Không biết tự bao giờ chèo đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam, chỉ biết rằng tháng ba ngày tám nông nhàn, giêng hai mở hội làng vào đám thì không thể thiếu tiếng trống, tiếng hát của các gánh chèo.
Sau 7 ngày tranh tài sôi nổi, cuộc thi tài năng trẻ sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2020 đã khép lại vào đêm 12/11 với 10 Huy chương Vàng, 18 Huy chương Bạc, 1 giải thưởng cho diễn viên trẻ nhất và 3 giải diễn viên Chèo triển vọng.
Ngày 19/4, nghệ sĩ nhân dân (NSND) Bùi Đắc Sừ - người miệt mài đi tìm lại vị thế cho nghệ thuật sân khấu Chèo nhiều chục năm qua, đã được người thân và bạn bè tiễn về cõi vĩnh hằng. Ông để lại một di sản nghệ thuật khá đồ sộ với hơn 200 vở Chèo, trong đó có rất nhiều vở đã được ghi nhận bằng các giải thưởng uy tín.
22-12, nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam nhớ về Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Minh Huệ, một sosilt chính hiệu của đoàn chèo Quảng Ninh. Chị vừa trút hơi thở cuối cùng vào ngày 12-12 vừa qua trong vòng tay yêu thương của chồng con.
Xin mượn câu hát theo điệu Đào liễu để nói về cảnh buồn tẻ của chiếu Chèo đương đại. Có một thực tế rất "đau" nhưng mà là cách để các nghệ sĩ Chèo yêu nghề sống được với nghiệp, đó là đi hát Văn trong các buổi lễ hầu đồng Đạo Mẫu...
Thúy Mùi kể làng chị ở Khánh Mậu, Ninh Bình có những 5 đội chèo. Từ bé lũn cũn đi theo bố mẹ tập luyện và biểu diễn, nên các làn điệu chèo Mùi thuộc lúc nào không hay.
Có kế hoạch từng bước tạo ra đội ngũ tác giả viết chèo chính là một trong những cách làm quan trọng để chèo - một loại hình nghệ thuật tuyệt diệu, có tầm thế giới - khỏi bị mai một.
Trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, của thời gian, nhiều người nhận định hiện nay tác giả viết chèo cổ đang có nguy cơ… tuyệt chủng. Nếu có, chắc chỉ còn lại Trần Đình Ngôn. PGS, nhà lý luận phê bình sân khấu uy tín Tất Thắng từng nhận định: "Sau Tào Mạt người ta thấy có Trần Đình Ngôn".
Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình giải trí hiện đại khác, những nghệ sĩ chèo tâm huyết đã nỗ lực tìm mọi cách để chèo tồn tại và khán giả quay lại với chèo. Những vở diễn được đầu tư công phu, hoành tráng của Nhà hát Chèo Hà Nội, những tác phẩm tập trung đi sâu vào chinh phục đỉnh cao nghệ thuật của Nhà hát Chèo Việt Nam, những nỗ lực dàn dựng vở mới của Nhà hát Chèo Quân đội... là những minh chứng cho việc các nhà hát chèo đang cố gắng để chèo có đông khán giả hơn...
Sau nửa tháng được tổ chức liên tục tại tỉnh Ninh Bình, cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2016 đã chính thức khép lại với 47 huy chương vàng, 86 huy chương bạc cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích nghệ thuật cao.
Nghệ sĩ Quốc Anh xuất hiện trên màn ảnh từ rất lâu, anh hay đóng tiểu phẩm dí dỏm, mang tiếng cười đến cho mọi người. Thi thoảng vào dịp lễ tết, anh lại quần lĩnh áo the, khăn đóng, giọng ngọt ngào trầm bỏng ngâm thơ trên truyền hình.
Đường thành danh có bao giờ ít chông gai. 40 năm lăn lộn với nghề, Xuân Hinh mới có một đêm diễn của mình. Muộn nhưng còn hơn không, bởi sân khấu chèo này, nói như anh thì “ai được may mắn như Xuân Hinh, có sự hậu thuẫn từ một người thực sự trân trọng nghệ thuật dân gian”.
Tên tuổi tác giả Tào Mạt đã đi vào lịch sử sân khấu chèo với bộ ba tác phẩm chèo mang đầy tính triết học và nhân văn sâu sắc về nhân tình thế thái - "Bài ca giữ nước".
Dù không còn đứng trên sân khấu chèo chuyên nghiệp gần chục năm qua nhưng NSƯT Minh Phương vẫn luôn được đồng nghiệp và khán giả yêu chèo đánh giá là một trong những giọng hát chèo nữ xuất sắc nhất hiện nay.