Cuộc đời thầm lặng của nhà khoa học đẩy lùi dịch quai bị

Thứ Năm, 15/03/2018, 11:06
Ít ai biết rằng, người phát minh ra vaccine chủng ngừa các loại bệnh bệnh quai bị, rubella là một nhà khoa học thầm lặng - Nhà vi trùng học Maurice Hillerman.

Trước thập niên 1960, hàng năm, ít nhất ¼ trong số 1 triệu trẻ em mắc phải căn bệnh quai bị, đó là một triệu chứng bệnh truyền nhiễm rất mạnh gây ra sốt, cơ thể sưng lên và kiệt sức. Trong suốt đợt bùng phát dịch bệnh rubella vào năm 1964, đã có hơn 12,5 triệu trẻ em mắc căn bệnh truyền nhiễm, hàng ngàn trẻ em chết hoặc chào đời với các khiếm khuyết hình thể nghiêm trọng. Ít ai biết rằng, người phát minh ra vaccine chủng ngừa các loại bệnh này là một nhà khoa học thầm lặng.

Nhà vi trùng học Maurice Hillerman đã dành trọn cuộc đời mình để sáng tạo ra các loại vaccine dùng để nhổ tận gốc căn bệnh thơ ấu của con người. Vào thời điểm qua đời vào năm 2005 (hưởng thọ 85 tuổi), ông Hillerman đã phát triển hơn 40 loại vaccine bao gồm Sởi quai bị và Rubella (NMR), bệnh thủy đậu, bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B.

Maurice Hillerman đã phát triển hơn 10 loại vaccine khác nhau.

Di sản của Hillerman là đề tài để công chiếu nên bộ phim tài liệu vào năm 2016 mang tựa đề "Hillerman: Một hành trình hiểm nghèo để cứu trẻ em thế giới", bộ phim này gần đây đã được Bảo làng Lịch sử quốc gia Mỹ (Smithsonian) công chiếu.

Một nhóm các chuyên gia y tế công cộng bao gồm ông Anthony Fauci, Giám đốc của Viện nghiên cứu các bệnh dị ứng và truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID), đã phản ánh cách thức mà những loại vaccine của Hillerman đã giúp phòng ngừa các đại dịch và tử vong trẻ em, mặc dù ngày hôm nay có rất ít người biết về Hillerman.

Ông Anthony Fauci, một người bạn lưu niên của Hillerman, nhận xét: "Thứ duy nhất ông ấy để tâm là làm sao cứu mạng càng nhiều trẻ em càng tốt. Hồi còn nhỏ, cậu bé Maurice Hillerman đã đối mặt với những tác động của một trận đại dịch khi nó tràn tới vùng thôn quê ở tiểu bang Montana.

Năm 1919, đại dịch cúm ở Tây Ban Nha tiêu diệt khoảng 5% dân số thế giới, đôi khi cái chết thường diễn ra trong vòng vài giờ ở những triệu chứng đầu tiên. Khi lớn lên, Hillerman bắt đầu quan sát căn bệnh đại dịch bằng kiến thức khoa học, chàng trai thường tự mình đọc sách báo, như cuốn sách "Nguồn gốc các loài của" nhà Tự nhiên học Charles Darwin, và bỏ ngoài tai những bài giảng nhà thờ và tôn giáo của một cậu trai xuất thân trong gia đình Giáo hội Luther. 

Hillerman từng hỏi cắc cớ một vị linh mục phải chứng minh rằng rượu có thể biến thành máu của Chúa Ki Tô (Chúa Jesu). Tính bền bỉ và trí thông minh đã đưa bước chân của Hillerman vào giảng đường đại học và đến năm 1941, ông lấy được tấm bằng Tiến sĩ tại Đại học Chicago.

Tai Đại học Chicago, ông đã bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về virus học, khám phá ra căn bệnh Chlamydia là do vi khuẩn có thể chữa khỏi, không phải là virus. Nhưng thay vì bước hẳn vào thế giới của học thuật và giảng dạy ở các giảng đường, thì Hillerman chuyển hướng sang ngành công nghiệp. Học thuật với những giấy tờ và thuyết giảng, không cho phép Hillerman toàn tâm sử dụng các kỹ năng của mình để triển khai các ứng dụng ra thực tế.

Khi Maurice Hilleman bắt đầu nghề nghiệp đầu tiên của mình tại công ty dược phẩm E.R.Squibb&Sons vào năm 1944 cũng là khi các binh sĩ Mỹ tham chiến ở Nhật Bản đang bị mắc chứng bệnh viêm não Nhật Bản do bị một loại muỗi lây nhiễm.

Chính phủ Mỹ giao nhiệm vụ cho công ty E.R.Squibb&Sons phải phát triển ra một loại vaccine nhằm ngăn chặn căn bệnh viêm não Nhật Bản. Nó là một "nhiệm vụ bất khả thi" như cách các nhà nghiên cứu như Paul Offit đã thốt lên; song Hillerman lại làm được.

Hillerman đã thành lập một phòng thí nghiệm ngay tại kho thóc của mình, nơi đây ông và nhóm nghiên cứu đã tiến hành mổ xẻ những con chuột, lấy óc chuột, qua vài công đoạn rồi thu hoạch vaccine. Công việc nghe có vẻ khó tưởng tượng, nhưng kỳ thực lại  có kết quả.

Cùng năm 1944, vaccine này đã được trao cho hàng ngàn lính Mỹ nhằm phòng ngừa họ có thể bị lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Maurice Hillerman lại dọn tới Viện nghiên cứu quân sự Walter Reed (tiểu bang Maryland, Mỹ), nơi đây ông tiếp tục đi tiên phong trong việc nghiên cứu về các đột biến virus.

Năm 1957, ông đọc được một bài báo trên tờ New York Times nói về những cái chết do cúm ở Hồng Kông, có mô tả những đứa bé mắt sưng lên đang nằm hàng dãy dài bên ngoài một phòng khám ở Hồng Kông. Một ý nghĩ lóe lên trong  đầu của Hillerman, nó khiến ông nghĩ rằng những cái chết này có thể sẽ là một đại dịch cúm kế tiếp. Hillerman đã yêu cầu một mẫu virus lấy từ phòng khám ở Hồng Kông mang về Mỹ nhằm giúp cho các nhà sản xuất có thể bắt đầu nghiên cứu vaccine.

Các nhà khoa học tin rằng dịch cúm Hồng Kông có thể dễ dàng đoạt mạng cả triệu người nếu như không có vaccine. Từ đây, Hillerman đã chuyển tới công ty dược phẩm Merck và tiếp tục tập trung nghiên cứu vào việc phòng ngừa các căn bệnh khác. Một số căn bệnh trong số đó đã xảy ra ở quê nhà Montana của Hillerman.

Khi đứa con gái Jeryl Lynn của Hillerman phát bệnh quai bị vào năm 1967, Hillerman thu thập các mẫu virus rồi mang nó vào phòng thí nghiệm. Người con gái khác của Hillerman là Kirsten - năm đó tròn 1 tuổi - nằm trong số những bệnh nhân đầu tiên được chủng ngừa bệnh quai bị. Trong một cuộc phỏng vấn, Hillerman nhớ lại: "Cháu gái nhỏ nhà tôi (Kristen) đã được bảo vệ bởi con virus lấy ra từ chị nó (Jeryl Lynn), tôi cho rằng đó là sự độc đáo trong lịch sử y học".

Hillerman khẳng định rằng thành công của ông không thể xảy ra nếu như không có gallus gallus domesticus - con gà khiêm tốn. Hillerman đã được những con gà quây quần trong lúc làm việc tại nông trang của gia đình ông ở tiểu bang Montana ngay từ khi ông còn nhỏ. Đến thời gian sử dụng trứng gà được thụ tinh để ấp trứng, ông càng nhớ những con gà nhiều hơn.

Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi trên truyền hình với Dự án "Những người tạo ra vaccine" nhà khoa học Hillerman hài hước giải thích: "Lũ gà quấn lấy tôi trong những ngày đầu chập chững nghiên cứu khoa học, chúng đã trở thành những người bạn tốt nhất của tôi".

Hải Thanh (tổng hợp)
.
.