Trong tương lai một ngày có thể dài 25 giờ?

Chủ Nhật, 08/03/2009, 14:50
Từ lâu, với nhận thức thông thường của con người, một ngày dài 24 giờ. Hiện nay, các nhà thiên văn nghiên cứu và phát hiện, do tốc độ tự quay của trái đất đã phát sinh thay đổi, khiến thời gian một ngày trong tương lai có thể bị thay đổi - kéo dài tới 25 giờ.

Các nghiên cứu về thiên văn đã cho biết, trước đây khoảng 530 triệu năm, tốc độ tự quay của trái đất nhanh hơn hiện nay, nhưng tốc độ quay quanh mặt trời của nó lại luôn  ổn định. Cho nên, trong thời kỳ ấy, số giờ một ngày trên trái đất giống như hiện nay, nhưng số ngày trong năm so với hiện nay nhiều hơn vài chục ngày, tới 420 ngày/năm.

Nhưng gần đây, Richard Stiphenlin, nhà thiên văn thuộc Đại học Dulem, Anh trong bài viết trên tạp chí Lịch sử thiên văn cho biết, theo các tài liệu lịch sử tin cậy, qua lịch sử quan trắc của con người thì tốc độ tự quay của trái đất luôn đang chậm dần. Luận đoán này của Richard đã dựa vào sự phân tích tư liệu vài trăm lần nhật thực và nguyệt thực ghi chép lưu giữ trong 2.700 năm qua.

Nhà thiên văn học người Anh tên là Stiphenlin, qua nghiên cứu các nguồn tư liệu thiên văn cổ đại có liên quan từ phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc) và châu Âu cho biết, cứ trong khoảng thời gian 300 năm, con người mới quan trắc được 1 lần nhật thực toàn phần,  từ quy luật này, con người cổ đại đã chỉ ra thời gian chuẩn xác ngày nhật thực bắt đầu và kết thúc  vào lúc  nào.

Các nhà khoa học  có những lý giải khác nhau về nguyên nhân trái đất tự quay chậm dần. Một số nhà khoa học cho rằng, đó là do lực ma sát của triều dâng sản sinh, vì độ lớn lực ma sát sản sinh có liên quan tới phân bố lục địa. Thời gian 500 triệu - 300 triệu năm trước,  lúc đó đại lục sắp xếp men theo hướng xích đạo, khiến lực ma sát sản sinh do triều dâng tương đối lớn, cho nên tốc độ trái đất tự quay bị giảm tương đối nhanh; nhưng từ 200 triệu năm trước  đến nay, đại lục sắp xếp theo hướng Nam Bắc, lực ma sát sản sinh do triều dâng giảm tương đối ít hơn, nên tốc độ tự quay của trái đất tự nhiên cũng bị giảm tương đối chậm.

Cũng có nhà khoa học cho rằng, hiện tượng tốc độ tự quay của trái đất chậm dần, nguyên nhân quan trọng có thể là do mặt trăng. Theo tư liệu nghiên cứu thiên văn đăng trên tạp chí Thiên văn, Đức, cho biết, lực hút mặt trăng đã tạo thành sóng ngầm vĩnh cửu ở hải dương và dưới sâu lòng đất, khiến trái đất trở thành giống như “máy dao động”.

Có thể hình tượng hóa trái đất giống như một vận động viên trượt băng liên tục nhiều kiểu chuyển động quay,  muốn tốc độ tự quay giảm, vận động viên này phải dang hai cánh tay ra; đây chính là nguyên nhân khiến trái đất trong tương lai xa xôi sẽ  kéo dài 25 giờ/ngày.

Một nhà thiên văn học khác người Anh còn chứng minh: thực ra tốc độ tự quay của trái đất luôn đang giảm chậm từ 700 năm trước Công nguyên; kết luận này dựa trên nghiên cứu các tư liệu lịch sử của nhật thực và nguyệt thực, ông đã sử dụng những số liệu này để tính toán tuyến đường vận hành mà trái đất bị tác động ảnh hưởng.

Có người đã đặt câu hỏi: Nếu như vài trăm triệu năm sau trái đất vẫn còn thích ứng cho cư trú của con người, và  một ngày kéo dài thời gian 25 giờ thì con người sẽ  như thế nào? Hiển nhiên có thể thấy rằng, đầu tiên đối với những người thích ngủ, lười động não sẽ là tin tức tốt lành; còn đối với những người hiện đang bận rộn cả ngày thì cũng có thể thêm 1 giờ trong ngày, sẽ sắp xếp được nhiều công việc hơn, hoặc có thêm thời gian nghỉ ngơi vui chơi.

Nhưng lại có câu hỏi: Liệu tuổi thọ của con người lúc đó có bị ảnh hưởng không? Khi mà một ngày kéo dài 25 giờ, điều này  đồng nghĩa với nhịp sinh học quen thuộc trong cơ thể con người mỗi ngày sẽ tiêu hao sức lực nhiều hơn lên 1 giờ

Nguyễn Mau (theo Bách khoa trí thức)
.
.