyên bố của Đức đầu hàng vô điều kiện. Và những cái chết của 6 nạn nhân bởi bom bóng đã trở nên bị lu mờ trước sự kiện lịch sử to lớn ở châu Âu. Sự im lặng diễn ra suốt hàng thập kỷ sau đó, gây tâm lý bức xúc cùng nỗi hoài nghi từ phía gia đình các nạn nhân đối với chính quyền.

2 năm sau sự cố bi thảm, Archie Mitchell kết hôn với cô Betty Patzke, người chị cả trong gia đình có 10 người con (có các em bị thiệt mạng là Dick và Joan Patzke), và hoàn thành giấc mơ mà lúc sinh thời người vợ quá cố Elsye từng muốn trở thành một nhà truyền giáo ở hải ngoại.

Hàn gắn vết thương chiến tranh

Nhiều thập kỷ sau đó tại Nhật Bản, dư luận mới biết sự thật về sự cố Bly. Hồi cuối thập niên 1980, Giáo sư Yuzuri “John Takeshita của Đại học Michigan, cũng đồng thời là con của một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Nhật Bản định cư ở California trong suốt thời chiến và cam kết chữa lành các vết thương chiến tranh, GS Takeshita đã nghe nói về người vợ của một người bạn học thời thơ ấu – người này đã chế tạo bom bóng lúc còn trẻ.

GS Takeshita đã tạo nên một hoạt động trao đổi thư từ giữa các cựu nữ sinh và công dân của cộng đồng Bly – những người có cuộc sống bị đảo lộn bởi một trong những quả bom bóng. Người phụ nữ này đã tỉ mẩn gấp 1.000 con hạc giấy như một biểu tượng của sự hối lỗi đối với những người thiệt mạng oan khuất.

Một trong những quả bom bóng được tìm thấy bởi quân đội Mỹ. Ảnh nguồn: Bộ sưu tập ảnh của Robert Mikesh, Bảo tàng quốc gia về chiến tranh Thái Bình Dương.

Bộ phim tài liệu “On Paper Wings” có cảnh các nạn nhân và những người tạo bom bóng đã mặt đối mặt trong một sự kiện ở Bly nhiều thập kỷ sau đó. “Judy McGinnis-Sloan, người cháu gái của bà Betty Mitchell, thở dài: “Bi kịch đã xảy ra. Nhưng các nạn nhân chưa từng cay đắng vì điều đó”.

6 người đã mất trong sự tổn thất của cuộc chiến tranh đã đe dọa nuốt chửng nhiều thành phố. Cùng lúc đó, các cư dân Bly phải nghe những cái tin không mấy hay ho trong suốt mùa xuân và hè của năm 1945 với hơn 60 thành phố bị thiêu cháy bao gồm vụ đánh bom lửa ở thủ đô Tokyo.

Ngày 6-8-1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã thả xuống thành phố Hiroshima, và 3 ngày sau đó, định mệnh tương tự đã “ban” xuống Nagasaki. Tổng cộng ước tính 500.000 người Nhật hoặc hơn thế đã bị giết hại. Nhà làm phim Ilana Sol nhớ lại: “6 người Mỹ bị chết bởi 1 quả bom bóng. Và hàng trăm ngàn người Nhật đã chết bởi “2 quả bom lửa”. Nỗi đau thương chất chồng, đó thực sự là những điều tồi têo mà người Nhật đã trải qua”.

Tháng 8-1945, chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, phóng viên Klamath Fall của tờ báo Herald and News đã công bố một chi tiết giật mình: “những quả bom bóng vẫn lơ lửng ở trời Tây nhưng chưa bị phát hiện. Dù sao cũng kết thúc một chương của cuộc chiến”.

Năm 2014, 2 kiểm lâm viên ở Canada đã thình lình tìm thấy những quả bom bóng chưa phát nổ nhưng vẫn đe dọa mối nguy hiểm chết người, một đơn vị phá bom đã được điều tới để cho nổ bung quả bom. Gần ¾ thế kỷ sau đó, những tàn tích còn lại như nhắc nhở một sự thật rằng, ngay cả những vết sẹo bị quên lãng của chiến tranh cũng mờ dần.

Hải Thanh
.
.