Ảnh giả trong minh họa bài báo
Tháng 8/2006, một bức ảnh minh họa của Hãng tin Reuters xuất hiện trên các trang báo lớn nhỏ trên khắp thế giới. Nội dung của bức ảnh là những cột khói tỏa lên từ một số tòa nhà cao tầng sau một đợt không kích tại
Những cư dân blog trên mạng nhanh chóng nhận ra một kiểu lặp lại kỳ lạ từ cột khói. Theo họ, một phần của bức ảnh đã bị người ta sao chép (copy), rồi cắt dán lặp lại nhiều lần trong bức ảnh, có lẽ tác giả ảnh muốn cho người xem cảm nhận được sự tàn phá và hãi hùng vì... khói.
Hãng tin Reuters nhanh chóng nhận ra bức ảnh giả (không phản ánh đúng sự thật), và bóc bỏ nó ra khỏi thông tin ngay lập tức, cùng với 920 bức ảnh minh họa khác của cùng tác giả. Đây chỉ là biện pháp tích cực trước mắt nhằm tránh sử dụng những bức ảnh không mang tính chân thực.
Tai nạn nghề nghiệp này khiến Reuters và nhiều cơ quan thông tấn khác lo ngại về tình trạng sử dụng những kỹ thuật quá tân tiến để “can thiệp” quá đà vào tính chân thực của những bức ảnh.
Hany Farid, một chuyên gia về khoa học máy tính tại Trường đại học
Ảnh ghép từ hai bức ảnh.
Những phương thức xác định của ông hiệu quả đến mức Hãng tin AP giờ đây yêu cầu ông kiểm tra dùm những bức ảnh có vẻ “hơi gian dối”. Farid cho biết: “Chúng tôi đã phát triển được rất nhiều kỹ xảo để kiểm tra. Mỗi khi có ai đó sửa chữa một bức ảnh nào đó, chúng tôi lại cố tìm hiểu họ đã làm những gì, và làm sao để phát hiện bức ảnh chỉnh sửa thật tinh vi?”.
Trong khi chỉnh sửa bức ảnh nêu trên và bán cho Reuters, tác giả của bức ảnh giả mạo nọ đã sử dụng kỹ thuật “sao chép và dán” thông dụng mà bất kỳ ai cũng có thể làm thông qua phần mềm photoshop. Một người chỉnh sửa ảnh cũng có thể dùng kỹ thuật sao chép và dán để dời ảnh của một người nào đó ra khỏi hình chụp bằng cách che người đó lại.
Trong bất kỳ trường hợp nào, phần mềm của Farid cũng có thể nhận dạng sự giả mạo bằng cách phát hiện sự lặp lại trong các bit (đơn vị dữ liệu) kỹ thuật số tổng hợp thành hình ảnh - ngay cả khi những nét lập lại ấy quá khó phát hiện đối với mắt nhìn bình thường.
Cũng có cách khác để chẩn đoán bệnh cho một bức ảnh là do 2 bức ảnh rời ghép lại. Lấy ví dụ, trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2004, một bức ảnh xuất hiện trên trang web nọ cho thấy ứng viên John Kerry nói chuyện với cựu nữ diễn viên Jane Fonda tại một cuộc biểu tình phản chiến vào những năm 60 của thế kỷ trước, bên dưới có đóng “nhãn hiệu cầu chứng” là The Associated Press.
Một số cựu binh Mỹ thời chiến tranh Việt
Farid nói: “Thậm chí sau khi nó được xác định là giả, nhiều người vẫn chưa hay biết và tiếp tục bàn tán về Kerry tại một cuộc tuần hành chống chiến tranh. Sức mạnh của những bức ảnh luôn ở lại với chúng ta”.
Trong trường hợp này, những nhiếp ảnh gia gốc (chụp riêng ảnh John Kerry và Jane Fonda) nhận ra rằng, tác phẩm của riêng họ đã bị can thiệp thô bạo, thành thử họ công khai chuyện giả mạo. Tuy nhiên, Farid vẫn có thể phát hiện chuyện giả mạo bằng cách phân tích các pixel (điểm, đơn vị trên màn hình mà màu và độ sáng của nó có thể điều khiển được).
Trên bản gốc, kích thước ảnh của hai người này khác nhau, chính vì vậy kẻ chỉnh sửa ảnh phải “hiệu chỉnh” Jane Fonda lại trước khi ghép vào chung với John Kerry. Tiến trình đó hóa ra có hại, nó để lại dấu vết không thể xóa trong các pixel.
Farid cũng phân tích ánh sáng trên ảnh chụp để xem sự phân bố nguồn sáng trên các phần khác nhau của ảnh có đồng đều hay không, bằng 2 cách khác nhau. Cách thứ nhất là nghiên cứu bóng đổ để suy luận ra nơi xuất phát của nguồn sáng.
Cách thứ hai là nghiên cứu các chấm sáng trong con ngươi mắt người. Mắt là một phần tấm gương soi vào thế giới ẩn chứa chủ thể được chụp, theo nhận xét của Farid. Nếu như có 2 chấm sáng trắng trong mỗi mắt, chắc chắn có 2 nguồn sáng khác biệt. Chính vì vậy, nếu bức ảnh nào đó cho thấy mắt người này có 2 chấm sáng, trong khi mắt người khác chỉ có 1 chấm sáng thôi, chúng ta có thể kết luận 2 người được cắt và ghép lại với nhau từ 2 ảnh gốc khác nhau.
Ngoài ra, màu của ánh sáng có thể xác định bóng trắng chính xác của các chấm sáng. Một ảnh tổng hợp từ nhiều ảnh khác nhau sẽ có bóng sắc thay đổi từ người này sang người khác. Mỗi phiên bản mới nhất của photoshop đều có công cụ mới cho phép làm giả ảnh chụp tốt hơn, do đó Farid cần tiếp tục nghiên cứu những phương pháp mới hơn.
Farid nói: “Đây là một cuộc đua giống như cuộc đua vũ khí vậy. Chúng ta luôn là người đi sau, nhưng không vì thế mà chịu thua. Làm một bức ảnh giả mạo bao giờ cũng khó hơn phát hiện ra nó. Nhất định chúng ta phải có cách tước đoạt quyền làm ảnh giả khỏi tay những thợ ảnh không chuyên, để họ không làm những chuyện xấu xa và ảnh hưởng đến xã hội”