Khoảnh khắc đã thay đổi Picasso

Thứ Năm, 16/02/2017, 16:20
Vào một ngày tháng 6-1906, Pablo Picasso đến ngôi làng cổ xứ Catalan, vùng Gósol, nằm trên dãy Pyrenees nổi tiếng. Một người bạn đã mách nhỏ với Picasso về nơi trú ẩn “tuyệt vời” này, một nơi thường lui tới và không xa lạ bởi những tay buôn lậu.

Với tính tò mò của mình, ông đã thuyết phục người tình của mình, Fernande Olivier, người đàn bà quý phái với mái tóc nâu, từng là người mẫu của ông và là người luôn bị mê mẩn bởi nước hoa Pháp, tham gia cuộc hành trình đến Gósol từ Barcelona. Thách thức cuối cùng của cuộc hành trình này là phải cưỡi con la để vượt qua những con đường nhỏ gập ghềnh bên sườn núi hiểm trở.

Bức chân dung tự họa cuối cùng của Picasso.

Ngay khi đến nơi, Picasso và Olivier lấy một căn phòng tầng 1 tại quán trọ duy nhất của ngôi làng mang tên Hostal cal Tampanada. Họ dự định tranh thủ khung cảnh mùa hè và tận hưởng cuộc sống một cách đơn giản nhất. Khoảng thời gian tại Gósol đã tạo ra thời khắc lịch sử thay đổi quan trọng nhất trong sáng tác nghệ thuật của Picasso.

Tại đây, bằng việc thoát ly khỏi nghệ thuật dập khuôn theo phong cách Paris, ông đã thay đổi nghệ thuật của mình một cách toàn diện và sâu sắc nhất.

Từ năm 1906, Picasso đã tận hưởng hương vị của thành công tại Paris, ông là tâm điểm của phong trào đổi mới nghệ thuật thời kỳ đó. Ông khởi nghiệp từ các phòng tranh của nhà buôn tranh nổi tiếng Ambroise Vollar và nhận được nhiều đánh giá tích cực.

Theo hai nhà văn, nhà thơ, nhà sưu tầm Mỹ Leo và Gertrude Stein, đó là hai mốc thời điểm tuyệt vời nhất. Thời kỳ cảm hứng ảm đạm, u sầu: Blue & Rose, đây là những tuyệt tác tượng trưng của nghệ thuật thế kỷ XIX. Khi ở Gósol, các tác phẩm nghệ thuật của ông chuyển hướng thật đặc sắc, mới mẻ và có định hướng cụ thể. Các tác phẩm được bắt đầu bằng cảm nhận đơn giản hơn, cứng rắn hơn nhưng mang lại cảm giác sẽ tồn tại mãi với thời gian.

Picasso cảm nhận được sự thay đổi này và đam mê thể hiện ngày một bùng cháy hơn. Những ngày tại Gósol, khoảng 10 tuần, Picasso thật sung mãn (theo nhà nghiên cứu lịch sử về Picasso John Richardson), ông sáng tác 7 bức tranh lớn, một tá cỡ vừa và không đếm xuể các bản vẽ bằng màu nước.

Sọ người và những tên buôn lậu

Nguyên nhân của sự biến đổi và cảm hứng mãnh liệt này là gì? Có một số nguyên nhân: rất nhiều các tác phẩm của Picasso tại Gósol mang hình bóng Olivier, có thể ví như người nghệ sỹ 24 tuổi này đang cố gắng gửi đến cô người yêu những tình cảm rực rỡ nhất của mình. Ở Gósol, ông cũng có thêm nhiều bạn mới: chủ quán trọ già khụ ranh ma, quỷ quyệt Josep Fondevila, một cựu buôn lậu với cái đầu trọc và hàm răng lấp lánh mà Picasso rất ngưỡng mộ.

Và tất nhiên rồi cái sắc thái nghiêm trọng, khắc khổ của Fontdevila bắt đầu được thể hiện trong các tác phẩm của Picasso và là những chuẩn mực cho đến khi ông qua đời.

Cũng có nhiều điều khác đã khiến Picasso thay đổi cách tiếp cận trong các bức họa: tượng gỗ nhiều màu Madona (hay đức mẹ Mary) từ thế kỷ XII, với khuôn mặt biểu cảm mạnh mẽ hơn, to, trắng mà ông thấy ở nhà thờ của ngôi làng.

Ngày nay, bức tượng cao 77cm này được ví như biểu tượng đẹp của nghệ thuật Catalan Romanesque, là một phần trong bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Quốc gia về nghệ thuật xứ Catalan ở Barcelona (Barcelonas Museu Nacional dArt de Catalunya - MNAC). Tại một chương trình triển lãm với khoảng 40 tác phẩm của nghệ thuật Tây Ban Nha đương đại, bức tượng giữ vai trò chính trong các tác phẩm tại viện bảo tàng.

Điều này cho thấy cái “tinh tế” của Picasso khi vẫn giữ được phong cách nghệ thuật Romanesque thời trung cổ trong các tác phẩm của mình, phong cách nghệ thuật tại các nhà thờ vùng núi Pyrenees từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ thứ XIII, từ MNAC được cả thế giới biết đến. Chỉ với ánh mắt của Madona vùng Gósol (đức mẹ Mary), trong chốc lát đã là nguồn cảm hứng cho bức họa nổi tiếng của họa sỹ: Woman with Loaves năm 1906.

 “Khi mà những điều quá nổi trội của Picasso đều đã được biết đến”, Giám đốc Viện bảo tàng MNCA nói, “thì những gì được thể hiện rõ ràng là nghệ thuật Ronmaesque là một nguồn cảm hứng quan trọng đối với Picasso. Buổi triển lãm đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật Romaesque và danh họa”.

Dòng máu sáng tạo

Có vẻ Picasso đã bắt đầu tìm hiểu một cách nghiêm túc về nghệ thuật Romanesque bốn năm trước khi đến Gósol, tại một buổi triển lãm lớn về Romanesque và Gothic được diễn ra tại Barcelona, trùng với thời điểm diễn ra cuộc nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc xứ Catalan.

Khoảng 30 năm sau, năm 1934, lúc này Picasso được biết đến là người nổi tiếng đến từ Pháp, danh họa quay trở lại Barcelona để thăm Viện bảo tàng Quốc gia mới ngay trước lễ khánh thành. Sau này được biết đến là viện bảo tàng nghệ thuật của Catalan.

Một tờ báo đã đăng bìa trang nhất của mình: chuyến thăm của Picasso – kể từ sau khi nổi tiếng ở Pháp, ông ấy chưa bao giờ trở lại Tây Ban Nha. Phóng viên viết: “Picasso đi từ phòng này đến phòng khác, trước những mảnh ghép của nghệ thuật Catalan, ngưỡng mộ sức mạnh, cường độ, sự điêu luyện… Picasso đã không hề do dự mà nói rằng bảo tàng Romanesque của chúng tôi sẽ là điều độc đáo duy nhất của thế giới, một nguồn tài nguyên không thể thiếu cho những ai muốn biết về nguồn gốc của nghệ thuật phương Tây, những bài học vô giá cho những người hiện đại”.

Trong suốt cuộc đời của mình, như triển lãm MNAC tiết lộ, Picasso đã tích lũy được rất nhiều sách, bưu thiếp và ảnh tài liệu về nghệ thuật Romanesque, chứng nhận cho sự quan tâm lâu dài của ông về chủ đề này. Ông không phải là người duy nhất, đơn độc nghiên cứu về chủ đề này. Joan Miró, là một ví dụ, một nghệ sỹ nổi tiếng của Tây Ban Nha đương đại, cũng bị trói theo nghệ thuật Romanesque mà ông nghiên cứu như là một cậu bé lớn lên từ Barcelona. Khi được hỏi điều này có ý nghĩa gì với mình, Miró thường chỉ vào ven máu trên cánh tay mình, đó là huyết mạch của sự sáng tạo của ông.

Điều gì, thế nào mà bài học vô giá mà nghệ thuật Romanesque đã dạy cho cả Picasso và Miró? Theo Giám đốc MNAC, Picasso đã đúc kết sự “đơn giản” của nghệ thuật Catalan Romanesque: “Đó là sự ngây thơ, “nguyên sơ” hết sức nghệ thuật”. “Ví dụ, nghệ thuật vẽ các vật thể rắn trên bề mặt hai chiều để tạo ấn tượng về chiều cao, chiều rộng và chiều sâu không được sử dụng, và nó rất sơ đồ hóa trong cấu thành của khuôn mặt, điều đó kêu gọi Picasso. Đó cũng là đầy đủ các biểu tượng – đôi mắt, lửa, những con cá – đại diện cho những thứ khác”.

“Và một liên kết lớn với Picasso về các chủ đề: bạo lực, cơ thể không gắn kết, hộp sọ, thánh giá, sự hiện diện của cái chết. Vì vậy có những chủ đề liên kết với  phong cách riêng”.

Elizabeth Cowling, Giáo sư nổi tiếng về nghệ thuật lịch sử tại trường Đại học Edinburgh và là người tổ chức sự kiện triển lãm về chân dung của Picasso tại Phòng trưng bày chân dung quốc gia ở London nhất trí: các khía cạnh của nghệ thuật Romanesque có sức lôi cuốn nhất đối với Picasso. Bà nói: “Các kiểu dáng, cường độ và sức lực, thực tế là nó không được điều chỉnh bởi vẻ đẹp tự nhiên”.

Cũng giống như Giám đốc MNAC, bà tin rằng, việc Picasso ở Gósol năm 1906 là vô cùng quan trọng vì đó là bước ngoặt giúp Picassso có cơ hội hấp thụ được những gì ông mới khám phá, phát triển ấy tưởng và chủ đề bên ngoài môi trường cạnh tranh của một thành phố lớn.

Bà Cowling nhấn mạnh: “Picasso không bao giờ bị động khi chạm đến nguồn của cảm hứng – ông ý phấn khích bởi những điều khám phá mới, nhưng tôi nghĩ rằng ông ấy đã bị cuốn hút bởi nguồn cảm hứng mới vì nó đã gắn kết với ông ấy, và thực sự là điều gì đó rất quan trọng đối với các sáng tác của ông ở thời điểm đó”.

Khổng Hà (tổng hợp)
.
.