Nhà mặt trời

Thứ Bảy, 24/11/2007, 11:20
Một ngôi nhà được vận chuyển bằng đường thủy đến Mỹ là công trình của Đại học Kỹ thuật Darmstadt nước Đức. Theo Joerg Thoene, lãnh đạo nhóm thiết kế, ngôi nhà được xây dựng với những cơ cấu tích trữ năng lượng: các tấm kính cách ly để ngăn ngừa năng lượng thoát ra bên ngoài nhà. Một số panel mặt trời của ngôi nhà này được thiết kế ẩn dưới mái.

Toàn bộ những phức hợp văn phòng, trường học và nhà ở sản sinh ra khoảng một nửa trong tất cả sự ô nhiễm làm tan băng. Để giải quyết vấn đề, 20 ngôi nhà được xây dựng để đáp ứng cuộc thi dành cho các khối Trường đại học Solar Decathlon 2007 do Bộ Năng lượng Mỹ đề ra. Mục đích của cuộc thi này là để chứng minh năng lượng mặt trời có lợi như thế nào cho môi trường và cuộc sống.

Một lý do khiến ngôi nhà mặt trời không được ưa chuộng là vì nó không được đẹp và có vẻ thô kệch. Trong ngôi nhà mặt trời vẫn có đầy đủ những tiện nghi hiện đại: ánh sáng, máy lạnh, vòi tắm hoa sen...

Cuộc thi ra giới hạn về độ cao và kích thước ngôi nhà. Và một nguyên tắc bắt buộc của cuộc thi: năng lượng mặt trời phải cung cấp cho mọi thứ trong nhà - sưởi ấm, làm lạnh, nấu nướng và thậm chí nạp năng lượng được cho xe điện. Các panel mặt trời, hay panel quang điện có lớp chặn, là thiết bị chủ yếu của nhà mặt trời.

Cuộc thi cũng tập trung vào việc sử dụng những chất liệu có thể tái chế. Nhiều công nghệ mang tính đột phá được ứng dụng trong cuộc thi, với một số ý tưởng độc đáo như là thác nước trong nhà do Nick Venezia Đại học Maryland thiết kế. Nick giải thích: “Khí ẩm sinh ra từ không khí sẽ chạy xuống chân tường rồi theo đường đó đi lên và được đẩy ra ngoài nhờ hệ thống quạt”.

Jason Brown ở Đại học Công nghệ Georgia gây ấn tượng với ngôi nhà ánh sáng kỹ thuật cao: “Nước nóng trong nhà được cung cấp từ 30 đường ống dài đặc biệt bằng thủy tinh có thể nung nước lên đến 2000C. Năng lượng mặt trời sẽ đun nóng nước rồi sau đó nước nóng được đưa vào bể chứa”.

Một ngôi nhà được vận chuyển bằng đường thủy đến Mỹ là công trình của Đại học Kỹ thuật Darmstadt nước Đức. Theo Joerg Thoene, lãnh đạo nhóm thiết kế, ngôi nhà được xây dựng với những cơ cấu tích trữ năng lượng: các tấm kính cách ly để ngăn ngừa năng lượng thoát ra bên ngoài nhà. Một số panel mặt trời của ngôi nhà này được thiết kế ẩn dưới mái.

Greg Kiss, kiến trúc sư trưởng trong hội đồng chấm thi của Solar Decathlon 2007, và đã trải qua 25 năm thiết kế những ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời, nói: “Các quốc gia khác như Đức, Nhật Bản, và hiện nay là toàn châu Âu đang thực hiện những chương trình mang tính toàn quốc gia hay thậm chí toàn lục địa với chính sách rất thích hợp. Họ đầu tư rất nhiều tiền bạc vào việc nghiên cứu ứng dụng điện năng mặt trời. Trong khi đó chính quyền liên bang Mỹ lại có vẻ thờ ơ với vấn đề này”.

Cuối cùng, danh sách trường đại học trúng giải trong 10 hạng mục cạnh tranh đã được công bố, sau 2 năm nỗ lực và nhiều tháng mất ngủ.

Đại học Maryland đứng hạng nhì, và Đại học Kỹ thuật Darmstadt của Đức đứng hạng nhất. Mặc dù giải thưởng cho trường chiến thắng không đủ bù lại số tiền 500.000 đến 1 triệu USD đầu tư vào công trình, song những người tham dự giải cho biết họ không làm việc vì tiền mà chủ yếu là hy vọng những ngôi nhà như thế này sẽ cứu lấy hành tinh Xanh của chúng ta

Trần Thanh Phong (theo CBS)
.
.