Những “địa chỉ” nổi danh với nghề nuôi rắn độc

Chủ Nhật, 12/02/2017, 10:35
Khi chủ trại rắn Makau Kioko, 53 tuổi, cúi người xuống chộp nhanh một con rắn hổ mang Ai Cập, nhóm du khách nín thở lo sợ. Nếu tính toán thời điểm ra tay bắt rắn không đúng, Kioko sẽ bị con vật này cắn. Đây được coi là một trong những loài rắn độc nhất ở châu Phi.

Kenya: Rắn “đi vào” những cửa hiệu bán thú cưng

Hiện nay ở Kenya có đến 42 trại nuôi rắn độc và còn 21 trại khác đang chờ được cấp phép hoạt động - theo số liệu từ Kenya Wildlife Service, cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm quản lý ngành kinh doanh động vật hoang dã.

Ngoài việc kiếm tiền từ phục vụ du lịch, các chủ trại còn xuất khẩu rắn độc, chủ yếu cho các vườn thú và cửa hiệu thú cưng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Những con rắn to nhất có thể bán được giá hơn 10.000 shilling (tiền Kenya, tương đương 100 USD). Rắn độc cũng được bán cho các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước lẫn nước ngoài.

Khi chủ trại rắn Makau Kioko, 53 tuổi, cúi người xuống chộp nhanh một con rắn hổ mang Ai Cập, nhóm du khách nín thở lo sợ. Nếu tính toán thời điểm ra tay bắt rắn không đúng, Kioko sẽ bị con vật này cắn. Đây được coi là một trong những loài rắn độc nhất ở châu Phi. Makau Kioko mang găng tay bảo vệ khi biểu diễn trò bắt rắn độc cho du khách nhưng nếu không may bị cắn thì ông sẽ chết trong vòng 15 phút. Nọc độc gây ngưng thở dẫn đến liệt và cái chết tức thì.

Makau Kioko, là chủ trại rắn xuất khẩu và du lịch Kioko Snake Ventures ở hạt Kitui miền đông Kenya cho biết, ông luôn luôn phải “chắc chắn chiến thắng” mỗi khi túm lấy rắn hổ mang. Mặc dù trại rắn của Kioko có kho thuốc chữa nọc rắn song vẫn hành động không đủ nhanh để cứu vãn 2 người công nhân bị rắn cắn dẫn đến việc chân họ bị nhiễm độc và hoại tử nên phải cắt bỏ chúng. Một công nhân khác của Kioko cũng bị chết do vết thương quá nặng sau khi bị con trăn khổng lồ châu Phi quấn chặt.

Mặc dù kinh doanh trại rắn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết  người song ngành này vẫn phát triển mạnh ở Kenya trong những năm gần đây. Công nhân trại rắn cũng đòi hỏi phải có chứng chỉ nuôi động vật. Makau Kioko và 16 công nhân của ông chăm sóc hơn 1.800 con rắn, trong đó một nửa là trăn khổng lồ. 50% số rắn còn lại bao gồm hơn 32 loài khác nhau của châu Phi và 13 loài có xuất xứ từ các đại lục khác.

Kioko cho biết, trại rắn của ông rộng 2 hecta, mở cửa từ năm 2009 và hiện đang thu hút hàng trăm du khách đến tham quan. Người dân Kenya mua vé vào trại với giá 300 shiling trong khi du khách nước ngoài trả phí vào cổng đến 1.000 shilling Kenya. Ngoài việc xem Kioko bắt rắn hổ mang bằng tay không, du khách còn có cơ hội bổ sung kiến thức về loài rắn. Để giúp cho rắn sống khỏe mạnh, Kioko phải cung cấp không gian sống mà chúng cần.

David Musyoka, một chủ trại rắn khác, nuôi hơn 220 con rắn tại hạt Meru miền đông Kenya. Bộ sưu tập của Musyoka bao gồm loài rắn hổ lục cực độc vùng núi Kenya, một loài rắn không độc xuất xứ từ Bắc và Nam Mỹ. Trại rắn Musyoka 54 tuổi giới thiệu: “Tôi cũng xuất khẩu rắn đến các vườn thú ở Cộng hòa Czech, Anh, Đức, Mỹ, Mexico và Brazil. Trung Quốc cũng là thị trường lý tưởng. Tôi cũng gặp nhiều trường hợp người ngoài đột nhập trại, bắt đi vài con rắn và bán bất hợp pháp cho các thầy lang vườn. Một số khác bán rắn ra chợ để làm thịt”.

David Musyoka.

Germano Mwabu, giáo sư Đại học Nairobi và cố vấn kinh tế cho World Bank (WB), cho biết: “Một trại rắn khởi  nghiệp cần số tiền không dưới 3 triệu shilling hay 30.000 USD. Để thành công, doanh nhân phải nắm rõ về hệ sinh thái loài rắn. Ví dụ, doanh nhân phải biết kỹ thuật nuôi và gây giống”.

Trở lại với trại rắn Kioko Snake Ventures, Makau Kioko có chứng chỉ nuôi rắn và  ông  biết  nhiều nguy cơ mỗi khi bắt rắn hổ mang hay vật lộn với trăn khổng lồ.

Thái Lan - từ Trung tâm nghiên cứu hoàng gia đến ngôi làng “ngủ với rắn”

Trung tâm nghiên cứu rắn độc hoàng gia Thái Lan tọa lạc tại một vùng ngoại ô thủ đô Bangkok, cách thành phố Bangkok 20km, thuộc Trường Chula Longkorn, do nhà vua Rama IV sáng lập. Tại đây những chuyên gia nghiên cứu miệt mài với công việc nuôi và nghiên cứu công dụng cũng như thuốc chữa độc của rắn hổ mang các loại. Trung tâm nghiên cứu rắn này nuôi rất nhiều rắn hổ mang và các loài trăn quý hiếm nhưng không bao giờ bán lấy thịt mà chỉ lấy nọc rắn phục vụ cho việc nghiên cứu chữa bệnh cho người.

Để thu hút du khách đến tham quan và tìm hiểu về công dụng của loài rắn, người ta đã huấn luyện rắn tham gia những màn biểu diễn rất nguy hiểm giữa rắn và nhân viên của trung tâm. Khi đến đây, du khách có thể khám phá được rất nhiều thứ về loài rắn như sự sinh sản và chu kỳ phát triển của rắn, sự nguy hiểm và công dụng của rắn và điều đặc biệt là công dụng của nọc độc rắn để chữa các bệnh của người.

Rắn được xuất khẩu đến các vườn thú.
Một màn biểu diễn với rắn tại Trung tâm nghiên cứu rắn độc hoàng gia Thái Lan.

Không chỉ được mãn nhãn với những màn xiếc rắn độc đáo pha lẫn rùng rợn, du khách còn có thể tham quan các căn phòng nghiên cứu, được nghe về công dụng của độc rắn và cả những cách chữa trị, sơ cứu khi bị rắn độc cắn. Những thông tin và kiến thức bổ ích sẽ được truyền đạt và thông dịch cho mọi du khách hiểu rõ.

Ngoài Trung tâm nghiên cứu rắn độc hoàng gia, rất nhiều người còn nghe tiếng làng Ban Kok Sa-Nga ở tỉnh Khon Kaen được mệnh danh là “làng rắn”. Tất cả 140 hộ gia đình ở Ban Kok Sa-Nga đều nuôi ít nhất một con rắn trong nhà. Họ nuôi chúng trong những chiếc thùng gỗ đặt bên ngoài nhà mình. Chủng loại rắn rất đa dạng, từ rắn độc như hổ mang chúa, hổ mang Naja kaouthia, cho đến những loài ít nguy hiểm hơn như trăn hay rắn ráo.

Quanh năm, không khí tại ngôi làng nhỏ này luôn tưng bừng như mùa lễ hội với các show diễn rắn kỳ thú. Người ta biểu diễn những trò chơi rất mạo hiểm như đấm bốc với rắn. Tất nhiên, màn diễn này không dành cho khán giả yếu tim. Tại đó, người diễn hóa thân thành tay đấm nghiệp dư và trêu đùa một con rắn hổ mang chúa khổng lồ. Khi con rắn được thả lên võ đài, người diễn kéo mạnh đuôi nó để “đối thủ” trở nên hung dữ hơn.

Mặc dù thực hiện những trò mạo hiểm với rắn, nhưng người dân trong làng vẫn tỏ ra thoái mái, không bao giờ hoảng sợ trước loài vật này. Trẻ con trong làng được dạy cách cầm rắn trên tay, vuốt ve, chơi đùa và cách cho chúng ăn từ khi còn rất nhỏ.

Tuy nhiên, “làng rắn” khác thường ở chỗ nơi đây trang bị an toàn cho khách du lịch rất sơ sài. Có nhiều nguồn tin cho biết về việc du khách thiệt mạng vì bị rắn cắn và có một điều chắc chắn là người làng từng bị rắn cắn nhiều lần. Điển hình như cụ Bualee Chai, 72 tuổi, một trong những người huấn luyện rắn giỏi nhất làng, từng bị rắn cắn 21 lần. Song, cụ rất tự hào về thành tích này. Cụ đã tổ chức nhiều show diễn rắn tại Thái Lan trong hơn 50 năm qua.

“Nếu như không chặt cụt các ngón tay, thì tôi đã phải bỏ mạng. Lần cuối cùng tôi bị cắn và mất đi một ngón tay vào 26-12-2004. Đó là thời điểm đất nước chúng tôi xảy ra biến cố sóng thần ập đến”, cụ Chai cho biết. Không những thế, cụ Chai còn từ chối sử dụng bất kỳ loại thuốc giải độc nào sau khi bị rắn cắn và nói thêm: “Chúng đã sống cùng với tôi trong nhiều năm qua. Khi rắn của làng qua đời, chúng tôi an táng chúng tại một ngôi đền”.

Trẻ em làng Ban Kok Sa-Nga chơi với rắn từ nhỏ.

Thực tế, người dân làng Ban Kok Sa-Nga không kiếm được nhiều tiền từ các show diễn rắn, mà chủ yếu dựa vào việc bán thảo dược. Tại đây, loại thảo dược chữa rắn cắn rất nổi tiếng, có tên “wan paya ngoo”, được làm từ một loại cây hiếm cùng với chanh. Cụ Chai khẳng định, loại thuốc thảo dược này có thể chữa vết cắn của bất kỳ loại động vật có độc nào như bọ cạp hay rết.

An Di - Quang Hiếu (tổng hợp)
.
.