Hậu trường siêu phẩm “Chiến tranh giữa các vì sao”

Thứ Ba, 03/11/2020, 21:22
Sinh ra chỉ 1 năm trước khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 (ĐCTGII) kết thúc, George Lucas đã sớm biến niềm đam mê thời thơ ấu của mình thành một sử thi không gian. Bài viết dưới đây của tác giả Cory Graff, một quản lý Bảo tàng Hàng không, ông là tác giả của 10 đầu sách, sẽ hé lộ những công nghệ máy bay và hiệu ứng hình ảnh là nguồn cảm hứng để Hollywood sản xuất bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” thành công vang dội. Vậy nội tình câu chuyện này là như thế nào?

Phim bị chê, doanh thu siêu kỷ lục

Đầu năm 1977, đạo diễn George Lucas đã mời một số người bạn cùng cộng sự đến để xem dự án mới nhất của ông. Đó là một bộ phim dành cho trẻ con mà trong bản nháp ban đầu có tựa đề là Những cuộc phiêu lưu của sát thủ ngôi sao: Tập 1: Chiến tranh giữa các vì sao. Đám đông kéo tới căn nhà của Lucas khi đó tại vùng vịnh San Francisco là các nhà làm phim mà phần lớn đều thành công và không ai trong số họ quá 35 tuổi. 

Trong đám đông đó có cả 2 nhà biên kịch Willard Huyck và Gloria Katz, hai người đã làm việc với Lucas trong bộ phim hài American Graffiti công chiếu vào năm 1973, và các đạo diễn John Milius, Brian De Palma và Steven Spielberg. Trong căn phòng khi đèn được bật lên, có một sự im lặng đáng xấu hổ, phim dài, đóng kỳ cục và tẻ nhạt. Lucas bị kích thích bởi trận “mưa” chê bai từ các đồng nghiệp. Đạo diễn Brian De Palma (người từng tạo nên cú hích trong bộ phim Carrie chiếu năm 1975 và đang lên kế hoạch tạo ra những phim “bom tấn” như Không thể mua chuộc và Nhiệm vụ bất khả thi) đang chọc phá mái tóc của Công chúa Leia trong phim.

De Palma cũng đặc biệt chế nhạo giọng nói bị bóp nghẹn của nhân vật Darth Vader, nhân vật được James Earl Jones lồng tiếng với bộ điệu đe dọa (trong sự bực bội của nam diễn viên David Prowse, người thủ vai nhân vật phản diện trước ống kính máy quay), sau đó với sự trợ giúp của đạo diễn De Palma, bộ phim được cắt gọn còn lại 3 đoạn. Có một sự đồng thuận rõ ràng rằng bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao đã trải qua rất nhiều công đoạn trước ngày phát hành nhân Ngày Kỷ niệm năm 1977. 

Mũi Plexiglas của chiếc oanh tạc cơ hạng nặng B-29 là nguồn cảm hứng để đạo diễn George Lucas cấu tạo nên phi thuyền giả tưởng Đại bàng thiên niên kỷ. Ảnh nguồn: 20th Century Fox 

Nhưng ngay cả việc cắt đoạn thô có hiệu ứng âm thanh chưa hoàn chỉnh cũng không giải quyết vấn đề khi mà nó thiếu bản nhạc mà cuối cùng đã chiến thắng giải Hàn lâm cho nhà soạn nhạc John Williams, cũng như việc sử dụng đầu bút chì mài bóng để thay thế cho hiệu ứng laser. Thật vậy, gần như tất cả mọi hiệu ứng đặc biệt cho bộ phim đầu tay đều chưa hoàn thành. Một trận chiến vũ trụ đỉnh cao nơi mà những âm thanh gào thét, hàng loạt chiến binh vũ trụ bắn nhau ầm ĩ bên trên cấu trúc Trạm không gian hoàng gia (ISS) của Liên minh nổi dậy nhằm hủy diệt mọi thứ và rất nhiều loạt ảnh chuyển động gần như không thể xem được.

Để lắp ráp các đoạn phim sơ khai này, đạo diễn George Lucas đã ghi lại hàng tiếng đồng hồ các bản tin thời chiến cùng cảnh phim trên băng video, chuyển những đoạn trích này lên phim 16mm và thả các cảnh cổ điển vào phim thay cho cảnh mất tích của các chiến cơ vũ trụ. Trong bữa ăn trưa tập thể sau buổi công chiếu, đạo diễn Brian De Palma đã chế giễu Chiến tranh giữa các vì sao rằng giỏi lắm phim chỉ thu về từ 8 đến 10 triệu USD, nhưng đạo diễn Spielberg lại dự đoán phim có thể đạt doanh thu ròng 100 triệu USD. 

Sau bữa ăn đó, ông Spielberg giải thích: “Tôi sẽ giải thích lý do tại sao lại đưa ra con số doanh thu đó, vì rằng nó lột tả sự ngây thơ từ cách làm phim của George (George Luca) và khán giả thích điều đó”. Ngày hôm nay, ai cũng biết đạo diễn Spielberg đã nói đúng! Nhưng có một sự thật là ngay cả ông cũng đánh giá thấp bộ phim. Cho đến nay bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao: Tập 4: Hy vọng mới đã giúp nhà sản xuất thu về hơn 775 triệu USD trên toàn thế giới.

Các trích đoạn chiến tranh loạn xạ có lẽ đã không hài lòng khán giả tại ngôi nhà ở thị trấn San Anselmo (California) của đạo diễn George Lucas, nhưng đó không phải là mục đích chính của họ. Hình ảnh về các chiến cơ của Mỹ trong các cuộc tập trận cấp nhà nước đã được tung lên các trang báo “giật gân”, cho thấy máy bay bị trật ra khỏi đội hình và vụt khỏi tầm nhìn. Đoạn clip đó đã được dùng làm hình mẫu cho một cảnh quay đáng nhớ khi chiếc máy bay Nổi loạn tấn công Trạm vũ trụ Sao Tử Thần. 

Tại một thời điểm, các phi thuyền hư cấu sẽ bay một cách trang nhã trên màn hình nhằm bắt chước chính xác những chuyển động của các máy bay từ thập niên 1940. Khoảng 45 cảnh quay sau đó (khoảng 75 giây thời lượng chiếu) chiếc chiến cơ cánh X của Jek Porkins đã trở thành nạn nhân đầu tiên của một cuộc đột kích tuyệt vọng. Những tín hiệu hình ảnh truyền cảm hứng cho cái chết của chiến binh ngôi sao đã đến từ một cảnh lia được quay bởi một nhà quay phim thuộc Hải quân Mỹ giữa một cuộc tấn công Thần Phong đang diễn ra điên cuồng trên biển Thái Bình Dương từ hơn 30 năm trước đó.

Kỹ thuật thực chiến được đưa vào phim

Người thủy thủ đã ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của chiến cơ Zaro của Nhật Bản khi nó bốc cháy phía bên boong của một tàu sân bay Mỹ. Trong cuốn sách mang tiêu đề “Những kịch bản chiến tranh giữa các vì sao: Bộ ba nguyên bản”, nghệ sĩ hiệu ứng hình ảnh (VFX) Paul Huston cho biết: “Một nghệ sĩ sẽ cho tôi xem đoạn phim chiếc chiến cơ Zero bay từ trái qua phải ngay trước tháp chỉ huy của chiếc tàu sân bay và nói “Tàu sân bay là Trạm vũ trụ Sao Tử Thần, Zero là chiến cơ cánh X. Hãy làm y như vậy”. 

Bản mô phỏng gần như hoàn chỉnh phần bên ngoài buồng lái của tàu vũ trụ Đại bàng thiên niên kỷ tại trường quay của hãng phim Pinewood (Anh) năm 1976. Ảnh nguồn: Pinewood Studios

Đoạn phim đó đã trở thành bảng phân cảnh 168, cảnh quay 245, có tựa đề “Chiến cơ cánh X của Porkin sắp cháy thành từng mảng”. Phim chiến tranh và những chiếc “xế hộp” mạnh mẽ đã in hằn những năm tháng tuổi trẻ của George Lucas tại quê nhà Modesto (California) hồi thập niên 1950. Những thứ máy móc đó cũng đã đi vào trong những cảnh phim chiến cơ vũ trụ của Chiến tranh giữa các vì sao.

Trong cảnh cao trào của bộ phim, các phi đội chiến cơ cánh X và cánh Y của Liên minh Nổi dậy đã chinh chiến với sự thán phục không ngớt. Sự kết đôi của chúng đã gợi lại trận chiến bất tử của tiêm kích Supermarine Spitfire và tiêm kích Hawker Hurricane đã chiến đấu quả cảm trên bầu trời nước Anh vào năm 1940 và xuất hiện trên màn bạc ngay trong bộ phim “Chiến trường Anh” công chiếu năm 1969, một bộ phim mà ông Lucas rất mê.

Chiến cơ cánh X là một ngôi sao triển vọng. Khi George Lucas thảo luận về con tàu này với nhà tạo mô hình kiêm họa sĩ khái niệm người California là Colin Cantwell, thì ông muốn nó phải có vẻ bóng bẩy và bay nhanh. Vị trí phía xa của buồng lái đã biến tàu bay thành một dạng chiến cơ Corsair vũ trụ. Đôi cánh tách đôi kỳ lạ của nó (có thể mở 2 cánh thành 4 cánh) tạo ra uy lực cho Cánh X xung trận, chi tiết này đã đến từ Cantwell. Trở thành một thứ biểu tượng gieo vào lòng người hâm mộ, chiến cơ cánh X đã xuất hiện trên vỏ các hộp cơm và áo sơ mi trong suốt hàng thập kỷ.

Mặt khác, kiểu chiến cơ cánh Y của đạo diễn Lucas cũng được đối xử tương tự. Và nó cũng được sửa đổi rất nhiều để bắt kịp với thời đại. Với thân máy bay cũ kỹ và ít vũ khí, cỗ máy già nua có thể chuyển đổi thành một oanh tạc cơ đáng gờm. Những nỗ lực làm nhẹ tàu bay đã phản ánh công tác chuyển đổi chiến cơ trong thập niên 1940 thành một kiểu máy bay trinh sát bay nhanh hơn bằng cách tước bỏ áo giáp và súng của chúng. 

Buồng lái kép đặc biệt của chiến cơ cánh Y đã được thiết kế ở vị trí trung tâm như quê hương của những vị anh hùng chế tạo ra nó. Hãng Industrial Light & Magic (nhà VFX do đạo diễn George Lucas sáng lập chuyên xây dựng các mô hình buồng lái máy bay) nằm ngay trong một nhà kho chỉ cách phố Vanowen (Burbank, California) vài dặm, nơi mà Lockheed đã lắp ráp loại tiêm kích P-38 Lightnings từ 30 năm trước đó. Các chiến cơ là chìa khóa cho yếu tố thẩm mỹ sống động của đạo diễn Lucas.

Những tàu bay của Liên minh Nổi dậy trong phim bị bắn nát và cháy xém hệt như những chiếc tiêm kích P-47 bị đả thương ở Pháp. Những chiến cơ cánh Y có vẻ ngoài vừa tương lai vừa lỗi thời giống như chiếc “xế hộp” được chắp vá dễ thương của một thiếu niên trên bãi biển Venice hơn là những con tàu vũ trụ đến từ một thiên hà xa xôi. Ngược lại, những con tàu Hoàng gia lại có vẻ sạch sẽ, tối và góc cạnh. 

Vẻ ngoài lạnh lùng của những chiến cơ Động cơ ion đôi (TIE) nhìn y chang như thiết kế của những chiếc tiêm kích Messerschmitt Bf 109 của Đức Quốc xã, một dạng thiết kế máy bay mà người Đức thấy rằng nó dễ chế tạo và sản xuất hàng loạt. Cuộc tấn công Trạm vũ trụ Sao Tử Thần là tất cả nhuệ khí dành cho việc đối mặt với một tỷ lệ cược đầy tuyệt vọng. Nó còn rõ ràng là một sự tôn kính đối với những cuộc không chiến hoành tráng vốn xuất hiện trong các bộ phim thời thập niên 1950 và 1960.

Trong bộ phim chiến tranh Triều Tiên chiếu vào năm 1954 mang tiêu đề “Quyết tử ở Toko-Ri”, các phi công Hải quân Mỹ đã tấn công một nhóm các cây cầu có tầm quan trọng chiến lược vốn được bảo vệ bởi lưới hỏa lực phòng không đầy sát thương. Hay bộ phim nói về ĐCTGII mang tiêu đề Đầm nước dậy sóng công chiếu cùng năm 1954, các phi công Lancaster của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) đã đột kích một con đập chiến lược và họ cũng bị tử thương vô số bởi hỏa lực phòng không của địch. Đến năm 1964, bộ phim “Phi đội 633” (dựa trên cuốn sách cùng tên xuất bản năm 1956), các phi công RAF đã tiếp quản một nhà máy nhiên liệu tên lửa của Đức ở Na Uy, và họ cũng đối mặt với hỏa lực phòng không dày đặc. Trong phim “Phi đội 633” có cảnh các chiến cơ phải bay cực nhanh trên một con lạch có tường cao để tránh hỏa lực của đối phương, tình tiết này đã khiến đạo diễn Lucas bê nó vào Chiến tranh giữa các vì sao.

Trong cuộc đột kích Trạm vũ trụ Sao Tử Thần, phe Liên minh Nổi dậy đã thiệt hại nặng nề và cuộc đột kích đang đứng trên bờ vực thất bại thì thình lình khi ấy chiếc phi thuyền vũ trụ Đại bàng thiên niên kỷ lao vọt ra khỏi mặt trời, một xảo thuật cũ như chính bản thân ngành hàng không quân sự. Phi thuyền Đại bàng là một cỗ máy khổng lồ nếu so với các chiến binh săn sao, và nó lại bay không được nhanh. 

Hãng Industrial Light & Magic đã đưa tốc độ bay hạng nhẹ của chuyên cơ vận tải hạng nhẹ YT-1300 Corellian vào khoảng ¾ so với chiến cơ cánh X (giống oanh tạc cơ hơn là chiến cơ). Chưa hết, buồng lái của chiếc Đại bàng y hệt như phần mũi bằng kính của chiếc oanh tạc cơ hạng nặng Boeing B-29. Và giống như B-29, trên chiếc Đại bàng cũng được lắp đặt các tháp pháo phòng thủ thể thao. Ngân sách 11 triệu USD (tương đương 47 triệu USD năm 2020) được đánh giá là khá khiêm tốn nếu so với quy mô của bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao.

Để kiếm từng đồng xu sau khi sản xuất bộ phim, năm 1976, nhà sản xuất mô hình ILM đã sử dụng những bộ dụng cụ vất đi từ công ty mô hình Monogram (Hawthorne, California) để tạo nên kết cấu cho chiếc tàu vũ trụ Đại bàng thiên niên kỷ. 

Ngay cả âm thanh của chiếc Đại bàng cũng phát ra từ động cơ của máy bay từ thời kỳ ĐCTGII. Nhà thiết kế âm thanh Ben Burtt đã đi khảo nghiệm các cuộc đua hàng không ở Mojave kể từ giữa thập niên 1970, giải thích: “Tất cả âm thanh tàu vũ trụ dùng cho bộ phim đều đến từ các đĩa ghi âm ở Mojave bao gồm cả tàu vũ trụ Đại bàng”. Ông Burtt đã cố tình làm thật chậm âm thanh bị cong vênh của các động cơ Packard Merlin của chiếc tiêm kích P-51 Mustangs nhằm tạo ra hiệu ứng âm thanh bay bổng, đôi khi còn nhá thêm tiếng sấm hoặc tiếng gầm sư tử. Những chi tiết kỳ ảo đã được đền đáp.

Trong cuốn hồi ký mới công bố, biên tập viên phim Paul Hirsch (người đừng đoạt một giải Hàn lâm vì sự nghiệp) đã gọi buổi công chiếu thử nghiệm đầu tiên bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao là “buổi chiếu thú vị nhất mà tôi biết trong đời mình”. Ông Hirsch nhớ lại cảnh khi con tàu Đại bàng lao vút đi với tốc độ ánh sáng đã khiến “khán giả nhảy vọt ra khỏi ghế của họ” là một thứ gì đó mà ông chưa từng thấy trước đó. Sau khi chứng kiến sự hứng khởi của khán giả vào cái đêm công chiếu, đạo diễn Lucas đã nhẹ nhàng nhún vai: “Tôi đoán người ta để yên cho nó”.

Phan Bình (Tổng hợp)
.
.