#nhà văn

Nhà văn và bạn đọc, bạn đọc với nhà văn
09:34 16/03/2024

Sinh thời, nhà văn Nguyễn Hiến Lê từng viết: "Nhà văn có thể không cần tiền, cũng không cần vàng, nhưng nhất định là phải cần độc giả. Tất nhiên có tác phẩm kén độc giả, có tác phẩm không, có người viết cho đương thời, có kẻ viết cho hậu thế, nhưng đã viết thì ai cũng mong có người đọc mình, nếu không thì viết làm gì?". Vâng! Nhà văn viết ra để làm gì, nếu không có người đọc mình?

Trại viết, nhà văn đi chơi hay sáng tác?
14:02 26/02/2024

Trại sáng tác, trại viết là cái gì? Nói thì lòng vòng, mơ hồ, nhưng ai cũng hiểu trại sáng tác là một nơi chốn nào đó, được một cơ quan nào đó tổ chức cho một số người đến ăn, ngủ nghỉ và sáng tác văn học - nghệ thuật; tác phẩm ra đời bản quyền hoàn toàn thuộc về tác giả, nhưng cũng có khi thuộc về cơ quan tổ chức trại sáng tác vĩnh viễn hoặc một thời gian nhất định.

Thơ Hoàng Việt Hằng: Để hoang vu lại hoang vu tìm về
10:55 06/02/2024

Hoàng Việt Hằng bước vào đời sống thơ ca từ sớm. Chị có thơ đăng báo từ năm 1973, khi chị  20 tuổi. Tôi biết chị còn là nhà văn, bởi số tác phẩm văn xuôi gồm tiểu thuyết, tập truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi… in gấp đôi số tác phẩm thơ chị đã công bố. Nay dù đã ngoài thất thập, chị vẫn cặm cụi viết từng ngày, tiết kiệm thời gian để đọc, để đi.

Làm nhà văn không dễ
15:08 17/01/2024

Cuốn sách đầu tiên của tôi cuối cùng cũng đã được xuất bản. Để tạo khí thế cho việc tiêu thụ cuốn sách đó, hiệu sách mời tôi đến tổ chức một hoạt động ký tên lưu niệm vào sách khi bán.

Nguyên Hồng - nhà văn của những kiếp người cùng khổ
18:27 12/01/2024

Những ngày cuối năm 2023, tôi lang thang đất Bắc, nhất là khi đến Nam Định, Hải Phòng và Bắc Giang, lòng bùi ngùi chợt nhớ kỷ niệm 105 năm sinh Nguyên Hồng, nhà văn của những kiếp người cùng khổ, đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ, mà tiêu biểu nhất qua hai tác phẩm "Bỉ vỏ" và "Những ngày thơ ấu".

Nhân vật có sức sống công kênh nhà văn lên cao
13:53 25/12/2023

Có những lúc nhàn cư không viết, không đọc sách, tự nhiên tôi chợt nghĩ đến lao động sáng tạo của nhà văn. Nhà văn và nhân vật ai kéo ghì ai xuống đất, ai công kênh ai lên cao? Nhà văn và tác phẩm, nhà văn và nhân vật ai sinh ra ai trước?

Lửa và Nước trong một bài thơ tình lạ và hay
16:59 07/12/2023

Trong chùm thơ 7 bài của Như Bình đăng trên “Viết và Đọc” chuyên đề mùa Hạ có 4 bài về tình yêu đôi lứa, 3 bài về chủ đề khác. Trong 4 bài về chủ đề tình yêu ấy “Ảo giác” ; “Trầm cảm 1” ; “Con thú”; “Viết về cái chết” thì bài thơ “Ảo giác” có sức mạnh ám gợi lạ lùng.

Bất ngờ Đỗ Ngọc Yên
21:11 03/12/2023

Lúc ấy chiếc ca nô tắt máy, thả trôi để cho cánh nhà văn chúng tôi được thoải mái ngắm nhìn sông Thương vào một ngày cuối thu. Như từ trong gió, thoảng vọng lên câu thơ "Mắt em nghiêng chiều thu sông Thương". Tôi ngơ ngác hỏi: "Ai vừa đọc thơ ấy nhỉ?" Cô Minh Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, người đi cùng đoàn chúng tôi cười ngượng nghịu: "Bác Yên làm thơ tặng em đấy".

Ai mua văn, tôi bán văn cho
08:42 30/11/2023

Có người nghĩ ngày xưa Hàn Mặc Tử bệnh tật, tâm hồn bấn loạn mà thảng thốt thành thơ rao bán trăng: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho”. Rồi có người cãi là mỹ cảm siêu thực sáng tạo vô bờ của Hàn, chứ trăng của vũ trụ, của muôn người sao bán được?

“Ta cô đơn từ trong lòng mẹ!''
18:12 19/11/2023

Những năm đầu thập niên 90, thế kỷ trước, khi còn làm việc ở tờ Đặc san của Báo Văn nghệ với nhà thơ Bế Kiến Quốc và họa sĩ Thành Chương, tôi cũng không ít lần được ngồi đàm đạo thi ca với hai nhà thơ nổi tiếng của báo là Phạm Tiến Duật và Võ Thanh An. Hai nhà thơ này vốn là bạn bè thân thiết nhiều năm, thời bao cấp nghèo khó, anh Duật từng có thời gian tá túc ở nhà bạn và cái bút danh Võ Thanh An của bạn mình (tên thật là Trần Vinh) là do chính anh Duật đặt cho.

Có những nhà văn lười... đọc sách
18:22 10/11/2023

Trước đây, tôi luôn mặc định rằng đã là người nghiên cứu khoa học, người viết văn, làm thơ, làm phê bình thì ai cũng phải đọc, đọc không chỉ làm niềm thích thú say mê, mà còn là trách nhiệm nghề nghiệp, không đọc thì không ra tác phẩm.

Khi nhà văn mở lớp dạy viết văn!
08:54 30/10/2023

Thời gian gần đây bỗng rộ lên "mốt" các nhà văn mở lớp dạy viết văn. Nào lớp trực tiếp, trực tuyến, một kèm một… đủ mọi mô hình, cách thức và đối tượng học viên thì vô cùng phong phú về tuổi tác, vùng miền, cá tính, mơ ước… Không ít người đặt ra câu hỏi: Động lực nào khiến công việc này nở rộ?

Dịch giả - nhà văn Nguyễn Bích Lan: Gieo yêu thương trong từng con chữ
11:07 14/10/2023

Dịch giả - nhà văn Nguyễn Bích Lan vốn mang trong mình căn bệnh nan y nên chỉ đi học đến lớp 8, nhưng đến nay dịch giả Nguyễn Bích Lan đã dịch 54 cuốn sách được xuất bản và có 4 đầu sách sáng tác. Năm 2010, chị vinh dự được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam ở hạng mục Văn học dịch với tác phẩm nổi tiếng “Triệu phú khu ổ chuột” và trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ngay trong năm đó.

Giải thưởng có làm nên nhà văn?
07:52 26/09/2023

Giải thưởng có làm nên nhà văn không? Không. Nhà văn mới là người làm nên giải thưởng với ý nghĩa sáng tạo tác phẩm văn chương, mà "văn chương là nghệ thuật của ngôn từ", "ngôn từ" chính là "Chữ" đấy. Nhà văn, nhà thơ Pháp gốc Do thái Edmond Jabes nói rằng: "Chữ bầu lên nhà thơ".

Biên kịch, nhà văn Nguyễn Vân Anh: Hạnh phúc khi đem tới tiếng cười cho trẻ thơ!
08:01 24/09/2023

Là một biên kịch trẻ, tác giả của những kịch bản phim truyền hình như: "Mình cưới thật em nhé", "Ra Giêng anh cưới em", "Đi qua mùa mưa", "Vitamin tình yêu", "Người nhà quê", mới đây, nhà văn Nguyễn Vân Anh vừa ra mắt tập truyện thiếu nhi đầu tay "Đôi mắt của rừng" rất lôi cuốn và giàu tính nhân văn do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Tác giả trẻ này đã dành cho chúng tôi buổi trò chuyện nhân dịp trình làng tác phẩm mới.

Nhà văn có cần PR
09:31 15/09/2023

Trong thời đại Internet ngày nay, PR đang là ngành hot được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Vậy thì, nhà văn có cần PR không? Nhà văn có cần PR để xây dựng thương hiệu không? Có cần PR để bán tác phẩm nhanh, nhiều, thu được lắm tiền không? Hay, nhà văn là “một giống loài khác biệt”, thương hiệu và tác phẩm tự nó “hữu xạ tự nhiên hương”, không cần PR?

Chuyển thể phim: Nhà văn với đạo diễn “bằng mặt không bằng lòng”
10:42 26/08/2023

Nhà lý luận phê bình điện ảnh Timothy Corrigan đã từng nhận xét: “Lịch sử quan hệ giữa phim ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau”. Trong thực tế phim trường, chuyện nhà văn và đạo diễn “cơm không lành, canh chẳng ngọt” cũng chẳng có chuyện gì lạ.

Hoang tưởng nhà văn thật đáng yêu!
07:26 29/07/2023

Trong y học, người ta chia hoang tưởng ra nhiều loại: Hoang tưởng bị hại; Hoang tưởng ghen tuông; Hoang tưởng lo lắng; Hoang tưởng tự cao (còn gọi là hội chứng vĩ cuồng); Hoang tưởng kỳ quái; Hoang tưởng bị điều khiển; Hoang tưởng người khác yêu mình…