Ai đứng đằng sau vụ giết hại Tổng thống Liban Bashir Gemayel?
Vào ngày 23/8/1982, ở tuổi 35, Bashir Gemayel được Quốc hội bầu vào chức vụ Tổng thống Liban. Thế nhưng chỉ không đầy 3 tuần sau, ông đã bị giết chết trong một vụ đánh bom ngày 14/9/1982.
15h10’ ngày 14/9/1982, tướng Bashir Gemayel, Tổng thống Liban, rời Phủ tổng thống để đến trụ sở đảng Kataeb cầm quyền ở khu Achrafieh của thủ đô Beirut. Tại đây ông sẽ làm thủ tục từ nhiệm chức vụ Chủ tịch đảng Kataeb để giao nhiệm vụ lại cho anh trai Amin Gemayel
16h 15’ khi cuộc họp còn chưa bắt đầu thì một tiếng nổ lớn phát ra từ tầng hầm để xe của trụ sở đảng Kataeb. Sức nổ quá mạnh làm cả tòa nhà 5 tầng sụp đổ hoàn toàn khiến 26 người chết ngay tại chỗ và gần 100 người khác bị thương. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ vẫn không tìm thấy xác Tổng thống Bashir Gemayel đâu nên các phương tiện thông tin đại chúng Liban vẫn dè dặt chưa dám đưa tin chính thức về số phận của vị tân Tổng thống.
Chỉ đến sáng hôm sau, người dân Liban mới biết tin Tổng thống Bashir Gemayel đã qua đời từ tuyên bố chính thức của Thủ tướng Wazzan. Theo điều tra thì tác động của vụ nổ quá mạnh đã làm biến dạng khuôn mặt của vị Tổng thống trẻ tuổi và các chuyên viên pháp y chỉ nhận dạng được thi thể ông khi đến kiểm tra tại nhà xác của bệnh viện nhờ chiếc nhẫn có khắc tên ông và vợ cùng một bức thư để trong túi quần do con gái ông viết.
Cái chết bi thảm và bất ngờ của Tổng thống Bashir Gemayel gây bàng hoàng cho người dân Liban, bởi ông được xem là cứu cánh để đưa Liban thoát khỏi nội chiến triền miên, rời bỏ ảnh hưởng của cả Israel và Syrie, để được độc lập hoàn toàn như lời tuyên bố của ông vào ngày 24/8/1982, một ngày sau khi ông đắc cử chức vụ Tổng thống Liban. Quân đội Liban quyết định để tang ông một tuần bởi vì ông chính là người đã thành lập quân đội.
Ông Bashir Gemayel sinh ngày 10/11/1947 tại thủ đô
Năm 1978, Bashir thống nhất các đơn vị dân quân vũ trang, các lực lượng bán quân sự của các tổ chức tôn giáo để thành lập một tổ chức quân sự thống nhất có tên gọi Quân đội Liban. Với việc làm này, ông được xem là người đã sáng lập ra quân đội Liban. Để củng cố và nâng cao sức mạnh cho quân đội, Bashir đành chấp thuận đề nghị huấn luyện quân đội và viện trợ quân sự từ
Hành động này của ông khiến Syrie phải khó chịu. Nhằm tạo áp lực buộc Bashir phải rời bỏ ảnh hưởng của
Sau vụ việc này, uy thế của Bashir tăng cao, nhất là sau khi ông tổ chức thành công Hội nghị quốc tế đầu tiên về dân chủ và độc lập cho Liban, công khai cho phép người Palestine được quyền lưu trú trên lãnh thổ Liban và yêu cầu không có sự can thiệp vũ trang của cả Israel và Syrie vào nội tình Liban.
Tháng 3/1982, khi Israel bất ngờ xua quân tấn công Liban trong chiến dịch quân sự “Hòa bình cho Galilée” để trấn áp Tổ chức giải phóng Palestine (PLO), trên cương vị Tổng tư lệnh quân đội, tướng Bashir Gemayel đã công khai chỉ trích hành động quân sự của Israel, đồng thời ra lệnh cho quân đội bảo vệ người Palestine. Từ phản ứng khá bất ngờ của tướng
Sau sự kiện này, uy tín của tướng Bashir tăng cao, nhất là khi ông được Tổng thống Elias Sarkis bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban cứu nguy quốc gia mà thành viên đều là người đứng đầu các tổ chức chính trị, tổ chức tôn giáo.
Trong khi người dân Liban còn chưa hết thương tiếc về cái chết bi thảm của vị tân Tổng thống của mình thì vào cuối tháng 10/1982, Israel bất ngờ đưa quân tấn công vào lãnh thổ Liban lần thứ hai, chiếm giữ phía đông thủ đô Beirut và sau đó tiến hành thảm sát hàng ngàn dân thường Palestine tại hai trại tập trung Sabra và Chatila.
36 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra vụ đánh bom giết hại Tổng thống Bashir Gemayel, Lực lượng An ninh Liban đã bắt giữ được thủ phạm. Hắn tên là Habib Rashir Shartouni, 34 tuổi, thành viên đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Maronite, đồng minh thân cận với đảng Kataeb. Sở dĩ Shartouni bị bắt giữ là do trước khi điểm hỏa cho khối thuốc nổ 450kg đặt trong một xe hơi đậu dưới tầng hầm trụ sở đảng Kataeb phát nổ, hắn đã cấp báo cho em gái, một nhân viên làm việc tại trụ sở đảng Kataeb, phải thoát thân ra ngoài. Nghi vấn, lực lượng an ninh liền bắt giữ cô gái và cô này khai ra Shartouni.
Bị thẩm vấn liên tục, Shartouni không chịu khai ra ai là kẻ chủ mưu mà chỉ nhận tội về mình là muốn giết hại Tổng thống Bashir Gemayel do ông có tư tưởng và hành động chống Syrie. Một lời khai hoàn toàn mâu thuẫn với tôn chỉ của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Maronite mà Shartouni là đảng viên vì lâu nay đảng này luôn chỉ trích sự can thiệp quá sâu của Syrie vào nội tình Liban. Còn phía Syrie thì phủ nhận hoàn toàn cáo buộc của Chính phủ Liban khi buộc tội quốc gia này đứng đằng sau vụ tổ chức giết hại Tổng thống Bashir Gemayel.
Bị tuyên án tù chung thân vào ngày 22/1/1983, Shartouni thụ án tại nhà tù Roumieh trong tình trạng được bảo vệ mạng sống hết sức nghiêm ngặt.
Sau cái chết bất ngờ của Tổng thống Bashir Gemayel, anh trai ông là Amin Gemayel được bầu làm Tổng thống Liban vào ngày 26/10/1982. Trong suốt 6 năm tại chức, Tổng thống Amin luôn tìm mọi cách để làm sáng tỏ cái chết của em trai mình, nhất là vạch mặt ai đã đứng đằng sau vụ việc này.
Năm 1999, khi Chính phủ Liban cho triển khai việc thỏa hiệp và hòa giải hòa hợp dân tộc giữa các tổ chức chính trị, tổ chức tôn giáo đồng thời xóa tội cho tất cả những kẻ lầm lỡ thì Nabil Alam, một thành viên của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Maronite đang lưu vong tại đảo Chypre, lên tiếng thú nhận chính y là kẻ chủ mưu tổ chức vụ đánh bom giết hại Tổng thống Bashir Gemayel vào tháng 9/1982 theo đơn đặt hàng của Cơ quan Tình báo hải ngoại Israel (Mossad), còn Shartouni chỉ là kẻ được trả tiền để thực hiện việc đánh bom.
Để có cớ tấn công Liban lần thứ hai nhằm trấn áp hoạt động của PLO và loại bỏ ảnh hưởng của Syrie, Israel đã buộc phải lấy chính mạng sống của Tổng thống Bashir Gemayel làm quân cờ thí, cho dù có thời gian Bashir từng nhờ Israel huấn luyện quân đội và viện trợ quân sự. Nabil Alam được Mossad giao nhiệm vụ giết hại Tổng thống Bashir với các phương tiện là thuốc nổ, kíp bom và điểm hỏa đều được Mossad bí mật cung cấp.
Sau khi xảy ra vụ đánh bom, Nabil Alam được Mossad đưa ngay ra khỏi Liban rồi chuyển đến sinh sống tại đảo Chypre dưới một lý lịch khác cùng một số tiền lớn.
Vào tháng 10/2001, Shartouni được trả tự do sau 18 năm thụ án, còn Nabil Alam quyết định không quay về lại Liban cho dù đã được xá tội. Có điều là giờ đây, người dân Liban đã biết được ai là kẻ đứng đằng sau vụ giết hại Tổng thống Bashir Gemayel và lý do gì phải tổ chức giết hại ông