Tại sao hàng loạt nhà lãnh đạo Mỹ Latinh mắc bệnh ung thư?

Thứ Ba, 07/02/2012, 10:35

Trong một loạt những bài diễn văn đọc trước công chúng, Tổng thống Hugo Chavez gọi "bệnh dịch ung thư" tấn công các tổng thống Mỹ Latinh là hiện tượng quá kỳ lạ và đáng báo động. Tất cả đều vướng bệnh ung thư - từ  Tổng thống Chavez của Venezuela đến Fernado Lugo của Paraguay, Dilma Rouseff và người tiền nhiệm Lula da Silva của Brazil, và Cristina Fernadez của Argentina…

Để vượt qua căn bệnh ung thư quái ác, Tổng thống Hugo Chavez, 57 tuổi, phải trải qua thời gian hóa trị làm kiệt sức ở Cuba sau khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u vùng xương chậu tháng 6/2011. Sau ông là bà Cristina Fernandez, 58 tuổi, cũng mắc bệnh ung thư  và phải phẫu thuật tuyến giáp. Tổng thống Dilma Rouseff, 64 tuổi, đã hồi phục sau căn bệnh ung thư bạch cầu vào năm 2009 và người tiền nhiệm Lula da Silva, 66 tuổi, đang được điều trị bệnh ung thư vòm họng.

Tổng thống Fernando Lugo, 60 tuổi của Paraguay mắc bệnh ung thư bạch cầu năm 2010 song đã hồi phục sau thời gian hóa trị. Căn bệnh ung thư xuất hiện như thế nào? Điều gì đã tạo ra khối u ác tính nơi một con người khỏe mạnh? Tại sao bệnh ung thư chỉ xảy đến cho những tổng thống cánh tả không thân thiện với Mỹ?

Các nhà chính trị học chắc chắn rằng tình báo Mỹ đang tiến hành một chiến dịch trên quy mô rộng nhằm ý định thủ tiêu những nhà lãnh đạo cánh tả của Mỹ Latinh. Họ cho biết Lầu Năm Góc và CIA từng sử dụng chất phóng xạ, vũ khí sinh học và hóa học ở Mỹ Latinh và thậm chí còn sử dụng con người làm vật thí nghiệm - những sự thật mà giới truyền thông phương Tây thường giữ im lặng. Có rất ít cơ hội những chương trình sinh học của Mỹ được đưa ra ánh sáng. Phần lớn những hồ sơ mật bị hủy và những học giả có ý định công bố sự thật về những thí nghiệm có tính chất tội phạm của Mỹ bị chết trong những hoàn cảnh bí mật.

Trong quá khứ, CIA và FBI ra lệnh cho các bác sĩ Mỹ tiến hành nghiên cứu bệnh giang mai và bệnh lậu ở Guatemala City mà không có bất kỳ sự xin phép nào và khiến cho 2.000 người Guatemala bị nhiễm. Tổng thống Alvaro Colom của Guatemala gọi những thí nghiệm này là tội ác chống lại loài người. Vào năm 1947, CIA cũng tiến hành chương trình thí nghiệm tác động của LSD (diethylamide of lysergic acid) trên con người. Về sau tình báo quân đội Mỹ cho phục hồi chương trình thí nghiệm này tại khu vực Viễn Đông và Tây Âu.

Năm 1953, CIA triển khai dự án gọi là MK ULTRA nghiên cứu cách gây tác động đến hành vi con người và cách suy nghĩ với sự trợ giúp của thuốc và vi sinh vật. Các nghiên cứu của CIA và quân đội Mỹ bao gồm cả việc phát tán vi khuẩn gây bệnh ở đường xe điện ngầm New York. Cả đến 240 thành phố và khu vực sinh sống của người nghèo ở Washington, San Francisco và Minnesota cũng bị CIA gieo rắc bệnh tật có chủ đích. Có những thí nghiệm được tiến hành trong vùng nhiệt đới, ví dụ như ở Panama City.

Năm 1970, CIA và Lầu Năm Góc tiến hành chương trình thử nghiệm vũ khí gien tại các quốc gia thù địch với Washington. Trung Quốc, Iran, Ấn Độ và Pakistan từng là mục tiêu thí nghiệm của đội ngũ nhà di truyền học Mỹ, những người có "tài năng" vượt quá bác sĩ tử thần Mengele của Đức Quốc xã.

Tổng thống Cristina Kirchner cũng kiểm soát được bệnh ung thư của mình.

Tại khu vực Tây Bán cầu, Cuba là quốc gia chịu đựng những cuộc thử nghiệm vũ khí sinh học nhiều nhất của Mỹ, với hậu quả là không dưới 300.000 người Cuba mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và trong đó 150 người (50 là trẻ em) đã chết. Các phòng thí nghiệm ở Georgia và Florida đã "nuôi" giống muỗi gây bệnh rồi bí mật thả vào Cuba theo nhiều cách khác nhau. Ngay đến lực lượng quân đội Liên Xô đồn trú ở Cuba cũng là mục tiêu của bệnh sốt Dengue và những cuộc tấn công gây bệnh khác.

Francisko Alvarado, nhà văn Guatemala đã trải qua 20 năm làm tình báo cho Cuba ở Mỹ, từng công bố bài báo về sự sử dụng bệnh ung thư làm vũ khí của CIA, viện dẫn bằng chứng là có hàng chục phòng thí nghiệm vũ khí sinh học trên đất Mỹ, ví dụ như Viện Vi trùng học Fort Detrick.

Sự thất bại tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 4 (tháng 11/2005)  - khi đó phái đoàn Mỹ cố gắng áp đặt Hiệp định Mậu dịch tự do (ALCA) ở Tây Bán cầu - đã góp phần thúc đẩy Mỹ có quyết định sử dụng vũ khí sinh học để loại trừ những chính khách cánh tả đối đầu với Washington. Tổng thống Nestor Kirchner của Argentina lúc đó phản đối ALCA vì cho rằng "thị trường tự do" sẽ làm suy yếu Mỹ Latinh và khiến cho nợ nước ngoài tăng thêm. Nestor Kirchner cũng chỉ trích Tổng thống Bush rằng Mỹ muốn áp đặt một chính sách làm bần cùng hóa Mỹ Latinh, dẫn đến sự mất ổn định và sụp đổ của những chính quyền được bầu cử dân chủ. Kirchner muốn tìm kiếm một sách lược mới cho sự phát triển trong khu vực Mỹ Latinh và được người Mỹ Latinh quan tâm.

Chẳng bao lâu sau một tổ chức các quốc gia Nam Mỹ ra đời gọi là UNASUR. Trong suốt những năm tồn tại, UNASUR không cho phép CIA hỗ trợ những cuộc đảo chính, như ở Bolivia và Ecuador. UNASUR khuyến khích những cuộc đối thoại giữa các quốc gia láng giềng đồng thời tạo điều kiện phục hồi nền dân chủ ở Honduras v.v…

Dĩ nhiên, Washington không chịu ngồi yên trước quyết tâm độc lập của Mỹ Latinh, nhưng cố gắng đầu tiên của Mỹ nhằm loại trừ những tổng thống thù địch bằng vũ lực đã thất bại. Tổng thống Rafael Correa của Ecuador vẫn đứng vững trước cuộc đảo chính được CIA hỗ trợ. Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela đã đánh bại căn bệnh ung thư và đang cố gắng giành điểm cho cuộc bầu cử tháng 10/2012. Cristina Fernadez cũng kiểm soát được sự phát triển của khối u ung thư

Thiên Minh (tổng hợp)
.
.