Sáng 16/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với 470/470 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành. Nghị quyết gồm 2 điều, trong đó, Điều 1 sửa đổi, bổ sung 5 điều, khoản của Hiến pháp hiện hành; Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành của nghị quyết, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và điều khoản chuyển tiếp. Nghị quyết có hiệu lực ngay từ hôm nay.
Chiều 9/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã chủ trì Phiên họp thứ ba của Ủy ban.
Kết quả phân tích của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Đồng Tháp, sau một tháng vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia góp ý, trên địa bàn toàn tỉnh đã có gần 200.000 ý kiến đóng góp, đa số đều tán thành dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 19/6/2025; Hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước; Thay thế các mẫu hợp đồng liên quan đến chứng khoán phát sinh từ 1/6/2025... là những chính sách mới nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng 6/2025.
Thông tin từ Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp - đơn vị được giao tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cho thấy, ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và nhân dân góp ý rất tập trung và trách nhiệm vào dự thảo Nghị quyết. Đặc biệt, người dân rất tích cực tham gia đóng góp ý kiến thông qua ứng dụng VNeID.
Ngày 14/5, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa có công văn gửi Trưởng Công an phường, xã, thị trấn về việc tăng cường thực hiện công tác vận động, hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 (viết tắt Dự thảo Hiến pháp 2013).
Đây là một trong những tiện ích mới của ứng dụng VNeID về việc lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam năm 2013.
Giải trình làm rõ thêm ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được ban hành là sự cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời khắc phục những khó khăn, bất cập trong thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam trong những năm qua.
Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng đã đánh giá tổng quát 30 năm Đảng ta lãnh đạo công cuộc đổi mới, từ những thành tựu cũng như những hạn chế, khuyết điểm đã rút ra năm bài học, mỗi bài học đề cập đến một số vấn đề nổi bật.
Chỉ ra tình hình, nguyên nhân dẫn đến oan, sai trong áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, các đại biểu Quốc hội cũng đánh giá, ghi nhận những nỗ lực của các cơ quan tiến hành tố tụng về phòng ngừa, khắc phục oan, sai, trong đó có vai trò của cơ quan điều tra Công an các cấp. Cũng tại phiên thảo luận ngày 5/6, đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều kiến nghị được nêu trong báo cáo giám sát của UBTV Quốc hội.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình khẳng định: “Đây là kỳ họp đề cập nhiều vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó liên quan trực tiếp đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự và hoạt động tư pháp. Các đại biểu Quốc hội trong CAND cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực đóng góp ý kiến, trao đổi, thảo luận tại các diễn đàn Quốc hội, góp phần vào thành công chung của Kỳ họp”.
Sáng 28/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra một dự án luật rất được cử tri cả nước quan tâm, là Luật trưng cầu dân ý. Đây là dự án luật nhằm kịp thời cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho người dân tham gia vào các công việc của Nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước.
Đây là nội dung bao trùm nhất trong Hiến pháp năm 2013. Có thể khẳng định rằng, việc xác lập, đề cao, hiến định cách thức để nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước là sự nhất quán, kiên định, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội; là cụ thể hóa vai trò của nhân dân và quyền làm chủ của nhân dân theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kế thừa những giá trị phổ quát, tiến bộ của nhân loại.
Dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) sửa đổi bổ sung nhiều điểm mới và những vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau tại phiên họp UBTV Quốc hội chiều 7/4.
Trong Hiến pháp năm 2013, về vị trí, Quốc hội vẫn được quy định là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 1992, Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 không còn là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.
Từ khi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời cho tới nay, Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương được xác định với những tên gọi khác nhau, vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể.
Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp. Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.