Trung tâm phân tích tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ

Chủ Nhật, 19/06/2022, 09:24

Đầu năm 2022 này, Thủy quân lục chiến đã xây dựng tòa nhà Trung tâm phân tích và tác chiến (MCWAC). Khu phức hợp rộng 9.290m2 sẽ cung cấp những công nghệ thế hệ kế tiếp nhằm giúp lính thủy có thể hình dung rõ nét hơn về môi trường đe dọa, và đồng thời giành được lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.

Chưa hết, cơ sở mới này sẽ cho phép Thủy quân lục chiến tận dụng công nghệ lập mô hình hiện đại nhằm mô phỏng môi trường hoạt động trong tương lai, khiến những người tham gia phát triển các kỹ năng mới và đồng thời thử nghiệm các khái niệm mới trong bối cảnh mô phỏng, thực tế.

Sự tham gia của các bên liên quan

Sự hợp tác giữa Thủy quân lục chiến và ngành công nghiệp đang đóng một vai trò quan trọng trong việc mang khả năng thế hệ mới này cho các chiến binh. Nó sẽ bắt đầu bằng Giám đốc chương trình khả năng tác chiến của MCWAC, người đóng vai trò giám sát những khả năng tác chiến tương lai của Thủy quân lục chiến.

Trung tá Raymond Feltham, Giám đốc chương trình khả năng tác chiến (MCSC) của MCWAC, cho biết: “Văn phòng chương trình đã liên kết đối tác với một số tổ chức khác, chẳng hạn như Trung tâm tác chiến bề mặt hải quân – Đập Neck, và Trung tâm tác chiến bề mặt hải quân – Panama City nhằm hỗ trợ tác chiến, lập mô hình”. 

Phòng thí nghiệm tác chiến thủy quân lục chiến sẽ vận hành các hoạt động thường nhật của MCSC; phát triển những giải pháp cho một loạt những vấn đề quan trọng tác động đến thủy quân lục chiến, bao gồm làm cách nào để tổ chức, đào tạo và trang bị tốt nhất cho lính thủy đánh bộ trong tương lai. 

Hải quân Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng MCWAC. Thủy quân lục chiến đang kêu gọi sự giúp đỡ từ một vài tổ chức hải quân, họ chủ yếu là các chuyên gia chủ đề trong các dự án điều phối xây dựng quân sự. Chẳng hạn như, Bộ Tư lệnh công trình thủy quân lục chiến đang làm việc với Bộ Tư lệnh công trình cơ sở hải quân để điều phối việc xây dựng MCWAC, bao gồm một nhà để xe nhiều tầng cùng các tiện ích khác.

Trung tâm tác chiến thông tin hải quân – Đại Tây Dương sẽ lắp đặt nhiều thành phần bên trong của tòa nhà như hệ thống an ninh, sưởi, thông gió, điều hòa, hệ thống nghe nhìn và hội nghị từ xa, các hệ thống công nghệ thông tin...

Trung tá Raymond Feltham, Giám đốc chương trình khả năng tác chiến nhấn mạnh: “Bộ Tư lệnh các hệ thống thủy quân lục chiến thật sự đánh giá cao sự hỗ trợ này khi được nhiều đối tác cung cấp, bao gồm hải quân Mỹ. Những mối quan hệ đối tác này là rất quan trọng trong việc trở thành một lực lượng hải quân hùng mạnh hơn trong Thủy quân lục chiến”.

59-2.jpg -0
Các chuyên gia kiểm tra mô hình tác chiến. Ảnh nguồn: Chavonne Ford/Marine Corps.

Thiết kế lực lượng 2030

MCSC sẽ làm việc với ngành công nghiệp để có được các năng lực của thế kỷ 21 được thiết kế để xác định các vấn đề, xem xét các mục tiêu, phạm vi và phân tích các vấn đề nổi cộm. Kết quả từ những trò chơi chiến tranh mô phỏng này sẽ cung cấp dữ liệu và phân tích nhằm thông báo những quyết định ảnh hưởng đến phát triển lực lượng, quản lý lực lượng, chức năng hệ thống và chức năng dịch vụ.

Thủy quân lục chiến đang nâng cao khả năng tác chiến của mình bằng cách chuyển quy trình hiện tại do con người điều khiển vốn lệ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia về chủ đề, sang phương pháp dữ liệu kết hợp, nơi mà người tham gia có thể lấy được thông tin cực nhanh chóng và chính xác.

Những trò chơi chiến tranh theo hướng dữ liệu sẽ cho phép quân đoàn đáp ứng những mục tiêu dài hạn của mình theo lối dễ đo lường hơn. Khả năng tác chiến mạng cho phép tăng cường thu thập và hợp nhất dữ liệu, dẫn đến lượng thông tin lớn hơn cùng bài học kinh nghiệm mà quân đoàn có thể chia sẻ ngay trong Bộ Quốc phòng.

Cũng giống như thiết bị mô phỏng chuyến bay cho phép phi công có được kinh nghiệm khi bay vào môi trường an toàn, thì một kịch bản chiến tranh theo hướng dữ liệu nâng cao sẽ giúp lính thủy đánh bộ khám phá các khả năng tương lai, đánh giá những kế hoạch hành động, và diễn tập khả năng chiến đấu gây chết người trong bối cảnh mà sai lầm không gây tử vong.

Được biết, mỗi năm MCWAC sẽ hỗ trợ cho khoảng 20 trò chơi chiến tranh phức tạp, bao gồm 2 sự kiện mô phỏng quy mô lớn với 250 người tham dự. Những dạng mô phỏng và kịch bản chiến tranh này sẽ tái tạo những kịch bản hiện tại và tương lai cho bất kỳ lực lượng nào, ở bất kỳ thời điểm nào.

Giám đốc chương trình khả năng tác chiến Raymond Feltham phân tích: “Trung tâm trò chơi tác chiến thủy quân lục chiến (cũng sẽ tích hợp các thành phần trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy nhằm khuếch đại độ chính xác mà từ đó sẽ quyết định cách chúng ta tổ chức, huấn luyện và trang bị cho chiến tranh tương lai”.  Thủy quân lục chiến đã chú trọng nhiều hơn đến việc giáo dục và đào tạo lực lượng cho chiến tranh tương lai.

Ông Raymond Feltham nói rằng vai trò của MCWAC là nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho chiến trường tương lai, cho phép thủy quân lục chiến trải nghiệm “chiến dịch học tập”. Những kết quả được tạo ra ngay trong MCWAC sẽ cải tiến Thiết kế lực lượng 2030 bằng cách thông báo cho chiến dịch học tập ngay trong Thủy quân lục chiến bằng cách tập trung vào dữ liệu, khách quan và hợp thời.

Theo đó, MCWAC sẽ cho phép lính thủy chuẩn bị cho một kẻ thù đang di chuyển, phát triển tại bất kỳ vị trí nào trên thế giới. “MCWAC sẽ giúp chúng tôi hình dung các lực lượng sẽ như thế nào vào năm 2030 và xa hơn nữa”. Dự kiến cơ sở MCWAC sẽ đi vào hoạt động năm 2024 và đạt công suất tối đa đến năm 2025.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)
.
.