NASA và kế hoạch “đẩy” thiên thạch không va vào trái đất

Thứ Tư, 25/01/2006, 10:12

Các nhà khoa học của NASA cũng đã nghĩ ra được một kế hoạch đặc biệt khác thường để làm chệch hướng các thiên thạch có nguy cơ va chạm với trái đất. Họ đề nghị tạo ra một “máy kéo trọng lực”: Một tên lửa khổng lồ bay song song theo thiên thạch và kéo nó ra khỏi hành trình.

Mỗi ngày, trái đất phải hứng đến... 25 tấn rác vũ trụ. Thông thường thì ta sẽ không thấy dấu tích nào của các vụ nổ sao băng hay thiên thạch vì chúng diễn ra ngoài khơi hay các miệng hố thiên thạch đã bị xói mòn cùng với thời gian. Trong thực tế, chỉ có 120 hố thiên thạch được xác định từ xưa đến nay. Bạn có thể nhìn thấy hàng ngàn vết sẹo trên bề mặt mặt trăng, nơi mà chẳng có nước hay những điều kiện thời tiết để xóa bỏ chúng.

Vụ nổ thiên thạch có thể ghi vào lịch sử là năm 1908. Một thiên thạch có đường kính 60-90 mét đã nổ tung ở khoảng cách 8km trên bầu trời Tunguska ở Siberia. Năng lượng do vụ nổ phát ra mạnh gấp 700 lần so với vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima. Lâu hơn nữa là tại  bang Arizona của Mỹ. Miệng núi lửa Barringer được hình thành cách đây 50.000 năm, tạo thành một lỗ hổng rộng 1km và hơn 30 tấn sắt thiên thạch đã được tìm thấy rải rác khắp khu vực.

Năm 2004, các nhà thiên văn học đã phát hiện được một thiên thạch mới, dài độ 320 mét, sau này được đặt tên là 99942 Adophis, theo tên  thần rắn Ai Cập cổ đại Apep “Kẻ hủy diệt”. Nhưng con rắn của bóng đêm đen tối đã bị tiêu diệt bởi thần Mặt trời Ra - dưới hình dạng của một con mèo. Cái tên này cũng thật thích hợp trong tình hình hiện nay, vì Adophis sẽ tiến gần đến trái đất, vào ngày 13/4/2029, ở gần giống như một số vệ tinh của chúng ta.

Đương nhiên là nó sẽ bị quăng ra xa bởi sức hút của trái đất. Nhưng nếu như chúng ta không may mắn, nó có thể vòng trở lại, tấn công. Hầu như chắc chắn rằng việc tiếp xúc ở khoảng cách gần với trái đất sẽ làm chệch quỹ đạo của nó. Nếu nó đi ngang qua một “lỗ hổng chìa khóa” cố định trong không gian rộng chỉ độ 600 mét, nó sẽ bị chệch hướng vào một hành trình khiến cho nó có khả năng sẽ đâm vào trái đất vào năm 2036.

Khi thiên thạch Adophis được phát hiện lần đầu tiên, các nhà thiên văn học nghĩ rằng khả năng va chạm là tỉ lệ đáng sợ 1/37. Giờ đây, sau khi xử lý các thông tin chi tiết thì họ thông báo rằng tỉ lệ này  rất  thấp: 1/5.560.

Các nhà khoa học của NASA cũng đã nghĩ ra được một kế hoạch đặc biệt khác thường để làm chệch hướng các thiên thạch có nguy cơ va chạm với trái đất, và bây giờ là lúc tốt nhất để thử nghiệm kế hoạch đó.

Họ đề nghị tạo ra một “máy kéo trọng lực”: Tức là một tên lửa khổng lồ bay song song theo thiên thạch và kéo nó ra khỏi hành trình. Điều đáng ngạc nhiên là cả hai sẽ không va vào nhau. Thay vào đó, tên lửa sẽ dùng sức hút của trọng lực để từ từ đẩy thiên thạch này đi xa khỏi trái đất. Tên lửa này nặng 20 tấn, bay lượn lờ trong không gian, có thể phát giác ra những thiên thạch cách nó ở phạm vi đường kính 200 mét.

Dùng vệ tinh đẩy thiên thạch ra khỏi quỹ đạo trái đất.

Để tránh cảnh tiếp xúc nhau ở khoảng cách quá gần, tên lửa phải đốt cháy các động cơ phản lực theo hướng ngược lại. Lực đẩy phải được giám sát thật tốt, bởi nếu lực đẩy quá yếu, thì sức hút trọng lực của thiên thạch sẽ chiến thắng và tên lửa sẽ bị cháy nổ tan tành do va chạm. Nếu lực đẩy quá mạnh, tên lửa sẽ thoát khỏi sức kéo của thiên thạch.

Adophis là một thiên thạch khác thường: Những hòn đá vũ trụ kích thước cỡ như nó chỉ đến gần trái đất sau mỗi 1.300 năm. Nó sẽ là một cuộc chạy thử nghiệm tuyệt vời cho máy kéo trọng lực. Nếu như nó bị kéo ra khỏi hành trình trước khi đến được trái đất, thì nó sẽ hoàn toàn không đến được chúng ta trong lần du hành kế tiếp. Nếu như một thiên thạch đang trên đường đến trái đất mà bị máy kéo trọng lực đẩy đi chệch hướng với tốc độ 1/10cm/giây - tức là tốc độ của một con kiến đang bò - thì khoảng thời gian 20 năm từ đây đến đó đã khá đủ để đẩy nó đi xa chúng ta

Thuý Hân (theo Science)
.
.