Các nước vùng Caribe đòi phương Tây bồi thường vì chế độ chiếm hữu nô lệ

Thứ Năm, 01/05/2014, 16:30

Trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh kéo dài 4 ngày, được tổ chức tại quốc đảo Saint Vincent và Grenadines vào cuối tháng 3 vừa qua, 15 nguyên thủ quốc gia của Cộng đồng Caribbean (CARICOM) đã nhất trí yêu cầu các cường quốc thực dân trong quá khứ, phải bồi thường thỏa đáng những thiệt hại đã gây ra cho người dân trong vùng vì chính sách buôn bán và sở hữu nô lệ.

Nghị quyết của Hội nghị Thượng đỉnh CARICOM nêu rõ sẽ xúc tiến trong thời gian sớm nhất, thành lập một ủy ban đặc biệt về bồi thường vì chế độ chiếm hữu nô lệ xảy ra trong giai đoạn từ thế kỷ XVI-XVIII. Ủy ban này sẽ do giáo sư sử học nổi tiếng người Barbados Hilary Beckles đứng đầu, quy tụ các nhà khoa học, giới luật sư và các nhà kinh tế đại diện cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc CARICOM, tiến hành đề xuất những cuộc đối thoại với các nước thực dân cũ.

Ngoài ra, Ủy ban đặc biệt cũng có kế hoạch khởi động việc tố tụng hình sự, đưa các bị đơn ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là cơ quan tư pháp tối cao của LHQ, quy tụ 192 quốc gia thành viên LHQ với trụ sở đặt tại thành phố The Hague của Hà Lan.

Hội nghị Thượng đỉnh CARICOM đã thông qua những yêu cầu với các cường quốc thực dân cũ, chủ yếu là với các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Nội dung bao gồm lời xin lỗi chính thức từ các nước này, do đã gây ra những nỗi thống khổ cho hơn 10 triệu nô lệ tại các vùng thuộc địa cũ. Đồng thời phải hủy bỏ các khoản nợ tích lũy có từ thời thực dân, vốn lớn hơn nhiều lần so với khoản viện trợ phát triển mà các quốc gia nói trên dành cho khu vực CARICOM lâu nay.

Phần chính của nội dung yêu cầu vẫn là khoản thỏa thuận bồi thường về các chấn thương tâm lý, tuy chưa xác định được cụ thể về mặt tài chính nhưng số tiền có thể sẽ rất lớn, bởi những hệ lụy không thể tính hết được kéo dài qua nhiều thế hệ đối với các nạn nhân của chính sách buôn bán và sở hữu nô lệ.

Để mọi việc tiến triển thuận lợi, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của CARICOM H. Beckles đã đứng ra thuê Công ty Luật Leigh Day & Co, do luật sư Martin Day từng giữ chức Chủ tịch Tổ chức Hòa bình Xanh của Vương quốc Anh sáng lập. Tên tuổi của luật sư M. Day được cả thế giới biết đến vào năm 2011, do đã thắng kiện buộc Chính phủ Anh phải bồi thường 24 triệu euro cho các nạn nhân người Kenya ở châu Phi, thuộc phong trào du kích Mau Mau bị chính quyền thực dân đàn áp, tra tấn dẫn đến tàn phế trong thập niên 50 và 60 thế kỷ trước.

Luật sư M. Day (thứ 2 từ trái sang) sau vụ thắng kiện đòi bồi thường cho Kenya.

Về phần mình, luật sư M. Day cho biết đã chuẩn bị thu thập hồ sơ, củng cố chứng cứ pháp lý liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau khi xúc tiến đòi bồi thường. Ông khẳng định nền kinh tế èo uột hiện nay của các nước thuộc CARICOM chính là hệ quả từ chính sách thực dân hóa, thiết lập các đồn điền chuyên canh như cà phê, cao su, mía... để xuất khẩu phục vụ cho thị trường "chính quốc". Hay thể trạng ốm yếu dễ phát sinh bệnh tật của nhiều thế hệ dân cư trong vùng, là hệ lụy di truyền do cha ông họ vốn là những nô lệ bị bóc lột sức lao động thậm tệ, thường xuyên bị bỏ đói dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng truyền đời.

"Các nước thuộc phía bị đơn cần phải bồi thường qua những chương trình thực tế như hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc y tế, thúc đẩy sự nghiệp văn hóa giáo dục và phát triển kinh tế", luật sư M. Day nhấn mạnh.

Một khoản không nhỏ trong số tiền đền bù mà CARICOM yêu cầu, là tiến hành hồi hương cho những hậu duệ nô lệ có thể trở về quê hương bản quán cũng như tạo dựng cuộc sống mới để họ dễ bề hòa nhập vào cộng đồng.

Khi hay tin ý tưởng đòi bồi thường từ các nước thuộc địa cũ trong vùng Caribe, ông William Hague đương kim Ngoại trưởng Anh đã lên tiếng bình luận: "Đối với các vùng đất thuộc địa của Chính phủ Hoàng gia đã nhiều lần tuyên bố rằng, cảm thấy hối tiếc và ân hận vì những đau khổ do tiền bối của mình gây ra dưới chế độ nô lệ. Chúng tôi cho rằng việc bồi thường thuần túy không phải là phương cách hay nhất, thay vào đó các bên nên tập trung giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong thế kỷ XXI này".

Các nước thuộc CARICOM cho rằng sự đói nghèo trong khu vực là hệ quả từ chế độ chiếm hữu nô lệ.

Đáp lại, bà Verena Shepherd, nhà sử học đại diện Jamaica thuộc Ủy ban đặc biệt của CARICOM bày tỏ quan điểm: "Khi đã phạm tội ác chống lại loài người thì phải nhất quyết sửa sai bằng hành động thiết thực, chứ không phải chỉ là lời xin lỗi suông. Thực tế lịch sử cho thấy trong khi giới chủ đồn điền da trắng mặc sức vơ vét lợi nhuận, còn người nô lệ sau giai đoạn được giải phóng không có một xu dính túi. Công cuộc buôn bán nô lệ là một trong những lĩnh vực kiếm lời nhiều nhất trong lịch sử châu Âu, giờ đã đến lúc phải trả giá cho những tội ác của họ".

Cng đồng Caribbean được thành lp vào tháng 8/1973. Tính đến thi đim hin ti CARICOM quy t 15 thành viên thường trc gm các quc đảo và vùng lãnh th lân cn. Các ngôn ng s dng chính thc trong khi gm 4 th tiếng là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Hà Lan.

Được biết, Cng đồng Caribbean không phi là khu vc đầu tiên trên thế gii đòi các cường quc thc dân phương Tây phi bi thường vì chế độ chiếm hu nô l. Ngay t năm 1999, nhiu quc gia thuc T chc Thng nht châu Phi (OAU) đã yêu cu phương Tây đền bù 777 t USD, vì nhng chính sách hà khc dưới thi thuc địa.

Tr li câu hi ca phóng viên tp chí Der Spigel (Đức): “Điu gì khiến ông tin tưởng rng v kin này có th đạt ti chiến thng ti ICJ? Trong khi chính gii Anh đã nhiu ln tuyên b, rng ch công nhn thm quyn trách nhim ca mình đối vi các s kin xy ra sau năm 1974”, Lut sư Martin Day phát biu: Chúng tôi không nói rng chúng tôi đòi bi thường cho tt c nhng gì đã xy ra dưới chế độ nô l hà khc kéo dài hơn 200 năm, bi đó là điu không tưởng. Chúng tôi mun lưu ý rng có nhng vn đề hin nay vn phát sinh t giai đon đó. Đây là đòi hi khn thiết tc thi ch không phi là câu hi ca lch s.

Đúng ra các quc gia vùng Caribe mun tham gia vào mt cuc đối thoi công bng, mà không cn s can thip ca pháp lý. CARICOM luôn mun duy trì mi quan h tt đẹp vi châu Âu, cũng như hy vng rng người châu Âu s hiu được nhã ý này. C th chúng tôi đã đề ngh triu tp mt cuc hp vào mùa hè sp ti, bao gm các quc gia phương Tây và khi CARICOM để gii quyết nhng vn đề mang tính trng yếu nht

Trần Hồng (tổng hợp)
.
.