Phát hiện "thành phố" ở dưới biển do "kỹ sư bạch tuộc" xây dựng

Thứ Ba, 17/10/2017, 17:25
"Thành phố" của bạch tuộc có tên Octlantis, ở Úc. Bạch tuộc tại đây sống trong cộng đồng xã hội hóa cao. "Thành phố" của loại thân mềm chủ yếu là đá, các loại vỏ trai, ốc… chúng săn được.

Nhiều người nghĩ bạch tuộc sống đơn độc, mỗi năm chỉ đi tìm bạn tình giao phối một lần. Tuy nhiên, phát hiện mới đây của các nhà khoa học cho thấy, thành phố bạch tuộc Octlantis nơi chúng sinh sống khá phức tạp.

Các nhà khoa học quốc tế do Đại học Illinois-Chicago và Đại học Alaska Pacific nghiên cứu tại Jervis Bay, ngoài khơi bờ biển phía đông nước Úc, nơi có tới 15 con bạch tuộc được cho là sống đơn độc. Một vài khu định cư của bạch tuộc đã được tìm thấy trong những năm gần đây.  Địa điểm mới này là khu định cư thứ hai của bạch tuộc được tìm thấy trong khu vực, và phát hiện này cho thấy ý tưởng về loài bạch tuộc không phải là những sinh vật cô đơn.

Stephanie Chancellor, nghiên cứu sinh về sinh học ĐH Illinois ở Chicago cho hay, bạch tuộc tận dụng các khu đá đứt gãy đại dương làm nơi sinh sống, tận dụng vỏ trai sò sau khi ăn thịt để làm nơi trú ngụ. "Tạo ra ngóc ngách, hang động từ các loại vỏ của các động vật, bạch tuộc trở thành kiến trúc sư môi trường thực sự" - Stephanie Chancellor cho hay.

Nơi trú ngụ đầu tiên của bạch tuộc đã được Chancellor viết trong nghiên cứu của mình năm 2009. Những con bạch tuộc Octopolis trú ngụ tại đó, nơi đây cũng phát hiện thấy có những hang dài 30 cm được chính bạch tuộc đích thân tạo ra.

Nhiều người cho rằng vào thời điểm đó có thể những con bạch tuộc này đã cùng nhau hợp tác để xây dựng những nơi trú ngụ. Khu vực thứ hai nằm cách thành phố East Australia vài trăm mét và được đặt tên Octlantis.

Vị trí này rộng khoảng 5m, dài khoảng 18m. Tại đây có vài phiến đá cùng nhiều vỏ các loại. Nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra 13 hang nằm rải rác do bạch tuộc tự đào đã qua sử dụng, 10 hang khác chưa được dùng. Dùng camera ghi hình, họ phát hiện thấy, có sự tương tác xã hội giữa chúng: cùng bắt mồi, giao phối, chống lại xâm lăng…

Một số con chống lại những sinh vật ngoại lai muốn vào hang của chúng. Khi gặp nguy, con vật căng ra, vẻ ngoài sẫm màu. Thường thì con vật khác thấy hiện tượng này là bỏ đi.  Hành vi này là bảo vệ lãnh thổ của loài bạc tuộc, song con người ít biết về chúng. 

Văn Nguyễn (theo Daily Mail)
.
.