Bốn mươi năm sau khi Việt Nam toàn thắng, Nga vẫn tiếp tục “kiềm chế” Mỹ

Thứ Ba, 12/05/2015, 23:00
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, trên báo điện tử của Hội Cựu Chiến binh (CCB) Xôviết liên khu vực từng chiến đấu ở Việt Nam đã đăng nhiều hình ảnh và bài viết về lễ kỷ niệm chiến thắng 30-4 diễn ra trên các vùng thuộc Liên Xô cũ, như Moskva, Odessa, thủ đô Kiev của Ukraine, thủ đô Minsk của Belarus, thành phố St.Petersburg...

Bài "40 năm sau khi Việt Nam toàn thắng, Nga vẫn tiếp tục kiềm chế Mỹ" của nhà nghiên cứu lịch sử Peter Akopov nằm trong loạt bài viết trên. Chuyên đề ANTG xin trân trọng giới thiệu.

Trong những ngày này, chúng tôi không chỉ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, mà chúng tôi cũng kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam. Trong chiến thắng đó, có sự tham gia của những người con Xôviết. Cả hai chiến thắng đều đã giành được trước những thế lực mà họ vẫn tin tưởng vào ưu thế về chủng tộc và quân sự của mình. Việt Nam đã giành được  thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Thắng lợi đó tuy phải trả một giá đắt, nhưng nó cho thấy rằng, thực dân đế quốc không thể làm bất cứ điều gì với một người có lòng tự hào và can đảm.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ  tự coi mình như  một nhà độc tài toàn cầu, mượn cớ "đấu tranh chống sự lây lan của chủ nghĩa Cộng sản". Mỹ cho rằng chủ nghĩa Cộng sản như là một hình thức bành trướng của Liên Xô. Washington bắt đầu can thiệp vào công việc nội bộ không chỉ của các quốc gia thuộc Tây bán cầu, Mỹ coi các quốc gia này là "của họ", mà Washington còn can thiệp vào tất cả các quốc gia trên thế giới.

Trong thực tế, trừ châu Âu và Mỹ Latinh, phần lớn các nước còn lại trên  thế giới tại thời điểm đó đều là những nước thuộc địa của châu Âu (như Bồ Đào Nha, Bỉ và Tây Ban Nha) cũng như Anh và Pháp đều rất miễn cưỡng rút khỏi châu Á và châu Phi. Không có khả năng giữ Ấn Độ ở vị trí thuộc địa, nhưng phương Tây, thông qua giới thượng lưu đã được thuần hóa, vẫn tiếp tục kiểm soát các nước Ảrập. Còn các nước ở châu Phi vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của phương Tây.

Điều mà Hoa Kỳ thực hiện chức năng kiểm soát các nước thế giới thứ ba, đã trở nên rõ ràng ngay từ đầu thập niên 50… Đó là vào thời điểm chủ nghĩa Cộng sản giành thắng lợi ở Trung Quốc và sự hình thành Liên minh Trung - Xô đã chỉ cho Mỹ thấy rằng, muốn kiểm soát được Đông Nam Á, phải tiến hành chiến tranh. Và cuộc chiến tranh Triều Tiên là ví dụ đầu tiên. Tháng 5/1954, người Pháp đại bại trên chiến trường Đông Dương với kết cục là trận Điện Biên Phủ. Sau khi ký Hiệp định Geneve, Hoa Kỳ đã nhận ra rằng, sẽ đến ngày cả nước Việt Nam tràn đầy sắc cờ màu đỏ.

Trong logic cuộc đối đầu việc bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, đó là điều  không thể chấp nhận. Có nghĩa là, Hoa Kỳ chỉ đơn giản là sẽ hữu hảo với ai không phải là Cộng sản, nhưng mong muốn của người Việt Nam là thống nhất đất nước mà người đứng đầu chắc chắn sẽ phải là Cộng sản, nhưng các lực lượng này không thân Liên Xô và không thân Trung Quốc (Người Việt nói chung rất tự lực).

Rõ ràng đối với Washington, điều rất quan trọng là họ muốn bao vây và kiềm chế được Trung Quốc. Bởi vì, nếu không làm cho Bắc Kinh yếu trong những năm đó, thì rõ ràng rằng là chế độ thân Mỹ không bao giờ có thể được chấp nhận ở nước láng giềng và nước nằm trong khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh các binh sĩ Mỹ đã đóng tại Nhật Bản, Philippines và Đài Loan.

Rõ ràng  ảnh hưởng của Trung Quốc hay Liên Xô đối với Việt Nam hay Triều Tiên không phải là mối đe dọa đến lợi ích của Mỹ. Nhưng chắc chắn ảnh hưởng đó là mối đe dọa đối với châu Mỹ như một trung tâm của đế chế toàn cầu mới. Thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam được xem là sự khởi đầu của một ngọn lửa có thể kiểm soát eo biển Malacca (đường thủy chủ yếu từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương) trước khi các nước thuộc địa cũ đã giành được quyền kiểm soát..

Hội người Việt Nam tỉnh Odessa tặng quà cựu chiến binh Ukraine đã chiến đấu ở Việt Nam, nhân kỷ niệm chiến thắng 30-4-1975.

Cũng cần giải thích cho các quốc gia đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân châu Âu hiểu rằng, bây giờ người bảo vệ họ không bị mọi áp bức sẽ là những người chân chính, không mang màu sắc chủ nghĩa đế quốc, luôn luôn vì tự do và quan tâm đến sự phát triển hài hòa của tất cả nhân dân Mỹ, và những người Cộng sản Mỹ cũng có tính độc lập riêng, không phụ thuộc vào nguồn vốn của thế giới.

Hoa Kỳ đã dần dần nhúng tay vào cuộc chiến này. Đầu tiên, họ đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam và làm gián đoạn quá trình thống nhất đất nước, sau đó dùng vũ khí và cử cố vấn sang điều khiển chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1961, Washington đã đưa đơn vị đặc nhiệm và các đơn vị chiến đấu đầu tiên vào Sài Gòn, nhưng không giúp được gì. Đến năm 1964, số người Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã lên tới hơn 20.000, và các du kích quân đã kiểm soát một nửa lãnh thổ của Nam Việt Nam.

Tất cả mọi thứ sắp kết thúc và khi đó Hoa Kỳ đã áp dụng thủ thuật khiêu khích mà họ ưa thích là: cáo buộc miền Bắc Việt Nam đã tấn công vào các tàu khu trục Mỹ ở vùng biển quốc tế. Chỉ sau một vài năm, chính Hoa Kỳ đã công nhận rằng sự cố Vịnh Bắc bộ ngày 2/8/1964 là một sự khiêu khích, và sau đó nó đã trở thành một dịp để họ tấn công miền Bắc Việt Nam. Quốc hội Hoa Kỳ đã cho phép Tổng thống Johnson tiến hành những vụ đánh bom khủng khiếp xuống miền Bắc Việt Nam.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô chúng tôi chỉ nằm trong khuôn khổ cung cấp vũ khí và chuyên gia quân sự, trước tiên là các chuyên gia phòng không. Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã cùng với những học viên quân sự Việt Nam chiến đấu. Sau 10 năm đã có hơn 10.000 sĩ quan và binh sĩ Xôviết sang Việt Nam. Sự giúp đỡ của chúng tôi chắc chắn là một đóng góp quan trọng vào chiến thắng của các bạn Việt Nam.

Nếu không có sự giúp đỡ đó, người Mỹ có thể tự do ném bom Việt Nam  và đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá (Mỹ đã ném xuống Việt Nam tới 7 triệu tấn bom, gấp 2,5 lần số bom các nước Đồng minh đã được thả xuống Đức). Nhờ có tên lửa S-75 của Liên Xô mà Hoa Kỳ (Mỹ) đã bị mất gần 4.000 máy bay và khoảng 5.000 máy bay trực thăng. Chỉ trong chiến dịch đánh bom rải thảm cái gọi là "Linebacker II" xuống miền Bắc Việt Nam hồi tháng 12/1972, trong 12 ngày đêm, 80 máy bay các loại của Mỹ đã bị bắn hạ..

Cũng nên hiểu rằng, chiến tranh Việt Nam đã có một ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thế giới trong một thập kỷ - từ giữa thập niên 60 đến giữa thập niên 70. Ảnh hưởng đó là lớn hơn nhiều. Ví dụ, Mỹ xâm lược Iraq - Nó không chỉ là cuộc chiến tranh khốc liệt và đẫm máu, mà nó còn làm cho  Liên Xô và Trung Quốc gián tiếp tham gia vào cuộc chiến đó.

Trong những năm đầu tiên của cuộc chiến tranh bạo lực nhất, Liên Xô và Hoa Kỳ hầu như không có các cuộc tiếp xúc ở cấp cao. Nửa cuối của thập niên 60, có một cuộc gặp duy nhất ở Hoa Kỳ giữa Tổng thống Johnson và Thủ tướng Kosygin. Cuộc chiến tranh đã khẳng định nỗi lo ngại nhất của các nhà lãnh đạo Liên Xô đối với Hoa Kỳ. Tổng thống Richard Nixon, không làm bớt sự căng thẳng của Liên Xô và Trung Quốc, không thể tìm cách  thoát khỏi thế bế tắc trong vấn đề thế giới. Nói đúng ra là, để cho Nixon đỡ căng thẳng, cần phải thừa nhận rằng  không thể giành chiến thắng ở Việt Nam.

Sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, từng được người Mỹ nuôi dưỡng vào ngày 30/4/1975 là một cú đánh bổ mạnh vào Hoa Kỳ, và trong những năm sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã do dự tiến hành các cuộc chiến tranh có quy mô lớn như thế. Tất nhiên, phần lớn là do Mỹ sợ hãi sẽ không liên kết được với Liên Xô, vì Chiến tranh Việt Nam không chỉ là một cuộc chiến tranh chống lại người dân Việt, mà còn là cuộc chiến giữa vũ khí của Nga và vũ khí của Mỹ.

Nhưng ngay cả sau khi xâm chiếm Iraq vào đầu thập niên 90, Mỹ đã không thực hiện chiến dịch trên mặt đất, vì sợ bị sa lầy vào một cuộc chiến lớn. Trong cuộc tấn công vào Afghanistan và cuộc chiến tranh mới ở Iraq, lần đầu tiên kể từ khi thất bại ở Việt Nam, Mỹ đã quyết định đưa quân đội của mình vào một đất nước rộng lớn, Mỹ đã có một số lợi thế lớn về vũ khí, họ  có đủ điều kiện mở những chiến dịch đặc biệt.

Sự khác biệt mang tính nguyên lý của các cuộc chiến tranh trong thập niên vừa qua là cả những  người tín đồ Sunni Iraq và Taliban ở Afghanistan đều không có đồng minh địa chính trị - không có ai giúp đỡ họ để chống lại và chiến đấu với những người Mỹ. Ngoài ra, cả ở Iraq và Afghanistan, Mỹ đã gây hiềm khích trước khi Mỹ đến, đó là xung đột nội bộ, giữa dân tộc, sắc tộc, khu vực - và kết quả thực tế là các nước này bị tan rã.

Đối với Nga, kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ nói về chất lượng tốt nhất của vũ khí. Ngày nay, một nửa thế kỷ sau khi các xạ thủ phòng không của Liên Xô xuất hiện tại Việt Nam, chúng ta có thể tự tin nói rằng, đó là sự nghiệp  đúng đắn và chính nghĩa. Liên Xô đã không cố gắng chiếm giữ lãnh thổ nước khác, không áp đặt các dân tộc dưới  quyền lực của mình, đã không đi đến sự thống trị địa chính trị. Liên Xô đã kìm hãm sự xâm lược của Mỹ trên thế giới. Và  ngày nay, nước Nga chúng tôi vẫn hành động như thế.

Ninh Công Khoát (lược dịch)
.
.