Bắc Cực đối mặt với hiểm họa tràn dầu

Thứ Hai, 23/11/2020, 11:50
Vào những ngày cuối cùng của năm 2018 tại quần đảo Svalbard của Na Uy, nơi chìm trong tăm tối của màn đêm vùng cực, một chiếc tàu kéo lưới tôm có tên là Northguider bị mắc cạn ở ngoài khơi bờ biển của một trong số các hòn đảo. Phòng máy trên tàu ngập nước biển.

Một máy bay trực thăng của lực lượng tuần duyên Na Uy đã cố gắng tiếp cận và giải cứu các thủy thủ đoàn. Con tàu bị bỏ lại phía sau cùng với 300.000 lít dầu diesel được trữ trong các bồn nhiên liệu. Một vụ tràn dầu xung quanh khu dự trữ thiên nhiên Nordaust-Svalbard (môi trường sống của loài hải mã, gấu Bắc Cực và vô số loài chim biển) có thể xảy ra...

Nghiên cứu loài trai "bắt bệnh" tràn dầu

Cho đến tương đối gần đây, những cơ hội mới đang mở ra cho hoạt động đánh cá, nghiên cứu, giải trí, giao thông, khai khoáng, cũng như việc mở rộng ngành công nghiệp khí đốt và dầu hỏa. Giao thông qua lại Bắc Cực nhộn nhịp như mắc cửi với khá đông tàu ngoài khơi duyên hải Greenland cũng như các duyên hải phương Bắc của Alaska, Canada, Scandinavia và Nga, tăng lên 25% trong khoảng giữa năm 2013 và năm 2019, đồng thời giao thông hảng hải đã vọt lên 75% so với cùng kỳ.

Các tàu cá như Northguider chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giao thông Bắc Cực, song các loại du thuyền và tàu chở khách khác, tàu hàng và tàu chở container cũng như các loại tàu chở dầu, khí đốt và các loại hóa chất cũng tăng không kém số lượng.

Tàu bè qua lại nhộn nhịp Bắc Cực gây những tác hại tiềm tàng cho môi trường, trong khi công tác ứng phó sự cố còn thiếu và yếu. Ảnh nguồn: Kystverket/Norwegian Coastal Administration 

Tất cả những hoạt động giao thông này đã làm tăng hiểm họa tràn dầu không chỉ do các tàu gây ra mà còn do môi trường Bắc Cực vốn khắc nghiệt và nhiều nguy hiểm. Thời tiết không dự báo trước và băng trôi tự do, biến đổi khí hậu làm gia tăng các trận cuồng phong và sóng dâng cao trong những thập niên sắp tới. Hội đồng Bắc Cực tuyên bố: "Những vụ tràn dầu (cả các thảm họa lớn và những vụ tràn dầu thường xuyên có quy mô nhỏ hơn) là những mối đe dọa trực tiếp đến môi trường biển kể từ đà gia tăng tàu bè xuôi ngược".

Thật không may cho đến nay các nhà khoa học vẫn biết rất ít về sinh thái biển của Bắc Cực, còn các cộng đồng dân cư địa phương được trang bị chủ yếu để đương đầu với thảm họa hàng hải. Với lưu lượng tàu tiếp tục tăng, Bắc Cực đang chật vật nâng cấp phản ứng xa bờ của họ đối với tràn dầu và những sự cố hàng hải. 

Còn các khoa học gia đang chạy đua để thu thập thông tin Bắc Cực càng nhiều càng tốt - một bức tranh có thể ước lượng và hy vọng có thể giảm thiểu những thảm họa không thể tránh khỏi. Một năm trước khi xảy ra sự cố tàu Northguider, nhà nghiên cứu Ionan Marigómez (Đại học Basque Country, Tây Ban Nha) đã thực hiện một chuyến công tác đến Svalbard nhằm thu thập loài trai. Một thợ lặn đi cùng ông Marigómez đã liên tục lặn xuống làn nước lạnh giá và nhấc lên những cái túi chứa đầy mẫu vật.

Ngay lập tức ông Marigómez và nhóm của mình đã mổ xẻ các con trai, loại bỏ một số tuyến tiêu hóa và mang trai, rồi ngay sau đó đông lạnh chúng bằng dung dịch ni tơ lỏng để bảo quản các chỉ số quan trọng và sức khỏe của trai mà có thể bị thay đổi do áp lực lúc vận chuyển. Đối với những phép đo ít phức tạp hơn như tỷ lệ thịt trong vỏ con trai thì các con trai sẽ được đem đông lạnh nguyên con. 

Vị trí tàu kéo tôm Northguider bị mắc cạn ở eo biển Hinlopen. Ảnh nguồn: OpenStreetMap via ArcGIS

Một số mẫu vật không chỉ dùng trong phòng thí nghiệm mà còn được bảo quản dài hạn trong ngân hàng mẫu vật môi trường - một kho lưu trữ các mẫu vật nhằm cung cấp cái nhìn của một hệ sinh thái trong một mốc thời điểm cụ thể. "Loài vẹm nhỏ không phải là động vật đầu tiên khi nghĩ tới sự cố tràn dầu, mà chính là loài trai mới có những chỉ dấu quan trọng cho sức khỏe hệ sinh thái. Đó là bởi vì chúng có tính nhạy cảm cao, thay đổi sinh lý để phản ứng với sự dịch chuyển về nồng độ ô xy trong nước, nhiệt độ, chất gây ô nhiễm và các mầm bệnh. Cùng lúc, chúng đủ sức để sinh tồn (lưu thông tin trong cơ thể chúng để sau này các nhà khoa học dễ tiếp cận", nhà nghiên cứu Marigómez giải thích.

Marigómez thích thú nghiên cứu các tuyến nội tạng ở loài trai và ốc, chúng là sự kết hợp hoạt động của lá gan, tuyến tụy và hệ nội tiết của con người, và từ đây sẽ giúp thực hiện những phép đo về cách hoạt động của màng nhầy hoặc tỷ lệ khác biệt của các loại tế bào. Nói nôm na thì nó cũng giống như cách các bác sĩ xét nghiệm máu của ai đó nhằm chẩn đoán họ có bị bệnh hay không.

Ông Marigómez đã theo dõi các dấu hiệu độc tố và trầm cảm trong các chỉ dấu sinh học dạng này, để cuối cùng vẽ nên bối cảnh sức khỏe của loài trai và môi trường sống của nó. Bà Kirsten Jørgensen, một nhà nghiên cứu ô nhiễm biển làm việc cho Viện môi trường Phần Lan (FEI), người cũng đang làm việc với các sự cố tràn dầu ở Bắc Cực cùng với ông Marigómez và một nhóm lớn các khoa học gia khác, khẳng định: "Không thể nào hiểu đúng những hậu quả tiềm tàng của tràn dầu và dọn sạch ở Bắc Cực nếu như không hiểu toàn diện về bản thân hệ sinh thái ở đó".

Ngân hàng dữ liệu môi trường

Phần lớn nghiên cứu sinh học về sự cố tràn dầu đã tập trung vào những tác động có thể nhìn thấy được của các loài động vật như chim biển và hải cẩu. Nhưng lại có rất ít nghiên cứu về kém hấp dẫn hơn như trai ngọc mà có thể kể cho các nhà nghiên cứu rằng liệu việc tiếp xúc với chất độc có thể làm suy yếu những sinh vật nhỏ hay không khi chúng cũng đóng một vai trò then chốt tại các tầng thấp của mạng lưới thức ăn. Nếu điều đó xảy ra thì e là sẽ đe dọa cho toàn bộ hệ thống". 

Tàu tuần duyên Na Uy (phải) hợp tác với tàu tuần duyên Nga cùng chung tay xử lý các sự cố tràn dầu ở Bắc Cực.  Ảnh nguồn: News Deeply

Các nhà nghiên cứu như Marigómez, Jørgensen và đồng nghiệp của họ đã nỗ lực làm việc. Chuyến đi đến Svalbard là một phần của nỗ lực dài 2 năm nhằm thu thập loài vẹm xanh từ những vùng biển ô nhiễm và ít ô nhiễm trên khắp Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương. Vì các chỉ dấu sinh học của chúng có thể thay đổi theo mùa và vĩ độ nên phải mất khá lâu để xây dựng bộ dữ liệu toàn diện.

Những nỗ lực nghiên cứu khác cũng đang được tiến hành nhằm xây dựng một đường cơ sở Bắc Cực. Chẳng hạn như lĩnh vực thể chế khoa học thì các cộng đồng người Inuit là ngân hàng dữ liệu sinh thái. 

"Thay vì các chứng chỉ đại học thường gắn liền với khoa học thì kiến thức của người Rather Inuit là thông tin được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Khi người Inuit ra ngoài săn bắn và đánh cá thì họ sẽ ghi lại số lượng và vị trí của từng loài động vật mà họ bắt được như loài hải cẩu đeo vòng và cá hồi chấm hồng Bắc Cực", dẫn lời giải thích của ông Neil Kigutaq, quản lý cao cấp người Inuit tại Hội Qikiqtani Inuit ở Iqaluit (Nunavut, phía Bắc Canada). 

Họ (người Inuit) cũng ghi nhận các chuyển động, hình ảnh và dấu hiệu của những loài động vật. Bộ dữ liệu ngày càng tăng không chỉ đóng góp hiểu biết khoa học cho công tác bảo tồn, mà còn giúp chính các cộng đồng nếu họ cần bồi thường cho sự mất mát thu nhập do khai thác vốn bắt nguồn từ các hoạt động giao thông hàng hải.

Không có ngân hàng mẫu vật nào dành riêng cho Bắc Cực dù cũng có những ngân hàng khác có mẫu vật liên quan. Nhưng ông Marigómez và các nhà nghiên cứu khác vẫn muốn có một cái của riêng Bắc Cực để có thể trữ đủ mẫu vật thông qua hình ảnh của hệ sinh thái trước khi tình hình diễn biến xấu đi.

Ứng phó sự cố tràn dầu

Nếu không làm sạch dầu diesel thì một mô phỏng cho thấy dầu từ tàu Northguider có thể trôi xa đến 40 km dọc theo bờ biển. Mặc dù dầu diesel không dính như những loại dầu khác (nó bay hơi và phân tán dễ hơn) nhưng nó lại là một trong những loại dầu độc nhất cho các loài cá và động vật không xương sống. 

Thành phố Longyearbyen trên quần đảo Svalbard (Na Uy). Ảnh nguồn: Maja Hitij / Getty Images

Chỉ một phần nhỏ của dầu đã được thu hồi từ những sự cố tràn dầu lớn như Deepwater Horizon, hay bi kịch tràn dầu năm 2010 trong Vịnh Mexico. Khi tàu Northguider mắc cạn, gần một tuần trôi qua mới có một nhóm chuyên gia tới hiện trường để đánh giá thiệt hại. Làm việc cho thành phố Tromsø (Na Uy), ông Hjort-Larsen đã bay tới Longyearbyen để gia nhập vào tàu tuần duyên Svalbard và đi suốt 24 tiếng đồng hồ để tới Northguider, và còn có một nhóm thành viên khác đến từ Hà Lan, nơi chủ tàu Northguider thuê họ để tư vấn trục vớt xác tàu.

Không giống với các kiểu khí hậu ấm áp, dầu ở Bắc Cực có thể bị bọc lại trong lớp băng chìm, hoặc bị hút vào trong tuyết. Đang có một số phương pháp đề xuất nhằm xử lý dầu tràn, nhưng các lựa chọn vẫn khá giới hạn: việc đốt dầu tại chỗ sẽ khiến dầu nổi trên bề mặt và để lại các vệt cặn, sản sinh ra khí thải nhà kính. 

Nhà nghiên cứu ô nhiễm biển cả Lis Jørgensen trăn trở: "Với các chất ngăn bắn hóa học sẽ lan dầu qua các cột nước giúp ngăn chúng bắn vào chim biển cũng đồng thời tạo ra những nan giải mới. Những chất phân tán này có thể kết hợp với dầu để giết chết cá, sinh vật phù du, và các dạng sự sống khác bên dưới bề mặt biển, tác động của dầu sẽ ảnh hưởng tới các tầng nước sâu". Mức độ cấp thiết để phát triển các dụng cụ chuyên biệt cho Bắc Cực dùng để ứng phó với thảm họa tràn dầu và đường cơ sở sinh thái đã tăng lên trong những tháng gần đây.

Cuối tháng 5 năm 2020, một vụ tràn dầu đã xảy ra ở Norilsk (Nga), nơi bể chứa nhiên liệu tại một nhà máy điện đã đổ sập, tràn xuống các dòng sông Daldykan và Ambarnaya ước tính 15.000 tấn dầu diesel. Dầu tràn vào hồ nước ngọt Pyasino gây tác hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái và động vật hồ bao gồm cả con người vốn phụ thuộc vào nước hồ. Một thời gian ngắn sau đó lại một đợt nhiệt nóng thổi qua Siberia, nhiệt độ tăng vọt lên 25°C trong khi nhiệt độ ban ngày ở nơi đây thường chỉ là 0°C. 

Vào mỗi mùa hè, băng biển Bắc Cực teo lại một ít. Khi Bắc Cực mở cửa và các quốc gia xung quanh tranh giành nguồn tài nguyên dầu hỏa và khoáng sản, Hội đồng Bắc Cực đã tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên nhằm đối phó với rủi ro môi trường leo thang. Các nước thành viên đã tăng cường năng lực đối phó với tràn dầu như thiết bị phân tán cho máy bay trực thăng và những cần cẩu đủ mạnh để dọn băng; cũng như chạy các đợt tập dượt mô phỏng để đối phó với sự cố tràn dầu.

Phan Bình (Tổng hợp)
.
.