Thử nghiệm đồng hồ dưới đáy đại dương

Thứ Ba, 08/01/2019, 18:01
Hãng chế tạo đồng hồ lừng danh thế giới Rolex thường xuyên có những chuyến đi mang tính sinh tồn xuống tận đáy biển Thái Bình Dương, đó cũng là cách mà "ông trùm" này cho thử nghiệm 800.000 chiếc đồng hồ mỗi năm mà không cần phải rời Geneva (Thụy Sỹ). Bí mật công nghệ đó là như thế nào?


Kỳ công đồng hồ lặn

Để được công nhận là đồng hồ của thợ lặn thì đồng hồ phải tuân thủ ISO 6425, đó là thứ tiêu chuẩn gồm các yêu cầu bắt buộc về khả năng chống được áp suất nước, "sốc", ăn mòn và từ tính, và kèm quy định rằng nó phải có một vòng xoay đơn hướng nhằm đo thời gian trôi qua, và nhìn đủ rõ ràng ngay cả trong bóng tối của đại dương.

Quan trọng hơn hết, ISO 6425 đã quy định chắc nịch rằng đồng hồ lặn phải chịu được độ sâu 100m áp lực nước. Dưới mức đó, bất kỳ tuyên bố nào về khả năng chống nước cũng không đủ tin cậy đúng theo nghĩa đen. Hàng năm, hãng Rolex đã sản xuất ra 800.000 chiếc đồng hồ, và trong khi con số chính xác còn được giữ bí mật tuyệt đối thì có một tỷ lệ % đáng lưu ý là đồng hồ lặn.

Các đồng hồ của hãng Rolex đều có sự hiện diện của đồng hồ lặn và nó buộc phải qua khâu kiểm tra cuối cùng trong chiếc xe tăng thép nặng 1,3 tấn.

Trong số các đồng hồ lặn, thì số lượng lớn sẽ dành cho Submariner và số lượng nhỏ hơn là cho 2 loại đồng hồ lặn chuyên nghiệp Sea-Dweller và Deepsea. Đồng hồ Submariner có khả năng kháng nước ở độ sâu 300m; đồng hồ lặn Sea-Dweller có thể chạm tới 1.220m và đồng hồ lặn Deepsea còn xuống tới độ sâu 3.900m. (Nó cũng chỉ ra rằng mọi mẫu đồng hồ Rolex Oyster đã cứu nguy cho họ đồng hồ Cellini khi có khả năng kháng nước tới độ sâu 100m, ngay cả là loại đồng hồ Pearlmaster nạm đá quý được thiết kế tinh xảo, hay loại đồng hồ sang trọng Day-Date, và nó đã đi theo cách đó kể từ khi hãng Rolex chế tạo ra vỏ đồng hồ thực sự kháng nước đầu tiên trên thế giới, Oyster, vào năm 1926).

Hồi năm 1960, chỉ 6 năm sau khi ra mắt thành công đồng hồ Submariner, hãng Rolex đã lập một kỷ lục cho đồng hồ lặn còn tồn tại đến ngày hôm nay, là loại đồng hồ tùy chỉnh 1 lần.

Loại đồng hồ Deepsea Special còn đồng hành với nhà tắm nghiên cứu lặn sâu Trieste (do người Ý thiết kế ở Thụy Sỹ) và đã xuống tới đáy của Rãnh Mariana. Đồng hồ Deepsea Special được buộc bên ngoài tàu ngầm, nó dầy 36mm và giống như một con mắt thủy tinh được gắn vào cái vòng tay kim loại, nó đã chịu được áp lực nước ở độ sâu 10.916m.

Năm 2012, khi nhà làm phim James Cameron trở thành người đầu tiên thực hiện một chuyến thám hiểm độc lập đến cùng độ sâu với rãnh Mariana, một lần nữa hãng Rolex đã được trao cơ hội để mô tả về khả năng của mình bằng cách chế ra chiếc đồng hồ Deepsea Challenge, "con quái vật" dày 51,4mm và chịu áp lực nước ở độ sâu 12.000m, độ sâu này tương đương với áp lực 12,35 tấn (hơn chính bản thân trọng lượng chiếc tàu lặn Deepsea Challenger của ông James Cameron).
Bí mật công nghệ của Rolex

Tất cả cùng dấy lên câu hỏi: Làm thế nào Rolex lại chế ra những chiếc đồng hồ để chịu áp lực lớn đến thế? Xa hơn, làm thế nào chúng ta biết được rằng Rolex thực sự có khả năng làm việc đó? Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về các loại vật liệu. Rolex đã sử dụng thép không gỉ 904L (phần lớn các thương hiệu đồng hồ trên thế giới đều dùng thép không gỉ 316L) để tăng cường khả năng kháng ăn mòn cao hơn cũng như khả năng đánh bóng tốt hơn.

Các loại đồng hồ lặn của Rolex có vỏ ngoài bằng titan - vì các đặc tính không gây dị ứng cũng như độ bền vật liệu và tinh thể ngọc bích chụp lên bề mặt kính lúp của đồng hồ (đồng hồ Sea-Dweller đã làm như thế kể từ năm 2017), bề mặt kính lúp này đã được tạo ra từ một mẫu tinh thể ngọc bích và được nghiền mịn để loại bỏ mọi điểm yếu về cấu trúc. Điểm thú vị: tinh thể ngọc bích đã bảo vệ mặt số trong của đồng hồ lặn Deepsea Challenge (14,3mm) và cho phép nó dầy hơn so với đồng hồ lặn Rolex Submariner (13mm).

Bản thiết kế đồng hồ cũng là một thứ đáng giá. Các chi tiết chính xác ngăn không cho đồng hồ lặn Rolex phát nổ dưới áp lực nước thường là chuyện bí mật nội bộ và không được tiết lộ với người ngoài, nhưng phải nói rằng với kinh nghiệm 65 năm làm vỏ đồng hồ, Rolex đã tạo được dấu ấn.

Cả 2 loại đồng hồ lặn Sea-Dweller và Deepsea đã sử dụng đến 3 trục kín (điểm yếu lớn nhất của đồng hồ lặn) và đồng hồ Deepsea đã sử dụng một loại thép hợp kim ni tơ (được cấp bằng sáng chế xây dựng) ngay trong loại thép không gỉ 904L và vỏ ngoài titan nhằm cho phép đồng hồ lặn xuống sâu gấp 3 lần, trong khi nó chỉ rộng hơn 1mm và dày 2,2mm, và tổng thể lớn hơn 20%. Năm 2018 này, Rolex đã tinh chỉnh một chút cho đồng hồ Deepsea nhằm đảm bảo cho nó đạt một số tính thẩm mỹ tốt hơn, như trao cho nó một cái vòng dầy hơn, các cạnh chắc hơn và cái kẹp lớn hơn.

Trả lời cho câu hỏi thứ hai như đã đề cập ở phần trên lại phải bật mí đến một cỗ xe tăng làm bằng thép không gỉ từ một mảnh duy nhất và nặng 1,3 tấn, chiếc xe tăng được đậu đâu đó bên ngoài nhà máy Les Acacias của hãng Rolex ở Geneva.

Chiếc xe tăng được chế tạo độc quyền cho hãng Rolex dựa trên các thông số kỹ thuật của các chuyên gia kỹ thuật hàng hải Comex (Pháp) dành cho Rolex chế nên các loại đồng hồ kể từ thập niên 1960. Cái xe tăng đặc biệt thực chất là một buồng áp suất siêu thanh mà các loại đồng hồ của Rolex phải đi qua trước khi được tung ra bán ngoài thị trường: ở đây không dùng lửa mà là nước.

Mỗi chiếc đồng hồ sẽ được kiểm tra sơ bộ về độ kín khí trước khi tiến vào trong cái "xe tăng" này, ở trong đó áp suất sẽ được tăng lên mức 25% vượt khỏi mức độ chịu đựng của đồng hồ; đồng hồ Deepsea được thử nghiệm ở độ sâu 4875m.

Sau khi lấy ra khỏi xe tăng, chiếc đồng hồ sẽ được làm nóng và một thanh kim loại lạnh sẽ đặt trên tinh thể ngọc bích; nếu có bất kỳ sự ngưng tụ nào diễn ra ngay trong đồng hồ thì sẽ không biến mất sau đó 60 giây, vậy coi như thử nghiệm đã thất bại. Nhưng chưa hết, nếu mặt trong kính lúp đồng hồ có xuất hiện hiện tượng ngưng tụ thì cái đồng hồ sẽ được đưa vào buồng chân không nhằm kiểm tra bất kỳ dấu hiệu rò rỉ tiềm tàng.

Tỷ lệ chưa tới 0,1% của tất cả các đồng hồ là dấu hiệu của sự thất bại kiểm tra, nhưng nó cũng không gây bất ngờ vì thử nghiệm này là bước cuối cùng để tạo ra một chiếc đồng hồ mà có thể chứng minh độ bền vật lý của nó.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.