Khu bảo tồn cá mập đầu tiên trên thế giới

Thứ Ba, 10/11/2009, 08:40
Khu bảo tồn cá Mập đầu tiên trên thế giới được chính thức thành lập trên quần đảo nhỏ bé Palau thuộc biển Thái Bình Dương, đây là nơi bảo tồn các loài cá Mập Đầu Búa, cá Mập Báo, Cá Mập Trắng Đại Dương và hơn 130 chủng loài động vật khác đang sinh sống trong vùng biển Thái Bình Dương.

Nằm trải rộng trên một phạm vi lên tới 621.600 km2 thuộc vùng biển hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt của quốc đảo Palau, bao gồm cả khu kinh tế đặc biệt (EEZ), và kéo dài 320 km dọc theo vùng duyên hải Palau là khu bảo tồn cá mập đầu tiên trên thế giới.

Tổng thống quốc đảo Palau đã có những thông báo mới nhất cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ Sáu (25/9/2009) về những khó khăn trong việc kiểm soát vùng biển có diện tích gần bằng bang Texas (Mỹ) mà chỉ có một con thuyền độc lập. Nhưng ông cũng hy vọng rằng sẽ chú ý nhiều hơn đến vùng lãnh hải của Palau và đặc biệt là chú tâm nhiều hơn đến công tác bảo tồn môi trường sống của các loài cá mập nhằm đối mặt với nguy cơ trái đất nóng lên.

Tổng thống Palau, ông Johnson Toribiong đã có cuộc nói chuyện với Hãng tin AP trong một cuộc phỏng vấn vào ngày thứ Năm (24/9/2009) rằng: "Palau tuyên bố rằng các vùng biển và khu vực kinh tế mở rộng của Palau sẽ chính thức được thừa nhận là khu bảo tồn cá mập đầu tiên trên thế giới”.

Hoạt động đánh bắt cá mập thực sự đã phát triển nhanh chóng vào giữa thập niên 80 thế kỷ trước, nhằm đáp ứng các nhu cầu về thực phẩm tăng cao mà chủ yếu là từ Trung Hoa đại lục, chủ yếu là khai thác loại vây cá mập dùng để chế biến món súp vây cá mập trứ danh, một loại sơn hào hải vị tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có.  Do bởi tuổi thọ của loài cá mập khá cao và tỉ lệ sinh nở rất thấp, loài cá mập đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn đánh bắt cá quá mức cho phép. 

Tổ chức Nông lương thế giới của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng có khoảng phân nửa các loài cá mập di trú đang trong tình trạng sức khỏe suy yếu. Ông Toribiong cho hay, một máy bay của Hãng Hàng không Pháp trong một chuyến bay gần đây đã chụp ảnh hơn 70 chiếc tàu đánh cá hiện diện trên các vùng biển của quốc đảo Palau, phần lớn các chiếc tàu đánh cá này hoạt động trái pháp luật.

Ông Toribiong nói: "Chúng tôi làm mọi cách tốt nhất mà mình có thể, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên của mình. Mục tiêu mà chúng tôi nhấn mạnh là kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng thế giới nhằm ngăn chặn các hành vi giết cá mập sử dụng cho các mục đích thương mại, bao gồm cả việc khai thác vây cá mập cho việc chế biến món súp vây cá mập đắt tiền, rồi thì quăng vô tội vạ những xác cá mập vào lòng đại dương".

Khách du lịch khi đến Palau hầu hết đều bị chinh phục bởi các hoạt động lặn biển kỳ thú trong các làn nước biển nhiệt đới, ngắm nhìn những rặng san hô huyền ảo và sửng sốt trước vẻ đẹp vô cùng sống động của thế giới đại dương. 

Cá mập tại khu bảo tồn ở Palau.

Palau là một trong những quốc gia nhỏ nhất trên thế giới với dân số khoảng 20.000 người cư ngụ rải rác trên một quần đảo có diện tích hơn 490km2, được bao phủ bởi các cảnh quan nhiệt đới tươi đẹp, tọa lạc ở phía tây Thái Bình Dương. Khu bảo tồn cá Mập Palau sẽ là nơi sinh sống của hơn 135 loài cá mập và cá đuối ở Tây Thái Bình Dương, đây là nơi bảo tồn các giống loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng hoặc đang bị khai thác quá mức, hoặc là nơi nuôi dưỡng các loài sinh vật biển kỳ lạ mà cơ sở dữ liệu chưa kịp định dạng.

Ông Matt Rand, Giám đốc Bảo tồn cá mập toàn cầu thuộc Tập đoàn Môi trường Pew có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho biết: "Palau được quan tâm bởi đây là nơi an toàn trên thế giới dùng cho các hoạt động bảo tồn cá mập thế giới". Mặt khác, châu Âu cũng đang cố gắng để ngăn ngừa dân số đang bị sụt giảm của hoạt động đánh bắt cá mập trong các vùng biển.

Vào tháng 2/2009, Ủy ban châu Âu (EC) đã lần đầu tiên ra ban bố các quy định bảo tồn cá mập từ các vùng biển của châu Âu. Các quốc gia EU thống kê rằng có khoảng 1/3 thịt cá mập đang được xuất khẩu trên toàn thế giới, và các món thịt cá mập nướng hiện đang được nhiều thực khách yêu chuộng tại các nhà hàng trên thế giới, nhằm thay thế cho món thịt cá kiếm nướng, và các sản phẩm từ cá mập còn được điều chế ra mỹ phẩm hoặc các loại giầy dép thể thao bện bằng da cá mập.

Ông Toribiong nói rằng ông cũng sẽ kêu gọi thế giới tạm dừng hoạt động "khai thác vi cá mập", và đồng thời kết thúc các hoạt động đánh bắt bằng lưới gây mất ổn định tại đáy các vùng biển. Palau là một trong số 20 quốc gia có hoạt động đánh bắt cá rất phát triển và hiện đã có những tổ chức tình nguyện thu dọn đáy biển, trong đó có cả công tác thu gom mạng lưới khổng lồ từ các thuyền đánh cá bị chìm.

Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng cáo buộc chính các hoạt động đánh bắt lưới rà tại các đáy biển đã tạo ra những mối nguy hại tiềm tàng đến tính độc đáo và nguyên sơ của các hệ sinh thái san hô, đồng thời có hơn  các hệ sinh thái san hô và núi dưới biển trên thế giới hiện đang được bảo vệ nguyên trạng từ vùng lãnh hải giữa các quốc gia

Nguyễn Thanh Hải (theo Telegraph)
.
.