Những nghiên cứu khoa học nguy hiểm

Thứ Bảy, 22/09/2007, 17:15
Ngọn núi lửa đang hoạt động phun ra đủ tro để chôn vùi cả một thành phố cỡ Pompeii. Và, nhiều nhà núi lửa học đã không giữ được tính mạng khi sử dụng trực thăng thăm dò hỏa ngục này.

Nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4

BSL-4 - các phòng nghiên cứu an toàn sinh học cấp 4 - chuyên xử lý những căn bệnh gây chết người nguy hiểm nhất thế giới. Năm 2004, một nhà khoa học nữ của Nga tử vong sau khi bị mũi kim có chứa virus Ebola đâm phải. Cái chết xảy ra chỉ vài tháng sau khi một nhà khoa học Mỹ của Phòng thí nghiệm BSL-4 thuộc quân đội Mỹ tại căn cứ Fort Detrick (Maryland) cũng phạm sai lầm tương tự nhưng... may mắn sống sót.

Nghề săn bão

Các thành viên trong Đội 53 thăm dò thời tiết của Không quân Mỹ là những nhà khoa học liều mạng của ngành khí tượng học. Họ bay trong tâm bão để định vị tâm áp suất cơn bão và đo sức gió. Ngay khi ở trên mặt đất tính mạng của họ cũng không an toàn - bão Katrina đã phá hủy trụ sở của đội.

Nghề thăm dò “Hoả Diệm Sơn”

Ngọn núi lửa đang hoạt động phun ra đủ tro để chôn vùi cả một thành phố cỡ Pompeii. Và, nhiều nhà núi lửa học đã không giữ được tính mạng khi sử dụng trực thăng thăm dò hỏa ngục này. Năm 1991, 3 chuyên gia bị núi lửa Unzen của Nhật Bản giết chết.

Năm 2001, 1 người chết vì rơi tự do từ bờ miệng núi lửa khổng lồ cao hơn 300m. Năm 2005, 4 nhà khoa học người Philippines mất mạng vì tai nạn máy bay khi thực hiện sứ mạng thăm dò những vùng lở đất.

Nhà sinh học

Nhà nghiên cứu động vật có thể bị phản ứng dị ứng. Ngoài ra, những vết cắn, cào hay sự tiếp xúc với những “chất bài tiết” của động vật có thể gây chết người. Ví dụ, ít nhất 70% khỉ macaque trưởng thành trong môi trường nuôi nhốt bị nhiễm bệnh herpes B (mụn giộp). Năm 1997, một nhà nghiên cứu 22 tuổi đã chết do nhiễm virus từ chất thải của khỉ bắn vào mắt

Di An (theo Wired)
.
.