Những câu chuyện về biển cả nổi tiếng thế giới năm 2017

Thứ Hai, 22/01/2018, 18:17
Tuy có những thành công trong cuộc chiến chống lại nạn săn trộm cá heo, cá voi, nhưng năm 2017 này loài người lại thêm phần đau xót khi biết rằng 2 giống loài này đang sắp sửa tuyệt chủng.


Siêu bão tàn phá

Mỗi năm, biển cả "ban tặng" cho nhân loại các cơn bão, nhưng 2017 thực sự là một năm đáng nhớ. Hồi cuối tháng 8 năm 2017, siêu bão Harvey đã đổ bộ vào vùng duyên hải tiểu bang Texas (Mỹ), cơn bão đã rót tới 1.524 mm nước mưa phủ khắp Texas.

Gió mạnh và mưa xối xả của siêu bão Harvey đã gây ngập lụt trên diện rộng và tạo nên một thảm họa thiên nhiên ngốn tới 100 tỷ USD.

Chưa hết, vào đầu tháng 9 năm 2017, siêu bão Irma lại càn quét quần đảo Caribe, Florida Keys và duyên hải Tây Florida. Siêu bão Irma hoành hành suốt 37 tiếng với sức gió lên tới 185 dặm/giờ. Nhiều hòn đảo bị san bằng và vẫn đang chậm chạp phục hồi. Trên bờ biển vịnh Tampa (Florida) là cảnh tượng hoang tàn do gió Irma quật đổ.

Tàn ác hơn khi siêu bão Maria lại quất vào vịnh Caribe gây lở đất vào cuối tháng 9 năm 2017 trên hòn đảo nhỏ Dominica và trực chỉ Puerto Rico.

Số nạn nhân của siêu bão Maria không ngừng tăng lên trên lãnh thổ Mỹ. Suốt 10 tuần, một nửa cư dân trên đất Mỹ sống trong cảnh bị mất điện. Mệt mỏi hơn khi xuất hiện một cơn lốc nhiệt đới (rất hiếm gặp) đã đổ bộ vào Ireland và Vương quốc Anh, Châu Á và đặc biệt là Việt Nam cũng đối mặt với một mùa mưa bão tàn phá nặng nề; người Hy Lạp nhìn thấy một trận lụt được hình thành từ một dạng bão gọi là "Medicane".

Mỗi một cơn siêu bão trong số này lại rất khốc liệt và gây chết người. Và khi mà các đại dương ngày càng ấm lên do biến đổi khí hậu thì bão dữ thập phần mạnh hơn.

Cá heo, cá voi bên bờ vực tuyệt chủng

Tuy có những thành công trong cuộc chiến chống lại nạn săn trộm cá heo, cá voi, nhưng năm 2017 này loài người lại thêm phần đau xót khi biết rằng 2 giống loài này đang sắp sửa tuyệt chủng.

Trước hết là câu chuyện thành công nhưng sau đó đã biến thành thảm kịch. Các chuyên gia nói rằng loài cá voi Bắc Đại Tây Dương đã bắt đầu hồi phục trở lại với chỉ từ 100 con cá voi mẹ, nhưng số lượng này không đảm bảo cho sự tồn vong của loài động vật này. Nhiều con cá voi, cá heo bị giết hại mỗi năm bởi các cuộc tấn công của tàu bè và bằng các dụng cụ sát cá. Tại vịnh California hiện chỉ còn 30 cá thể cá heo Vaquita.

Nhưng loài cá heo Vaquita cũng bị giảm số lượng do bị mắc kẹt trong lưới đánh cá do ngư dân khai thác loài cá đặc hữu Totoaba. Luật đánh bắt cá lại ban hành quá trễ nải. Nhìn chung số phận của 2 loài động vật này không tốt, nhưng chúng cũng không chắc sẽ biến mất mãi mãi. 

Xã hội bạch tuộc

Bạch tuộc khét tiếng là sinh vật kỳ lạ, và sự lạ của chúng liên tục được con người khám phá thêm.

Năm 2017 này, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra các loại bạch tuộc, và mực đã tiến hóa theo những cách thức hoàn toàn mới, chúng lệ thuộc vào các dạng đột biến trên mức độ ADN, giống như các cơ thể sinh vật khác trên hành tinh, những loài sinh vật này đã phát triển ra cách thức nhằm chiếm quyền điều khiển hệ thống và chỉnh sửa ARN (cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử), đạt được bước thứ 2 trong chuỗi các hướng dẫn di truyền. Dù có vẻ dùng di truyền "hành tinh lạ", một số loài bạch tuộc có vẻ tương tự nhau.

Từng được xem là loài sinh vật đơn độc, nhưng gần đây các nhà khoa học khẳng định rằng chúng là loài sống quần tụ ở các "thủy tinh cung" và có một cộng đồng xã hội phát triển cao.

Biến đổi màu sắc địa cầu

Ngày hôm nay, Trái đất có màu xanh nước biển và xanh lá cây, trong khi ở 2 cực Bắc và Nam lại có màu trắng. Nhưng không phải màu sắc của Trái đất luôn là vậy. Có 2 giai đoạn Trái đất được phủ bởi băng - một giai đoạn gọi là "bóng tuyết địa cầu - rồi khi Trái đất tan băng, hàng tấn chất dinh dưỡng đã trôi xuống biển. 

Thế rồi, vi khuẩn dưới đáy đại dương đã biến thành môi trường cho tảo chế ngự, làm thức ăn cho các loài động vật đầu tiên. Cách đây khoảng 4,5 triệu năm, là những thay đổi về cuộc cách mạng băng hà tan chảy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng cá voi có kích thước thân thể to đùng là do sự tương tác của chúng với các vùng biển giàu chất dinh dưỡng, và khi các băng hà phình ra và tan chảy. Không chỉ là băng thay đổi theo thời gian, Ô xy cũng là thứ làm nên sự sống. 

Năm 2017 này, các nhà khoa học cũng khám phá ra một số dạng sự sống hình thành từ những vùng biển cạn kiệt ô xy, bao gồm vụ nổ Cambrian xảy ra cách đây 540 triệu năm.

Bí ẩn hiện tượng cá lên bờ

Khi các loài động vật trôi dạt vào bờ, nó thường là một dấu hiệu xấu và kêu gọi một lời giải thích. Đơn cử là một bí ẩn về một tốp khoảng hơn 20 con bạch tuộc đã nổi lên trên một bờ biển ở xứ Wales (Anh) vào tháng 10 năm 2017. 

Hay một loạt những con cá mập và cá đuối đột ngột nổi lên trên các bãi biển ở California vào đầu năm 2017, và bị nghi ngờ là chúng đã bị nhiễm một loài ký sinh trùng ăn óc gọi là "cá lây nhiễm". Kinh dị hơn khi một đám "dưa chuột biển" đột ngột xuất hiện ở vùng duyên hải Tây nước Mỹ từ Oregon đến Alaska, và các nhà khoa học đang nhức đầu không hiểu lý do tại sao. 

Cá voi di cư là không mới mẻ, nhưng lại rất không bình thường, và một cuộc nghiên cứu trong năm 2017 này nói rằng đôi khi loài cá voi làm thế với hiện tượng Bắc Cực Quang. NASA và các cộng sự đang tìm ra một giả thuyết chứng minh về sự thay đổi từ trường trong một cơn bão mặt trời có nghĩa là loài cá voi mất cách tiếp cận với hệ thống định vị GPS của chúng, và đi sai đường, tràn lên bờ.

Nguyễn Thanh Hải
.
.