Phát hiện mới về thành phố cổ Pompeii

Thứ Sáu, 18/05/2018, 10:23
Hôm 11-5, Bảo tàng Khảo cổ quốc gia Naples ở phía tây Italy đã ăn mừng “một phát hiện phi thường” khi “kho báu” cuối cùng của Pompeii - thành phố La Mã bị phá hủy và chôn vùi hoàn toàn trong vụ phun trào kéo dài 2 ngày của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên, tức là khoảng 2.000 năm trước - được tìm thấy.

Theo giới chức an ninh địa phương, trong lúc những kẻ trộm mộ tìm kiếm những cổ vật giá trị ở thành phố cổ Pompeii thì vô tình phát hiện một xác ngựa chiến bị chôn vùi trong thảm họa trên. Khu vực tìm thấy xác con ngựa trên là một ngôi làng thuộc khu vực Civita Giuliana ở phía bắc Pompeii.

Các chuyên gia xác định, đây là một trong những giống ngựa “quý tộc nhất”, có thể từng được sử dụng trong các cuộc diễu hành quân sự thời bấy giờ. Tiếp tục tìm kiếm, các chuyên gia còn phát hiện ra vết tích của một khu dân cư, và một khu vực dành riêng cho sản xuất nông nghiệp, rượu vang và chăn nuôi...

Với những phát hiện quan trọng này, các chuyên gia hy vọng có thể tìm hiểu cuộc sống của người dân ở Pompeii trước khi xảy ra thảm kịch trên.

“Garden of the Fugitives” (Vườn những người trốn chạy).

Người đầu tiên có công trong việc phát hiện và khai quật thành phố cổ Pompeii là Karl Jakob Weber (1712-1764), kiến trúc sư người Thụy Sĩ. Sau khi ông mất, kỹ sư quân đội Franscisco la Vega tiếp quản công việc. Tới năm 1748, trong những cuộc khai quật ngẫu nhiên, kỹ sư quân đội người Tây Ban Nha Rocque Joaquin de Alcubierre đã phát hiện 2 thị trấn của Pompeiivới nhiều ngôi nhà và tranh tường vẫn còn nguyên vẹn.

Trong những cuộc khai quật năm 1863, nhà khảo cổ học người Italy Giuseppe Fiorelli (1823-1896) đã tìm ra những “khoảng trống” giữa lớp tro. Ông cho rằng đây là vết tích các cơ thể đã phân hủy để lại nên đã sử dụng kỹ thuật bơm thạch cao vào đó để tái lập một cách hoàn hảo hình dạng của các nạn nhận trong thảm họa núi lửa năm nào.

Kết quả thu được rất chính xác và những hình dạng kỳ lạ của những người dân Pompeii bất hạnh không thể trốn thoát, trong khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, với hình dáng thể hiện sự kinh hoàng thường rất dễ nhận thấy. Kỹ thuật này cho tới ngày nay vẫn được sử dụng.

Pompeii là một thành bang La Mã, nằm trong vùng Campania, thuộc địa giới công xã Pompeii, miền nam Italy. Thành phố này, cũng như các thị trấn và các vùng đất nông nghiệp của nó, nằm xung quanh chân núi lửa Vesuvius. Nhưng họ đâu ngờ một tai họa lớn mang tính hủy diệt đang chờ đợi họ. Vào năm 62 sau Công Nguyên, một trận động đất cường độ 7,5 độ Richter đã tàn phá thành phố Pompeii.

Xác ngựa.

Vào ngày hôm đó tại Pompeii có 2 lễ hiến tế, bởi đó là ngày sinh nhật của Augustus đang được gọi là “Người cha của quốc gia” và cũng là ngày lễ tưởng niệm các thần linh bảo vệ thành phố. Các thành phố lân cận như Herculaneum và Nuceria cũng bị ảnh hưởng.

Sau đó, người Pompeii tiếp tục bắt tay vào xây dựng lại thành phố, thậm chí họ còn muốn xây dựng một thành phố hào hoa hơn. Nhưng chẳng bao lâu sau, núi lửa Vesuvius bất ngờ “sống lại” và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6m.

Vụ phun trào đã được các nhà sử học đương thời ghi lại và nói chung được công nhận. Tuy nhiên, những khai quật khảo cổ tại Pompeii cho thấy hơi khác. Xác người bị chôn trong tro dường như mặc quần áo ấm chứ không phải đồ nhẹ mùa hè là thứ họ được cho là sẽ mặc vào tháng 8. Hoa quả và rau tươi trong những cửa hàng đều thuộc tháng 10, và ngược lại hoa quả mùa hè thường xuất hiện vào tháng 8 đã được bán ở dạng đồ khô, hay ở dạng được bảo quản.

Các bình lên men rượu đã được đóng kín, điều này có lẽ phải xảy ra khoảng cuối tháng 10. Các đồng xu tìm được trong ví của một phụ nữ có 1 đồng xu kỷ niệm phải được đúc vào cuối tháng 9. Hơn nữa không có bằng chứng xác thực giải thích tại sao lại có một sự khác biệt rõ ràng như vậy.

Các vật bị chôn vùi bên dưới Pompeii được bảo tồn khá tốt dù đã 2.000 năm qua. Không khí và hơi ẩm không thể xâm nhập khiến các vật thể ít bị hư hại, và đồng nghĩa rằng, một khi được khai quật lên, địa điểm này là một kho thông tin và bằng chứng cho việc phân tích về cuộc sống của người dân Pompeii.

Thật không may, khi đã được khai quật, Pompeii phải đương đầu với những hư hại cả do tự nhiên và con người khiến tốc độ hư hỏng của chúng tăng vọt. Môi trường, các biện pháp khai quật không thích hợp hay việc xây dựng lại, các loài cây, thú vật, du lịch, phá hoại và trộm cắp đều làm hư hại địa điểm theo một cách nào đó. 2/3 thành phố đã được khai quật, nhưng những tàn tích đang nhanh chóng xuống cấp. Ước tính cần có 335 triệu USD cho công việc bảo tồn cần thiết ở Pompeii.

Năm 1997, UNESCO đã công nhận Pompeii là một Di sản văn hóa thế giới. Địa điểm này đã xuất hiện nhiều trong văn hóa đại chúng ngay từ khi được tái khám phá. Cuốn “Book I” của Cambridge Latin Course dạy tiếng Latinh qua câu chuyện của một người dân Pompeii, Lucius Caecilius Iucundus, từ thời cai trị của Nero tới thời Vespasian. Cuốn sách kết thúc khi núi lửa Vesuvius phun trào, Caecilius và gia đình ông thiệt mạng. Nhiều sinh viên đã tới Pompeii chỉ để tìm ngôi nhà của Caecilius.

Không chỉ vậy, Pompeei còn là bối cảnh cho bộ phim truyền hình Anh “Up Pompeii!”. Pompeii cũng đã được thể hiện trong phần hai, mùa bốn của loạt kịch làm lại của “BBC Doctor Who”, tên là “The Fires of Pompeii”. Chưa hết, năm 1971, ban nhạc rock Pink Floyd đã ghi hình buổi trình diễn trực tiếp “Pink Floyd: Live at Pompeii”, với 6 bài hát tại nhà hát bậc La Mã cổ trong thành phố. Bài hát “Cities In Dust” của Siouxsie And The Banshees cũng đề cập tới vụ phá hủy Pompeii.

Hà Linh (tổng hợp)
.
.