Thiết bị công nghệ cao – “Tay sai tình báo”

Thứ Hai, 15/12/2014, 13:55
Trong khi Chính phủ Mỹ lúng túng đối phó với các "mối đe dọa khủng bố" tiềm tàng, thì cuộc sống của người dân luôn trong trạng thái bị các thiết bị tình báo "quấy rối". Kể từ năm 2007, Cảnh sát Mỹ đã cho vận hành một chương trình đặc biệt điều khiển máy bay do thám Cessna do Công ty Công nghệ đầu thu kỹ thuật số trực thuộc Tập đoàn Boeing xuất phát từ ít nhất 5 sân bay trong khu vực đô thị với phạm vi không phận bao trùm hầu hết nước Mỹ để thu thập hàng ngàn dữ liệu thuê bao di động.

Ngoài ra, "cuộc kết hôn" bí mật giữa Tập đoàn bán lẻ Amazon cũng làm người dân Mỹ ngộp thở...

Từ "cuộc kết hôn" giữa Amazon với tình báo Mỹ...

Thời gian gần đây, lợi dụng chương trình Obamacare (do Tổng thống Obama thành lập) CIA, NSA và FBI ráo riết cấy công nghệ nghe/quay/chụp hình, giọng nói vào máy vi tính, tivi và thiết bị viễn thông di động. Đích thân Giám đốc Văn phòng Tình báo Quốc gia Mỹ đã mời Tập đoàn bán lẻ Amazon gia nhập cộng đồng tình báo để hưởng 600 triệu USD "tiền thưởng" với vai trò hoạt động như một "tay sai" bí mật.

Trụ sở Bộ Tư pháp Mỹ ở Thủ đô Washington, D.C..

Theo chỉ đạo từ các cơ quan tình báo, Amazon sản xuất hoặc bí mật gắn chíp do thám vào các mặt hàng phục đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Mỹ như hệ thống truyền hình cáp, điện thoại bàn, thiết bị viễn thông di động, thậm chí rất thô thiển khi có cả thiết bị gắn vào vòi hoa sen trong phòng tắm. Tất cả đều có chức năng ghi âm, chụp hình và có độ phân giải cực nét. Trước khi nhận được sự tin tưởng từ các cơ quan tình báo, Amazon được trung tâm tình báo liên bang thuê để "thử lửa". Sau đó, tập đoàn này đã xuất ra thị trường một loại điện thoại thông minh có khả năng thu âm và quay phim. Hiện nay, tivi Fire của Amazon cũng bị gắn thiết bị tình báo. Theo các chuyên gia công nghệ, vì tiền Amazon đang ra sức xây dựng chương trình điện toán đám mây khổng lồ phục vụ cộng đồng tình báo Mỹ, đặc biệt là CIA.

Mô hình mô phỏng hoạt động thu thập dữ liệu thuê bao di động của Cảnh sát Mỹ.

Tháng 6/2014, các chuyên gia công nghệ đã phát hành một thông báo cảnh báo người tiêu dùng Mỹ không nên mua điện thoại thông minh Fire của Amazon vì chúng đã được tối ưu hóa công nghệ theo dõi. Đáng quan ngại hơn, các phụ kiện điện thoại di động như microphone và camera cũng có thể ghi và chụp lại mọi hành động của người sử dụng. Các nhà nghiên cứu tại Thế giới Vi tính (Computer World) kết luận: "Đó là loại thiết bị theo dõi nham hiểm nhất từng được bán ra thị trường, khai thác triệt để thông tin cá nhân của chủ sở hữu". Thế giới Vi tính bình luận: "Fire phone có một nút chuyên dụng gọi là Firefly, khi nhấn vào thì cả camera và microphone đều hoạt động.  "Đây quả là một thực tế gây sốc về Firefly. Khi nút Firefly được nhấn, hình ảnh và âm thanh sẽ tích hợp với GPS (một hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ) xác định tọa độ của tất cả các chủ thuê bao trong thời gian truyền tải thông tin đó. Những gì được quảng cáo là vì quyền lợi người tiêu dùng chỉ là cách mở ra cánh cửa cho phép Amazon soi mói đời tư của bạn".

Phóng viên Mike Adams của tờ Natural News đã chỉ ra sự nguy hiểm của các thiết bị do thám: "Có điều gì đó luôn làm tôi phải bận tâm suy nghĩ. Không hề có nút nguồn trên điều khiển từ xa và cũng chẳng có nút nguồn trên tivi. Hóa ra không có cách nào để tắt nguồn thiết bị này ngoài việc rút phích cắm ra khỏi ổ điện". Những khám phá thú vị không dừng lại ở đó, Mike Adam, viết: "Có hẳn một microphone cài sẵn trên điều khiển từ xa của tivi Fire. Khi bạn nhấn vào nút dò kênh, giọng nói của bạn trong lúc trò chuyện với người khác sẽ bị ghi lại và tải lên trang thông tin điện tử www.Amazon.com, nơi nó được các ứng dụng điện toán đám mây cùng loại với ứng dụng mà Amazon đang xây dựng cho CIA phân tích đến tận chân tơ, kẽ tóc”.

…đến hành vi  cảnh sát theo dõi từ trên không

Chương trình này phức tạp, tinh vi hơn bất kỳ chương trình nào trước đó mà Chính phủ Mỹ  ngấm ngầm sử dụng công nghệ tương tự. Hiện các tổ chức dân sự - nhân quyền đang khởi kiện một số tập đoàn làm "tay sai" tình báo cho Chính phủ Mỹ, điển hình như Stingray cũng là tên một loại thiết bị đánh cắp dữ liệu thuê bao di động trước đây được cộng đồng tình báo quân đội Mỹ phát triển, hiện là đối tác quan trọng của Cục Điều tra Liên bang (FBI). Bằng cách giăng lưới công nghệ cao phủ kín bầu trời Mỹ, chính quyền Obama có thể nhanh chóng lọc ra khối lượng thông tin thật đồ sộ và chính xác. Nếu điện thoại di động của một nghi phạm rơi vào tầm ngắm, công nghệ Stingray có thể xác định chính xác vị trí trong vòng bán kính 3 mét. Phiên bản mới nhất của công nghệ này có thể được lập trình "thông minh" hơn để thu thập dữ liệu nhiều hơn: Chúng có thể xử lý dữ liệu chồng chéo và bóc tách rõ ràng thành dạng văn bản hoặc hình ảnh.

Thiết bị điện tử của Amazon bị gắn phần cứng do thám.

Quá trình rà soát do Tập đoàn Vận hành Kỹ thuật Công nghệ trực thuộc FBI. Đôi khi tập đoàn này triển khai công nghệ nhắm vào mục tiêu theo yêu cầu của các cơ quan khác trực thuộc Bộ Tư pháp Mỹ. Tuy nhiên, đến nay FBI đã có một số nhà lãnh đạo tự đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp của chương trình. Một số quan chức khác đang công tác với FBI cũng đặt nghi vấn liệu đồng nghiệp của họ được giao nhiệm vụ dò tìm dữ liệu điện thoại di động có thực hiện đủ chức trách để giảm thiểu sự thâm nhập vào điện thoại của công dân chưa hề có tiền án-tiền sự, và liệu có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn hành vi đó.

Sự tồn tại của chương trình có thể làm leo thang căng thẳng giữa Washington và các tập đoàn công nghệ viễn thông có thiết bị, sản phẩm đang bị theo dõi. Ví dụ, nếu một nghi can sử dụng điện thoại kèm dịch vụ di động từ Tập đoàn Viễn thông Verizon, thiết bị do thám của FBI sẽ phát ra tín hiệu đánh lừa chủ thuê bao sử dụng dịch vụ Verizon và họ lầm tưởng đó là cột sóng thật do Verizon lắp đặt. Dù điện thoại đang được bật lên hoặc tắt nguồn, dirtboxes vẫn có khả năng lấy thông tin, đặc biệt trong khu dân cư đông đúc sẽ có hàng ngàn người bị xâm phạm quyền riêng tư. Theo bình luận từ tờ The Wall Street Journal) cách tiếp cận này hoàn toàn tương tự như hành vi phi pháp mà giới tin tặc thường dùng là giả sắm vai một "người trung gian" tấn công vào thiết bị điện tử của người khác để đánh lừa họ làm rò rỉ thông tin cá nhân hoặc một phần thông tin quan trọng.

Phạm Anh Trúc (tổng hợp)
.
.