Nga: Châu chấu không dám đá xe

Thứ Bảy, 14/01/2012, 08:20

Mạng phân tích báo chí quốc tế World Crunch ngày 5/1 đã đưa ra câu hỏi lý thú: Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng thống Nga năm 2012, tại sao không có ai dám can đảm thách thức ông Putin? Sau khi đảng cầm quyền của Thủ tướng Vladimir Putin có mất đi vài vị trí quan trọng trong cuộc bầu cử Quốc hội gần đây diễn ra ở Nga, nhưng các đảng đối lập không biết cách để tận dụng lợi thế này. Tại sao vậy?

Kết quả đáng ngạc nhiên giữa các đảng đối lập ở Nga trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây có thể được xem như dấu hiệu bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống Nga. Tất nhiên, trái với các cuộc bầu cử Quốc hội, trong cuộc đua giành chiếc ghế mang lại quyền lực tối cao chỉ duy nhất một người chiến thắng. Đối thủ của ông Vladimir Putin hoàn toàn hiểu rõ sự thật này. Đó là lý do tại sao sau khi chiến thắng với số ghế rất cao trong Duma, các nhà lãnh đạo phe đối lập về cơ bản đã chấm dứt những lùm xùm trong công chúng, dừng việc đấu tranh mà họ cho là có những bất công ở các cuộc bầu cử và dừng cả việc chú ý đến những cử tri của chính mình.

Trong khi những gương mặt ứng cử viên khác trong mấy năm qua vẫn “mờ mờ nhân ảnh” thì tỉ phú Mikhail Prokhorov đang nổi lên và cố gắng lôi kéo sự ủng hộ của cử tri. Tuy nhiên, ngay cả khi Prokhorov tuyên bố rằng, ông sẽ tranh cử tổng thống thì chính ông lại cho biết, ông không thể thay thế được Putin.

Ý tưởng đưa ra một ứng cử viên đối lập duy nhất - hoặc là xuất phát từ các đảng đối lập chung hay từ phe đối lập "dân chủ" - đã không được đề cập trong khoảng thời gian này. Bởi vì khi phe đối lập đưa ra sẽ có rất nhiều người ứng cử, và có rất nhiều sự khác biệt trong số đó để đi tìm tiếng nói chung.

Hầu như tất cả trong số họ bị loại ít nhất một lần trong đường đua, và một vài trong số họ đã trượt rất nhiều lần. Những ứng cử viên này đưa ra nhiều cương lĩnh tranh cử khác nhau: quốc hữu hóa, bảo vệ quốc dân Nga, thậm chí cả việc thả tỉ phú Mikhail Khodorkovsky. Nhưng không ai trong số họ thật sự có ý định trở thành nhà lãnh đạo mới đương đầu với ông Putin.

Như vậy, cơ hội chiến thắng của bất cứ ai trong số họ sẽ là điều không thể. Trong trường hợp này, chiến dịch tranh cử chính thức từ đảng đối lập sẽ không thu lại bất cứ lợi ích gì ngoài sự lãng phí tiền.  Mặt khác, thoát ra khỏi phe Thủ tướng Putin là một sự lựa chọn thực dụng của các đảng đối lập trong Duma.

Cuối cùng, trong 5 năm tới, phe đối lập sẽ phải làm việc với nỗ lực củng cố nội bộ, chứ không phải vì nghĩa vụ nhân dân để nắm quyền. Và sức mạnh cầm quyền sẽ không tạo ra bất cứ lợi ích nào với cách hoạt động thái quá của một số cá nhân trong họ. Đó là lý do tại sao điều này trở nên hoàn toàn hợp lý rằng, các đảng đối lập có thể làm được mọi thứ ngoài việc chạy đua và dễ dàng chiếm lấy chiếc ghế tổng thống Nga

Văn – Thanh Hòa (tổng hợp)
.
.