Vệ tinh do tham của Mỹ thất bại gây nhiều bất lợi cho ngành khoa học vũ trụ nước này

Thứ Sáu, 07/09/2007, 14:30
Cơ quan do thám quốc gia Mỹ (NRO) vừa phải thông báo về việc vệ tinh do thám của cơ quan này đã bị thất bại và đang từ từ rơi khỏi quỹ đạo trái đất. Sau khi rơi khỏi quỹ đạo, vệ tinh do thám sẽ rơi vào bầu khí quyển của trái đất và sẽ bốc cháy trước khi có thể rơi xuống mặt đất.

Vệ tinh do thám L-21 được chế tạo bởi Tập đoàn Lockheed  Martin trị giá hàng trăm triệu USD. L-21 được phóng lên quỹ đạo trái đất vào ngày 14/12/2006. Tuy nhiên, theo quan sát của một vệ tinh gần trái đất, thì L-21 đã phóng chệch ra khỏi mục tiêu của nó là quỹ đạo trái đất.

Chính xác thì  L-21 đã chưa đạt được đến tầm cao của quỹ đạo trái đất.  Và hậu quả của điều này là L-21 hiện đang rơi dần khỏi quỹ đạo. Việc vệ tinh này rơi xuống và bốc cháy ngay trong bầu khí quyển được các chuyên gia tính toán kỹ lưỡng và nhận định là sẽ không gây ảnh hưởng gì cho con người dưới mặt đất.

Thất bại của L-21 đã khiến Lầu Năm Góc buộc phải đưa ra kế hoạch kiểm tra lại đối với những kỹ thuật và công nghệ mới đã được sử dụng trong quá trình thiết kế L-21. Theo các quan chức nước này thì có thể  nó sẽ bị buộc phải ngừng áp dụng cho các vệ tinh khác trong 4 đến 5 năm tới .

Thay vào đó, quân đội Mỹ sẽ đưa một vệ tinh mới có tên Tacsat 3 (loại mới nhất hiện nay và nhỏ gọn nhất của Mỹ) vào quỹ đạo thay thế cho L-21 trong năm tới. NRO hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và chế tạo tàu vũ trụ mới để đưa vào thử nghiệm, tuy nhiên, trong một vài năm tới đây, ngân sách dành cho việc thiết kế vệ tinh sẽ bị tạm dừng.

Thất bại của L-21 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch xây dựng vệ tinh do thám của Mỹ, bởi có thể nước Mỹ sẽ không thể trở thành quốc gia đầu tiên thành công trong lĩnh vực này, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, khi mà hàng loạt các quốc gia khác đang có tham vọng vượt qua Mỹ.

Thất bại của L-21 cũng đồng nghĩa với việc tạm dừng các hoạt động của nhiều vệ tinh khác được thiết kế bởi NRO và một số vệ tinh khác của quân đội Mỹ.

Điều này cũng có nghĩa là một khoản tài chính lớn có thể lên đến hàng tỉ USD sẽ bị cắt giảm trong việc chi cho các chương trình do thám, bởi trước đó,  2 vệ tinh dẫn đường cho tàu chiến của Mỹ cũng vừa gặp trục trặc khi phóng lệch quỹ đạo bởi tên lửa Atlas V.

 Bên cạnh những rắc rối do không thành công trong lĩnh vực vệ tinh do thám, ngành hàng không vũ trụ Mỹ còn bị đe dọa bởi hàng loạt công nghệ sản xuất radar từ loại kính tổng hợp đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Đây là loại radar có độ phân giải cao và có thể quan sát, nhận định được chính xác mục tiêu  trong bóng tối cũng như trong điều kiện mây dày đặc. Cùng với Mỹ, nước Đức cũng vừa phóng một vệ tinh Terra SAR – X, một phiên bản vệ tinh mới được lắp đặt hệ thống radar  nói trên.

Các nhà phân tích cho biết, radar này hiện đã bắt đầu gửi về những hình ảnh chất lượng hơn về bản đồ của trái đất. Ngoài ra Canada cũng đang phát triển công nghệ chế tạo loại radar mới.

Một khi các quốc gia khác chế tạo thành công vệ tinh do thám trước Mỹ, đây sẽ là một thất bại không nhỏ đối với ngành khoa học vũ trụ Hoa Kỳ. Đặc biệt là khi vệ tinh do thám lại phục vụ cho hoạt động của quân đội và tình báo

Minh Ngọc (theo Reuter)
.
.