Cuộc chạy đua chế vaccine cảm cúm

Thứ Sáu, 30/11/2018, 11:35
Cảm cúm có vẻ như khá "đơn giản" đối với người xứ nhiệt đới, thì đối với vùng khí hậu lạnh dường như lại là câu chuyện nan giải. Chỉ có 1% số người được chủng ngừa đủ để an toàn tính mạng. Nhưng các nhà nghiên cứu đang dùng trí tuệ nhân tạo (AI) và các mô hình máy tính để thay đổi vấn nạn đó.


Sự bất tiện của vaccine ngừa cúm

Nhà vi trùng học đoạt giải Nobel McFarlane Burnet từng viết: "Có thời điểm người ta lo ngại rằng việc viết thứ gì đó về bệnh truyền nhiễm sẽ có nguy cơ chìm vào lịch sử". Lúc đó, Burnet đã ghi điểm. Nhờ vào sự lan truyền của chủng ngừa mà căn bệnh đậu mùa (chứng bệnh quái ác đã từng đoạt mạng của 300 triệu người chỉ riêng trong thế kỷ 20) đã nhổ tận gốc trong suốt 17 năm.

Trong vòng 20 năm tiếp sau đó, chủng ngừa cho các căn bệnh bạch cầu, uốn ván, bại liệt và ho gà đã trở thành một thói quen ngừa bệnh tại nhiều quốc gia, nó đã làm giảm đáng kể các căn bệnh chết người như đã từng làm như thế trong quá khứ. Nhưng với tất cả sự can đảm của McFarland Burnet, vẫn có một căn bệnh nhiễm trùng khó được kiểm soát thông qua chủng ngừa: bệnh cúm.

Ở Mỹ, bệnh cúm mùa Đông cuối cùng là đặc biệt nghiêm trọng, nó tước đi mạng sống của 8 vạn người, là mùa chết người nhiều nhất kể từ năm 1976, theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDCP).

Đề cập đến bệnh cúm, ngay cả chủng ngừa cũng không đảm chắc được bảo vệ. Mùa Đông năm 2017, chỉ 15% dân số toàn cầu được bảo vệ chống nhiễm trùng. Trong những năm tốt lành (chẳng hạn như 2015/2016), tỷ lệ phần trăm người được bảo vệ lên tới 52%, nhưng thường tỷ lệ này sẽ dao động trong khoảng 40% hoặc thấp hơn.

Nhà vi trùng học đoạt giải Nobel, McFarlane Burnet.

Hiện tại các nhà nghiên cứu đang cố gắng tái lập trình chủng ngừa cúm để không chỉ bảo vệ 1 lần mà là suốt đời. Cứ 2 lần trong năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại nhóm họp để quyết định xem loại vaccine nào được dùng để chống lại những chủng cúm trong năm đó. Vaccine cúm năm 2018 đã được tìm ra từ hồi tháng 2 và trao cho các hãng dược phẩm nhằm đủ thời gian sản xuất và phân phối đại trà.

Mỗi chủng cúm được đặt tên theo địa danh phát hiện ra nó lần đầu tiên, và loại vaccine năm nay sẽ là cú đánh trực tiếp chống các chủng cúm từ Michigan, Singapore, Colorado và Phuket. Đây là những chủng được xác định phổ biến nhất vào mùa Đông năm 2017. Nhưng vẫn còn đó sự lo lắng trong khoảng thời gian giữa tháng 2 và tháng 10 khi mà mùa cúm ở bán cầu Bắc bắt đầu trỗi dậy.

Các chủng cúm cũ hơn đã được loại bỏ bởi vaccine năm nay có thể sẽ trở lại, hay các chủng cúm chưa được nhận dạng có thể đang mon men xuất hiện. Vì mỗi vaccine chỉ có thể đặc trị một chủng cúm, nên số lượng người được bảo vệ sẽ giảm theo với mỗi chủng nhờn thuốc hoặc tái phát.

Vaccine cúm phổ quát

Hy vọng về việc tạo ra một 1 hay 2 loại vaccine mà có thể giúp nhân loại chống hiệu quả mọi chủng cúm đang là thách thức với các nhà khoa học. "Thế giới cần phải có một loại vaccine cúm phổ quát. Các chủng vaccine cúm hiện tại hoạt động bằng cách kích hoạt các hệ miễn dịch nhằm phản ứng với một loại chất đạm cụ thể được nhúng vào bề mặt của mỗi tế bào virus cúm. Hệ miễn dịch nhận ra những chất đạm dạng này, chúng gọi là Epitopes, và chúng sản sinh ra các kháng thể để dọn sạch nhiễm trùng. Vaccine có chứa các phiên bản của những Epitope này và nếu nó va chạm với virus thực sự, thì nó sẽ nhanh chóng sản sinh ra các kháng thể để tiêu diệt chúng", Craig Thompson, người nghiên cứu về sự tiến hóa của các căn bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford (Anh).

Vấn đề là chỉ một trong số các chất đạm bề mặt này có trong 18 dạng biến thể khác nhau - mỗi biến thể làm kích động một dạng phản ứng miễn dịch khác nhau. Đó là lý do giải thích tại sao mà mỗi vaccine lại được sản xuất để có thể phù hợp với một biến thể cúm mà WHO hy vọng nó có thể lưu hành trong suốt mùa cúm. Không khả thi để chống lại một chủng cúm chỉ bằng một lần tiêm vaccine duy nhất từ kho vaccine hiện nay.

Craig Thompson nói đến loại vaccine cúm phổ quát, giúp ngừa cúm trong vòng 20 năm hoặc có thể là mãi mãi.

Craig Thompson nghĩ rằng có một cách khác để giúp giải quyết vấn đề trên. Như bất kỳ loài nào, các chủng cúm tiến hóa theo thời gian, những con virus này sinh sôi rất nhanh nhằm duy trì sự lây nhiễm. Nhà nghiên cứu Craig Thompson phát biểu: "Nó đủ khôn ngoan để cảm nhận cần phải lãng tránh bị miễn dịch. Nhưng không ai đủ khả năng để dự đoán nó tiến hóa ra sao, hay nắm bắt sự thay đổi đó trong vaccine trước đây".

Bằng cách chạy các mô hình toán học nhằm kiểm nghiệm cách mà các chủng cúm tiến hóa theo thời gian, nhà nghiên cứu Craig Thompson và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng những sự thay đổi cúm có thể dự báo được, với mỗi virus cúm  - và loại chất đạm có trong chúng - đi xuyên qua 4 giai đoạn của sự tiến hóa cứ mỗi 10 năm hoặc lâu hơn.

Điều này đã mang lại một số biến thể mà vaccine có thể chú trọng vào từ 18 biến thể trong 4 giai đoạn. Và 4 chủng này là đủ nhỏ để ép thành một hay hai liều tiêm. Thompson cho biết: "Khi tiêm vaccine này, quý vị sẽ có 20 năm được miễn dịch cúm, đây là cách mà chúng tôi đang hướng tới".

Mặc dù Thompson và nhóm của ông đang thật sự thử nghiệm vaccine ở chuột, nhưng họ cũng đang trong giai đoạn phát triển kỹ thuật mới này thành một dạng vaccine đầy đủ để thử nghiệm ở người. Một công ty thuộc Oxford khác tên là Vaccitech đang hy vọng chế ra một loại vaccine phổ quát nhắm vào một chất đạm cụ thể ngay trong virus cúm.

Với khoản ngân sách trị giá 20 triệu bảng Anh do liên doanh với hãng Google, công ty Vaccitech hiện đang ở trong giai đoạn cuối (2 năm thử nghiệm với sự tham gia của 2.000 người). Nhưng các nhà nghiên cứu khác lại nghĩ rằng thay vì chú tâm vào tìm kiếm ra vaccine, thì nên nghĩ về cơ chế sinh học nhằm giải thích lý do tại sao có loại bảo vệ người này mà lại vô hiệu với người kia.

"Chúng tôi đang sử dụng công nghệ để hình dung ra các cá thể khác biệt, và sau đó dùng kiến thức về sự khác biệt để tạo ra các loại vaccine cụ thể và hiệu quả hơn?", dẫn lời ông Niven Narain, đồng sáng lập kiêm CEO của Berg, một công ty khởi nghiệp dược phẩm có trụ sở ở Boston đang sử dụng AI để phát triển ra thuốc mới. Cùng với hãng dược Sanofi (Pháp), Berg đang dùng AI để so sánh những người được bảo vệ chống lại cúm bằng vaccine với những người không được bảo vệ.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.