Phát hiện kỳ thú trong thế giới động vật

Thứ Ba, 22/01/2008, 17:00
Thế giới động vật luôn ẩn chứa những điều kỳ thú và đầy bất ngờ đối với chúng ta. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã bổ sung thêm một số điều kỳ thú của thế giới động vật. Đó là:

Cá sấu ăn... đá!

Dạ dày cá sấu là bộ phận cứng như đá vì nhiều lý do. Bắt đầu là hệ tiêu hóa của cá sấu phải chạm trán với mọi vật từ rùa, cá và chim cho đến hươu cao cổ, sư tử, trâu và thậm chí (khi khu vực được bảo vệ) cả cá sấu khác.

Thêm vào đó, cá sấu nuốt cả những viên đá to, và chúng thường xuyên nằm trong bụng nó. Người ta cho rằng cá sấu sử dụng đá làm "đồ dằn” để lặn được xuống nước!

Sữa cá voi chứa 50% chất béo

Sau từ 10 đến 12 tháng nằm trong bụng mẹ, cá voi con chào đời với chiều dài bằng 1/3 chiều dài cá mẹ (dài 9m đối với loài cá voi xanh). Cá mẹ sử dụng hệ cơ quanh tuyến vú để bắn sữa vào miệng cá con khi nó ngậm chặt núm vú (đúng là cá voi cũng có núm vú!).

Sữa cá voi chứa đến 50% chất béo giúp cá con tăng trọng nhanh – đến 16kg mỗi ngày.

Chim biết xác định phương hướng

Chim bồ câu có thể bay xa hàng ngàn dặm để tìm chỗ trú mà không hề bị mất phương hướng. Một số loài khác, như là chim nhạn vùng Cực, thực hiện hành trình dài khoảng 25.000 dặm mỗi năm.

ghiên cứu năm 2006 cho biết chim bồ câu biết căn cứ vào cảnh quan quen thuộc dưới đất để tìm đường về nhà!

Hải ly tự sống được qua những ngày dài mùa đông

Loài hải ly không ra ngoài được vào mùa đông, nhưng vẫn sống được nhờ trước đó nó đã biết trữ sẵn thức ăn hay chất béo trong phần đuôi đặc biệt. Hải ly tích trữ năng lượng để tránh cái lạnh giá bên ngoài và sống tạm thời bên trong cột gỗ hay bùn.

Do loài gặm nhấm chui ra ngoài lúc mặt trời lặn và rút vào hang khi mặt trời mọc nên ánh sáng không chi phối chu kỳ giấc ngủ của chúng.

Chuột chũi không mù

Mặc dù đôi mắt kém phát triển nhưng chuột chũi châu Phi vẫn dò được chút ánh sáng và cảm nhận được những thay đổi trong không khí bao quanh. Một số nghiên cứu cho thấy thị giác chuột chũi châu Phi rất nhạy cảm dù có giới hạn thị lực.

 

 
Nhiều loài cá có hai cơ quan sinh dục

Tính chất lưỡng tính rất phổ biến ở nhiều loài cá hơn ở bất cứ nhóm động vật có xương sống nào khác. Ví dụ, một số loài cá thay đổi cơ quan sinh dục theo chu kỳ hormone hay những thay đổi môi trường. Trong khi đó một số loài cá khác có cùng lúc 2 cơ quan sinh dục, đực và cái

Diên San (tổng hợp)
.
.