Người Mỹ gốc Phi suy giảm niềm tin vào Tổng thống

Thứ Ba, 27/08/2013, 22:40

Hãng thông tấn Mỹ AP mới đây phát hiện ra 80% dân Mỹ sẽ phải đối đầu với bất ổn kinh tế trong suốt cuộc đời họ (tỉ lệ thất nghiệp căn cứ vào phúc lợi xã hội), đấy cũng là thực tế khắc nghiệt mà phần lớn người da đen Mỹ đã phải chịu đựng suốt nhiều thập kỷ…

Gói cứu trợ của Tổng thống Obama làm bi đát thêm tình trạng thất nghiệp

Khi vừa đắc cử, Tổng thống Mỹ, niềm tự hào dễ hiểu của cộng đồng người dân da màu về sự tồn tại của Tổng thống Barack Obama (và cả gia đình ông) đã truyền sức mạnh cho tổng thống đối đầu với những luồng dư luận phê phán, chống đối trong việc xây dựng chính sách quốc gia giải quyết khó khăn cho nền kinh tế vì nó liên quan đến người Mỹ gốc Phi.

Theo các báo cáo kinh tế mới nhất, tỉ lệ người da đen thất nghiệp đã giảm xuống 13%. Thật ra con số này chẳng bõ bèn gì để giảm bớt khủng hoảng việc làm đè nặng lên vai người Mỹ da đen. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại, Mỹ phải "lê lết" trong thời gian 7 năm để có thể trở lại mức thất nghiệp trước khi xảy ra khủng hoảng.

Mặc dù tái đắc cử năm 2012 nhờ các đại biểu (đại cử tri) đại diện cho nhiệm vụ gần như trong một quốc gia “rạn nứt", Tổng thống Obama vẫn sợ đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện để giảm bớt quy mô chính phủ thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng tài chính. Những nỗ lực mới đây của Tổng thống Obama nhằm mục đích khởi động một chương trình kinh tế mới dựa trên công thức cải cách thuế và các khoản đầu tư liên bang vào các cơ sở hạ tầng đang đổ nát của Mỹ đã cho thấy cách tiếp cận thực dụng để nắm quyền lãnh đạo. Nhưng các nhà lãnh đạo đảng  Cộng hòa ở Thượng viện lẫn Hạ viện đều bác bỏ.

Thậm chí, đối với hàng triệu người dân da đen Mỹ, những người quá thấu hiểu tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói ngày càng tăng, kế hoạch tạo công ăn việc làm liên bang ổn định đã làm cho họ bị lãng quên trong sa mạc kinh tế Mỹ.

Chiến thắng chính trị của Tổng thống Obama vẫn còn dựa vào người dân da đen, khi  được thực thi đầy đủ cho đến năm 2015 - đạo luật y tế giá rẻ với hy vọng sẽ đem lại cho hàng triệu người dân không có bảo hiểm có cơ hội chăm sóc sức khỏe ban đầu. Gói kích thích này, đặc biệt nó có khả năng trợ giúp khó khăn cho cảnh sát, lính cứu hỏa, giáo viên bị nhà nước sa thải sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ người Mỹ gốc Phi.

Mặc dù ông Obama đã thông qua thành công từng phần quan trọng nhất của dự luật xã hội quốc dân kể từ khi đưa ra mô hình lý tưởng Xã hội Đại đồng,  nhưng tỉ lệ nghèo đói và thất nghiệp của người dân da đen đã làm cho bức tranh tương lai không có gam màu sáng.

Tổng thống Mỹ Obama phát biểu trước người dân ở Chattanooga, Tennessee, tháng 7/2013.

Liệu người Mỹ da màu có còn tin tưởng ông Obama?

Sự thịnh vượng của Phố Wall - biểu tượng nước Mỹ giàu sang - tồn tại song song cùng tỉ lệ người dân de đen nghèo đói, bạo lực diễn ra triền miên ở các đô thị lớn chẳng hạn như: Chicago và tỉ lệ thất nghiệp của người da đen tăng lên đỉnh điểm đến 12%, nếu con số đó được áp dụng cho người da trắng thì chỉ có thể dừng ở 6,6%, đây quả là khủng hoảng toàn nước Mỹ.

Chính quyền Obama đã thất bại khi quốc hữu hóa các ngân hàng nhằm nhổ tận gốc khủng hoảng tài chính tín dụng, khác với Phố Wall và ngành công nghiệp sản xuất ô tô, hàng triệu hộ gia đình Mỹ vẫn mỏi mòn đợi chờ gói cứu trợ như đã hứa…từ chính phủ (gồm 300 tỉ USD thuộc quỹ chương trình cứu trợ tài sản cầm cố có thể được xem như gói kích thích kinh tế thứ 2), một điều vô lý khó có thể chấp nhận đã làm xáo trộn thêm nền kinh tế Mỹ.

Có lẽ sai sót lớn nhất gần đây của ông Obama về kinh tế là thất bại để cho chính sách cắt giảm thuế còn "rớt lại” từ thời nguyên Tổng thống Bush (con) kéo dài thời hạn đến cuối năm 2012. Ông Obama, có lẽ sẽ noi gương người tiền nhiệm, sẽ tận dụng quyền lực để tạo ra "sự nhún nhường lớn" để tránh "va chạm" với đảng Cộng hòa và ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân sách tăng lên hàng năm. Đảng Cộng hòa luôn cố gắng phủ quyết chương trình Obamacare được tiếp tục vì cho rằng đó là ác mộng của các nhà hoạt động chính trị và công chức đã thắng cử phải tự nguyện "chết" theo luật chăm sóc y tế mới vì các khoản đóng góp bắt buộc.

Những nỗ lực tập trung vào kinh tế của Tổng thống Obama rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, những phát biểu của ông về khó khăn kinh tế có thể làm gia tăng căng thẳng chủng tộc. Bị "mắc cạn" trong tháng qua, ông Obama đã phải "diễn kịch", thẳng thắn nói lên suy nghĩ của ông về chủng tộc (vụ án Trayvon Martin) và giai cấp xã hội (ông nhắc lại cuộc tuần hành của người dân Mỹ vào tháng 3/1963 về việc làm và công bằng chủng tộc). Ông nên làm việc này thường xuyên hơn nữa.

Nhưng sự thừa nhận của ông về khoảng cách đang gia tăng giữa 1% dân số giàu có (chỉ người da trắng Mỹ) và phần còn lại của nước Mỹ (chỉ người dân nghèo, trong đó người da đen chiếm phần lớn) đã không đầy đủ. Sự hồi sinh của một quốc gia trong đó có hơn 46 triệu người sống dưới mức nghèo khổ và hàng triệu người khác phải làm việc cật lực để chống lại cái đói, cái nghèo đòi hỏi phải có các dự luật mạnh mẽ.

Đối với người dân da đen, đa số là người nghèo, cơ quan lập pháp cần sự kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc y tế và việc làm, giáo dục để không chỉ đem lại cơ hội bình đẳng mà còn thu nhập công bằng, mà điều đó theo các phân tích cuối cùng sẽ là thước đo thật sự về ảnh hưởng của ông Obama đối với người Mỹ da đen luôn xem trọng ông như thần tượng của họ

Phạm Anh Trúc (tổng hợp)
.
.