Mỹ có khả năng ném bom các nước từ vũ trụ

Thứ Ba, 19/06/2007, 09:14
Bộ chỉ huy Không quân Mỹ theo lệnh của Tổng thống George Bush sẽ triển khai hệ thống phòng thủ trên quỹ đạo trái đất nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi bị tấn công. Đã đến lúc nước Mỹ sử dụng vũ trụ vào mục đích chiến tranh chứ không vì mục đích hòa bình như dưới thời Bill Clinton.

Tuy nhiên, thư ký báo chí của Lực lượng không quân Mỹ, Caren Finn, cho rằng "mục đích không phải để triển khai vũ khí trong vũ trụ" mà "để tiếp cận tự do vào vũ trụ".

Nói gì thì nói, khả năng tấn công đối phương từ vũ trụ của Mỹ là có thật. Tháng trước Mỹ đã phóng thành công tiểu vệ tinh thử nghiệm XSS-11 có khả năng đưa vệ tinh do thám và viễn thông của đối phương ra khỏi vị trí của chúng. Mỹ cũng có chương trình ném bom bề mặt trái đất từ vũ trụ.

Các loại vũ khí đặc biệt với đầu đạn có vỏ bọc cứng làm bằng những chất liệu đặc biệt sẽ được đưa lên quỹ đạo để bắn trả đối phương. Những đầu đạn này có thể bay với vận tốc hơn 3.000 m/s và một khi rơi trúng mục tiêu sẽ có sức công phá bằng một vụ nổ hạt nhân nhỏ. Đây không phải là vũ khí duy nhất mà Mỹ sử dụng.

Trước đây những tài liệu về tiềm lực quân sự vũ trụ của Mỹ đến năm 2025 cũng đã được xuất bản. Các loại vũ khí tối tân nhất bao gồm: những thiết bị laser trên trạm quỹ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vệ tinh và tấn công những mục tiêu đã định trên mặt đất; những vệ tinh quân sự “vệ sĩ” theo dõi và bảo vệ những mục tiêu quan trọng trong vũ trụ; vũ khí năng lượng động lực chống vệ tinh của đối thủ và đón đầu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; máy bay yểm hộ vũ trụ của căn cứ trên mặt đất tiêu diệt đầu đạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; các tàu vũ trụ-không gian thực hiện nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và máy bay tấn công của địch; những máy bay không người lái trên quỹ đạo tấn công những mục tiêu quan trọng trên mặt đất. các loại “mìn” vũ trụ có khả năng bắn trúng các vệ tinh của đối phương.

Nga sẵn sàng đáp trả nếu Mỹ triển khai vũ khí trong vũ trụ. Hiện tại Nga đang có những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề quân sự hóa vũ trụ. Trong khi đó Trung Quốc và một số đồng minh của Mỹ cũng lên tiếng phản ứng việc này. Họ lo lắng một cuộc chạy đua vũ trang vào vũ trụ đắt giá sẽ bắt đầu.

Đối với Mỹ, việc triển khai vũ khí vào vũ trụ là cơ hội để xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa thực sự có khả năng chiến đấu. Vấn đề là ở chỗ hệ thống phòng chống tên lửa mà Mỹ đang sử dụng không có khả năng bảo vệ nước Mỹ nếu những nước có tên lửa đạn đạo tấn công. Hơn nữa các máy bay yểm hộ của căn cứ hải quân SM-3 không thể tiêu diệt tên lửa có đầu đạn phân chia. Chính vì thế Mỹ mới khai thác những yếu tố vũ trụ của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Người Mỹ cho rằng vũ khí vũ trụ của họ có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo ngay khi mới xuất phát hay giữa hành trình trước khi các đầu đạn phân chia. Đồng thời với những phản ứng của nhiều nước, Nga đang nỗ lực hiện đại hóa tên lửa đạn đạo của mình. Thế giới e ngại một cuộc “chiến tranh giữa các vì sao” có thể nổ ra trong tương lai gần

Phạm Phú Tân (Tổng hợp)
.
.