Quân đội Mỹ và cuộc đua thiết kế máy bay gián điệp

Thứ Ba, 21/06/2016, 20:05
Chiếc máy bay gián điệp nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh U-2 hiện đang được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trang bị những thiết bị cảm biến để tiến hành những cuộc thử nghiệm về thời tiết.

Tiếp theo U-2 Blackbird, chiếc “Son of the Blackbird” (Con trai chim hét) của nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sẽ sử dụng hệ thống nhiên liệu kép để có thể băng qua toàn bộ lục địa chỉ trong vòng 1 giờ. Máy bay không người lái (drone) “Global Hawk” có khả năng tiến hành những sứ mạng được lập trình sẵn. TR-X – một sáng tạo khác của Lockheed Martin – được tích hợp công nghệ máy bay gián điệp tiên tiến nhất và dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2030.

Chiếc U-2 của Lockheed Martin.

Những chiếc máy bay gián điệp hiện đại sử dụng công nghệ mô phỏng tháp viễn thông gọi là “dirtbox” – được cho là viết tắt tên Công ty cung cấp công nghệ phục hồi dữ liệu số Digital Recovery Technology, công ty con của Hãng Boeing - có thể tìm kiếm và giám sát những tín hiệu giao tiếp di động. “Dirtbox” có thể dò tìm một người có mặt trong một căn phòng nằm trong một tòa nhà.

Trước khi chiếc U-2 của Lockheed Martin xuất hiện để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về những hoạt động quân sự bí mật của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, không một chiếc máy bay gián điệp nào có thể lượn lờ trên không phận người Nga. Thế nhưng, thực tế cho thấy U-2 đã thay đổi tình thế một cách ngoạn mục. U2 là con đẻ của kỹ sư Clarence “Kelly” Johnson và từ lúc thiết kế cho đến khi thử nghiệm bay chỉ mất thời gian 9 tháng.

Kỹ sư Clarence “Kelly” Johnson.

U-2 có khả năng bay nhanh hơn những chiếc máy bay chiến đấu và tên lửa; chụp được những bức không ảnh chi tiết về sân bay, nhà máy và cơ xưởng đóng tàu của đối phương. Những bức không ảnh chứng minh cho chính quyền Mỹ rằng, không có mối đe dọa trực tiếp từ Liên Xô và do đó cuộc chạy đua vũ trang mang tính hủy diệt – cũng như nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc – được ngăn chặn.

Chiếc U-2 cũng từng tuần tra bầu trời Iraq và Afghanistan, thu bắt tín hiệu giao tiếp của phiến quân và sử dụng hệ thống cảm biến cực nhạy để dò tìm những nhiễu loạn nhỏ nhất trên mặt đất, cảnh báo quân đội Mỹ về sự hiện diện của chất nổ tự tạo (IED) và mìn.

Trong lịch sử, những chiếc máy bay gián điệp không mang theo vũ khí và chỉ có khả năng ngăn chặn những cuộc khủng hoảng song thế hệ mới hiện nay của những chiếc máy bay loại này được trang bị công nghệ gián điệp càng lúc càng trở nên thông minh hơn.

Sử dụng các công nghệ mới, U-2 hiện nay có thể bay cao 15.240m trong vòng 20 phút và đạt đến độ cao 19.812m trong vòng 1 giờ sau khi cất cánh. Được chính quyền và quân đội Mỹ triển khai, “những con mắt trên bầu trời” có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau – từ tuần tra biên giới và thu thập thông tin trong lòng đối phương cho đến giám sát các trận chiến cho các nhà hoạch định chiến lược.

Thu thập thông tin chớp nhoáng và bí mật là yêu cầu đối với những chiếc máy bay gián điệp. Ví dụ, Lockheed Martin đang nghiên cứu phát triển SR-72 gọi là “Son of the Blackbird” - thế hệ máy bay không người lái nhanh hơn thay thế cho chiếc huyền thoại SR-71 Blackbird. Chiếc SR-71 cất cánh năm 1964 và hoàn thành mọi nhiệm vụ tình báo cho đến khi chính thức “về hưu” năm 1990.

Mặc dù dài 32m với sải cánh 17m, song “con hà ma”ä đen đúa này bay còn nhanh hơn viên đạn súng trường, đạt vận tốc Mach 3 – tức 3.700km/giờ, gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Với hình dạng thiết kế đặc biệt, Blackbird không bị radar phát hiện và được trang bị thiết bị chụp ảnh tiên tiến nhất vào lúc đó. Blackbird chụp được những hình ảnh từ độ cao gấp 3 lần đỉnh Everest trong dãy Himalaya. Cho đến nay, không một chiếc Blackbird nào bị đối phương bắn rơi hay bắt sống trong khi thực hiện nhiệm vụ gián điệp.

Chiếc “Dragon Lady” của Không quân Mỹ.

Động cơ phiên bản mới của Blackbird sử dụng hệ thống nhiên liệu kép để đạt đến tốc độ siêu thanh, cho phép máy bay băng qua toàn bộ đại lục trong vòng 1 giờ. Ở tốc độ này, sự ma sát không khí có thể làm tan chảy thép, cho nên SR-72 được chế tạo bằng chất liệu composite – tương tự như chất liệu được sử dụng cho tàu con thoi vũ trụ và tên lửa. SR-72 cũng được thiết kế để chịu đựng được nhiệt độ lên đến 1.0000C. Công nghệ chụp ảnh sử dụng cho chiếc máy bay có tốc độ khủng  này cũng sẽ là một kỳ công khó tin nổi.

Nhưng SR-72 không còn chỉ là “người quan sát” mà nó có thể phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu từ độ cao khoảng 24km từ tầng bình lưu. Khí động lực học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công nghệ máy bay gián điệp và những chiếc như SR-72 cần được thiết kế để có thể đương đầu  với những điều kiện khắc nghiệt nhất khi bay với tốc độ kinh hoàng nhất. “Son of the Blackbird” cũng được thiết kế để giữ được trạng thái cân bằng ngoạn mục với sự thay đổi tốc độ dưới âm thanh, vượt âm thanh và siêu thanh.

Siêu âm là khi máy bay vượt rào cản âm thanh hay Mach 1, còn siêu thanh là khi nó đạt đến tốc độ Mach 5 – hay nhanh hơn âm thanh 5 lần. Tuy nhiên, chiếc máy bay không người lái Global Hawk của nhà thầu Northrop Grumman Corporation có sự khác biệt rất lớn so với loại máy bay gián điệp.

Với vóc dáng mập mạp, Global Hawk vẫn có đủ năng lực bay vòng quanh thế giới để thực hiện tốt nhiệm vụ ISR (tình báo, giám sát và do thám) và truyền dữ liệu nhạy cảm về cho trạm kiểm soát tại các căn cứu không quân Mỹ trên mặt đất. Chiếc drone kỳ thú này có được nhiều lợi ích khi được sử dụng để do thám từ trên không.

Thứ nhất, các kỹ sư không cần xây dựng buồng lái bảo vệ tính mạng phi công. Thứ hai, “quái vật bay” hoạt động được trên mọi rìa không gian này giúp tiết kiệm được tiền bạc, thời gian cũng như không gian bên trong máy bay. Lợi ích tiếp theo là máy bay gián điệp không người lái có thể thực hiện sứ mạng trong thời gian dài hơn so với máy bay có phi công.

Ngoài ra, nhiều chiếc drone cũng được lập trình sẵn để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ mặc dù sự liên lạc với căn cứ bị mất. Đó là chiếc máy bay RQ-180 của Northrop Grumman. Chiếc drone tàng hình này tránh được radar và được sử dụng để do thám những quốc gia đối phương. Vô hình, tốc độ và cực kỳ mạnh mẽ là những ưu điểm tuyệt vời của RQ-180. Đó cũng là những yêu cầu cho máy bay gián điệp trong tương lai để thực hiện những nhiệm vụ ISR.

Mặc dù, chính quyền Mỹ chưa có kế hoạch cho về hưu những “con quái vật gián điệp” cũ như U-2 “Dragon Lady” của Lockheed Martin, song những chiếc máy bay cực kỳ hiện đại khác vẫn tiếp tục được phát triển liên tục. Một chiếc trong số đó là TR-X của Lockheed Martin từ trạm sáng tạo máy bay gián điệp Skunk Works ở California. Kế hoạch thiết kế đang còn trong trứng nước, nhưng Lockheed Martin dự kiến chiếc TR-X sẽ vượt xa mọi máy bay hiện nay trên bầu trời khi được cất cánh vào năm 2030.

Trang Thuần (tổng hợp)
.
.