Thoái hóa điểm vàng và những tiến bộ y khoa

Thứ Ba, 31/03/2015, 14:15
Chứng bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA) là nguyên nhân đầu tiên của việc giảm thị lực sau tuổi 50. Vào giai đoạn cuối, bệnh sẽ gây mù lòa, vì đó mà căn bệnh này làm cho mọi người rất lo sợ. Nhưng nhờ có sự tiến bộ về y học, hiện nay đã có những loại thuốc mới giúp ngăn chặn bệnh tiến triển.

Có 3 loại thuốc cho phép làm ổn định một cách có hiệu quả ít nhất là dạng bệnh "ẩm ướt" (tên gọi y học là DMLA exsudative), ít xảy ra hơn DMLA gọi là "khô" (suy yếu), nhưng gây tác hại nhanh hơn vì có những mạch máu mới dần dần xuất hiện dưới võng mạc.

Cả 3 loại thuốc Lucentis, Eylea và Avastin đều nhắm vào sự hình thành của những mạch máu mới này bằng cách phong tỏa VEGF (tên viết tắt của Vascular endothelial growth factor), một nhân tố tăng trưởng của endothélium mạch máu. Chúng ngăn chặn việc mất thị lực, và nhờ đó mà chúng ta chuyển từ giai đoạn bệnh không thể chữa được sang giai đoạn bệnh mãn tính.", đó là lời xác nhận của giáo sư Éric Souied, Trưởng khoa Mắt của Bệnh viện liên tỉnh Créteil, là chuyên gia điều trị DMLA.

Nhưng không phải là không có tranh cãi, bởi tuy 3 loại thuốc này giống nhau qua phương thức tác động, cũng như qua cách sử dụng (chúng được tiêm vào mắt nhiều lần mỗi năm), nhưng cách sử dụng thuốc Avastin vốn là thuốc chống ung thư, rẻ hơn 2 loại kia, chỉ mới được phép sử dụng từ ngày 11/8/2014, sau một thời gian tranh luận lâu dài.

"Thuốc Avastin đã được thế giới sử dụng để điều trị DMLA "ẩm ướt" từ nhiều năm qua.", đây là lời khẳng định của giáo sư Souied, cũng là nhà sáng lập Hội DMLA. Ông nói tiếp: "Chúng tôi cũng đã chứng minh rằng, tại Pháp, hiệu quả của nó cũng tương tự hiệu quả của thuốc Lucentis, loại thuốc tham khảo". Ngược lại, theo thống kê thì nó gây nhiều hiệu ứng phụ hơn. Còn trong việc điều trị mắt, khác biệt duy nhất là cách sử dụng của Avastin, vì ngược lại với các loại thuốc khác, Avastin phải được pha loãng trước khi tiêm. Giáo sư Souied cho biết: "Việc pha loãng này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Tuy nhiên, đa số các dược sĩ đều biết cách khắc phục nguy cơ này".

Giáo sư Souied hy vọng các loại thuốc thế hệ thứ 2: "Các loại thuốc chống PDGF (tên viết tắt của plateled-derived growth factor), kết hợp với thuốc chống VGEF vốn có hiệu quả lớn hơn từ 2 đến 3 lần. Những kết quả đầu tiên rất ngoạn mục: chúng tôi thấy các thương tổn mắt biến mất và chức năng được phục hồi".

Theo các cuộc nghiên cứu khoa học thì thực phẩm chức năng có ích khi bệnh mới khởi phát và được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán. Giáo sư Souied giải thích: “Bệnh tuổi già của mắt có kèm theo những vết cặn lipide nhỏ li ti trên điểm vàng. Giai đoạn này, chúng tôi khuyên nên bổ sung việc ăn uống với các chất như chống oxy hóa, bétacarotène, lutéine, zéaxanthine, vitamine C và E, kẽm và đồng, Oméga-3 của cá, để có thể giảm tới từ 25 - 50% nguy cơ phát triển thành bệnh DMLA". Vì có quá ít loại thực phẩm chức năng bao gồm đủ các thành phần trên, nên bác sĩ sẽ khuyên dùng loại thực phẩm nào thì tùy trường hợp.

Khi không có vấn đề gì thì các bác sĩ nhãn khoa khuyên không nên dùng thực phẩm chức năng. Nhưng để ngăn ngừa, tốt nhất nên chú trọng đến việc ăn uống chứa nhiều:

- Vitamine C: Trái lý đen, ớt ngọt, kiwi, trái vải, các loại quả có màu đỏ, dâu tây, bưởi… và nên ăn mỗi ngày.

- Vitamine E: Dầu và bơ thực vật, mỗi ngày dùng một muỗng canh.

- Kẽm: Sò, gan bê, thịt bò hầm nhừ, bánh mỳ lúa mạch đen, mỗi tuần 2 lần.

- Đồng: Gan bê và thịt cừu, bột cacao không đường, hồ đào, mỗi tuần một lần.

- Bétacarotène: Cà rốt, bí ngô, bồ công anh, rau diếp, rau dền, cà chua nấu chín, dùng hàng ngày.

- Lutéine và Méso-Zéaxanthine: Rau cải xoong, rau dền, bắp cải xanh, bông cải (súp lơ), đậu Hà Lan, bắp (ngô), lòng đỏ trứng, dùng hàng ngày. Chúng cũng được dùng để trị đục thủy tinh thể.

- Oméga-3 có trong cá (chủ yếu là DHA): Cá trích, cá thu, cá ngừ trắng, cá mòi, mỗi tuần một vài lần.

Minh Thu (theo Top Santé)
.
.