#ca trù

Nguyễn Công Trứ với hai bài ca trù về Hà Nội
10:52 01/10/2023

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) quê Hà Tĩnh, là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một nhà thơ lớn của dân tộc thế kỷ XIX. Ông là tác giả tiên phong trong việc định hình lối Hát nói phổ biến bậc nhất hiện nay của Ca trù. Sinh thời ông sáng tác hai bài nổi tiếng về Hà Nội là “Thăng Long hoài cổ” và “Tràng An hoài cổ”. Hai bài thơ là góc nhìn của ông về Thăng Long, đồng thời, chứa đựng những sáng tạo trong sáng tác gắn liền với lối Hát nói.

NSƯT Bạch Vân: "Cơm áo không đùa với khách thơ"
10:47 28/04/2022

Nhắc đến ca nương - NSƯT Bạch Vân, nhiều người nhớ ngay tới một người nghệ sĩ tâm huyết đã dành cả cuộc đời đắm đuối với ca trù, vì yêu ca trù mà một đời vất vả lênh đênh. Thật khó lý giải được vì đâu mà NSƯT Bạch Vân lại yêu say đắm, yêu "quên đường đi lối về", chấp nhận nhiều thiệt thòi để theo đuổi loại hình nghệ thuật này đến thế. Chính bản thân Bạch Vân cũng cho rằng, đó chỉ có thể là do "duyên nghiệp" mà thôi...

Chuyện nối nghiệp ca trù ở Ngãi Cầu
14:16 14/05/2021
Ngãi Cầu, ngôi làng cổ thuộc xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) là một trong những làng ca trù nổi tiếng đất Bắc. Nơi đây có nhiều thế hệ đã cùng nhau gìn giữ và phát triển ca trù mà người được biết đến nhiều hơn cả là cố Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chúc.
Chợt gặp em trong phách mộng, trống mê
08:03 13/05/2021
Tôi với NSƯT Bạch Vân quen nhau từ 30 năm nay, khi chị còn đang là nhân viên Sở VHTT & DL Hà Hội hay sang báo Hà Nội mới nơi tôi làm việc để đăng tin hoạt động phong trào quần chúng. Bạch Vân có năng khiếu viết báo từ lâu nên hay cộng tác. Nhưng có điều bao giờ tôi cũng được chị kéo ra hành lang hát tặng một câu ca trù mới học được. Giọng chị lạ lắm ngân vang bay bổng và đẹp như nắng sớm trải tấm lụa vàng trên bãi cỏ non.
"Báu vật sống" của ca trù
09:50 03/04/2021
Cách đây 3 năm, khi phát hiện ra mảnh ghép cuối cùng trong một bài bản ả đào, vén bức màn bí mật sau nhiều năm dày công nghiên cứu, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đã “trào nước mắt” vì xúc động. Một thời kỳ rực rỡ, huy hoàng của quá khứ ông cha được sống lại sau nhiều biến thiên và mai một.
Gặp nghệ nhân ca trù tuổi 92
07:40 09/08/2020
Sinh năm 1928, ông Ngô Văn Đảm là Nghệ nhân Ưu tú cao tuổi nhất được Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III- năm 2021 (cùng với 24 Nghệ nhân Ưu tú khác). Gặp ông trong một buổi chiều đầu hè, tôi thực sự bất ngờ về đôi chân khỏe khoắn, đôi tai thính, đôi mắt tinh và đặc biệt là một trí nhớ tuyệt vời của người đàn ông đã sống gần một thế kỷ trên cõi đời này.
Tôn vinh và bảo tồn di sản: Những nghịch lý đáng buồn
07:54 01/03/2020
Trước đây, Google từng có các biểu tượng thay thế tạm thời để tôn vinh các cá nhân văn nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Bùi Xuân Phái, thi sĩ Xuân Quỳnh, phố cổ Hội An... Sự tôn vinh dù là dành cho cá nhân nghệ sĩ, một địa danh gắn với văn hóa - lịch sử hay một bộ môn nghệ thuật truyền thống như ca trù đều thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng...
Người phụ nữ tâm huyết gìn giữ ca trù Chanh Thôn
13:19 30/12/2019
Dù đã bước sang cái tuổi thất thập, dáng vẻ chậm rãi, đôi mắt mờ đục, nhưng hễ nhắc đến ca trù là bà Nguyễn Thị Ngoan - Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù Chanh Thôn (xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) lại hào sảng, tinh nhanh hẳn lên.
Bảo tồn ca trù, hát xẩm: Làm sao thoát cảnh “mua vui”?
08:32 13/12/2019
Ca trù đã được công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại, nhưng rồi việc bảo tồn cũng chỉ rầm rộ lên được dăm năm rồi lại chìm dần. Di sản - không thể chỉ là để xưng tụng với thế giới, mà là việc chúng ta đã bảo tồn những di sản quý giá ấy như thế nào trong đời sống đương đại...
Phục dựng trình thức hát cửa đình
08:22 10/11/2017
Ngày 14-11-2011 tới đây, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra lễ báo cáo kết quả của chương trình "Phục dựng trình thức hát cửa đình người Việt lần thứ II". Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án "Bảo tồn và phát huy di sản ca trù tại thành phố Hà Nội" của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
Để hồi sinh điệu hò sông Mã
08:46 06/07/2017
Hò sông Mã như là biểu tượng, là tâm hồn, kết tinh của quê hương, xứ sở, trải qua hàng mấy trăm năm kể từ khi cái tên Thanh Hóa chính thức ra đời. Nhưng cùng với thời gian, những điệu hò, điệu hát trên sông dần bị lãng quên bởi nhiều nguyên do.
Cô gái “lai” đam mê nghệ thuật ca trù
17:09 03/05/2017
Lần đến xem chương trình biểu diễn ca trù của CLB Ca trù Thăng Long ở đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội), tôi rất ấn tượng với cô bé MC, không chỉ bởi vẻ đẹp thuần Việt, giọng nói truyền cảm, tiếng Anh chuẩn, mà còn vì kiến thức và tình yêu của cô với ca trù trong mỗi lời giới thiệu, trong từng tiết mục mà cô biểu diễn.
Tôi không nghĩ mình bước chân vào showbiz
11:00 15/03/2017
Sở hữu một chất giọng ca trù được coi là "của hiếm", Kiều Anh, ca nương của giáo phường ca trù Thái Hà đang lấn sân sang một địa hạt mới, nhạc pop. Chị nói, đó là con đường chị khai phá chính mình. Và dù đi theo con đường nào, thì trong chị vẫn không mất chất của một ca nương.
Ca nương tài năng Nguyễn Thu Thảo: "Tin ở hoa hồng"
08:03 03/12/2016
Tin ca nương Thu Thảo trở thành một trong hai "Ca nương tài năng" của Liên hoan tài năng ca trù do Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội tổ chức đã không khiến nhiều người bất ngờ. Dù mới ở tuổi 22, nhưng cho đến nay Thu Thảo đã có tới trên 15 năm gắn bó với nghệ thuật ca trù. 
Ca trù: Ngổn ngang trăm mối
08:01 21/11/2016
Bảo tồn ca trù, xét đến cùng điều quan trọng nhất vẫn phải là làm sao có được những ca nương - kép đàn thực sự chuyên nghiệp và phải có môi trường để cho họ diễn xướng. Nhưng xem ra cả hai yếu tố này của ca trù đều vẫn còn đang thiếu và yếu...
Sáu đời nghệ nhân giữ lửa cho ca trù Việt
17:33 22/08/2016
94 năm sống trên đời là ngần ấy thời thời gian ông giành hết tình yêu cho ca trù. Dù tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm đưa ca trù đến gần với công chúng hơn, tìm truyền nhân cho cây đàn đáy số một Việt Nam. Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ ở thôn Cao La, (xã Dân Chủ, Tứ Kỳ, Hải Dương).
Không ngại ‘đường xa vạn dặm’
08:00 14/05/2015
Năm 2010, khi bộ phim "Long Thành cầm giả ca" của đạo diễn, NSND Đào Bá Sơn ra mắt, không ít khán giả bất ngờ khi biết giọng hát trong vắt thể hiện bài ca trù "Đò đưa" là ca nương Kiều Anh, khi ấy mới 16 tuổi.