Bí ẩn căn phòng hổ phách thời Sa hoàng

Thứ Ba, 03/03/2009, 22:55
Căn phòng hổ phách được chế tác từ năm 1701 nhằm trang trí cho Cung điện Charlottenburg, nơi ở của vị Hoàng đế Friedrich Wilhelm I, nhà vua muốn bày tỏ tình yêu với người vợ yêu của mình là Hoàng hậu Sophie Charlotte. Tuy nhiên, tuyệt tác vô giá này không yên vị lâu tại Cung điện Charlottenburg.

Căn phòng hổ phách lúc đầu được dựng bên trong tòa cung điện Catherine thuộc Tsarskoye Selo gần Saint Petersburg là một kiến trúc tuyệt đẹp với các vách ngăn làm từ hổ phách và vàng lá nguyên chất, những tấm gương được trang trí công phu. Tạo nên vẻ đẹp huyền ảo của phòng hổ phách là sáng tạo đầy tâm huyết của một tập thể các nghệ nhân lão luyện người Đức và Nga.

Công trình chế tác phòng hổ phách được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1701 và năm 1709 ở nước Phổ. Nhà điêu khắc bậc thầy người Đức Andreas Schlter là tác giả của ý tưởng này, và việc xây dựng căn phòng này do nghệ nhân bậc thầy người Đan Mạch là Gottfried Wolfram chỉ đạo thực hiện.

Công việc tạo tác được thực hiện trong một thời gian dài tại cung điện Charlottenburg cho mãi đến năm 1716, khi đó nhà vua Phổ là Friedrich Wilhelm I chuyển giao tuyệt tác này cho Sa hoàng Nga Pier Đại đế.

Ở Nga, việc mở rộng và nâng cấp căn phòng hổ phách vẫn liên tục tiến hành thêm vài lần nữa, căn phòng rộng hơn 55m2 với hơn 6 tấn hổ phách nguyên chất được sử dụng cho việc chế tác. Vào năm 2003, sau hàng thập kỷ làm việc nghiêm túc, các nghệ nhân Nga đã khôi phục căn phòng hổ phách mới và làm lễ khánh thành ngay tại Cung điện Catherine ở Saint Petersburg, Nga.

Sáng tạo…

Căn phòng hổ phách được chế tác từ năm 1701 nhằm trang trí cho Cung điện Charlottenburg, nơi ở của vị Hoàng đế Friedrich Wilhelm I, nhà vua muốn bày tỏ tình yêu với người vợ yêu của mình là Hoàng hậu Sophie Charlotte. Tuy nhiên, tuyệt tác vô giá này không yên vị lâu tại Cung điện Charlottenburg.

Trong một lần viếng thăm nước Phổ vào năm 1716, Sa hoàng Nga là Pier Đại đế hoàn toàn bị chinh phục bởi nét đẹp không tiền khoáng hậu của căn phòng hổ phách. Hoàng đế đầu tiên của nước Phổ là Friedrich Wilhelm I, đã đồng ý chuyển phòng hổ phách cho Vương quốc Nga. Việc tặng báu vật này còn có lý do muốn thắt chặt quan hệ liên minh Nga - Phổ chống lại Nhà nước Thụy Điển.

Vào năm 1755, Nữ hoàng Tsarina Elizabeth của Vương quốc Nga đã chuyển phòng hổ phách vào Cung điện Mùa Đông và sau đó mới chuyển nó đến Cung điện Catherine. Từ Berlin, Frederick II Đại đế đã chuyển loại hổ phách vùng Baltic theo ý tưởng sáng tạo của bậc thầy kiến trúc triều đình Italia là Bartolomeo Rastrelli cho việc nâng cấp phòng hổ phách tại Nga.

...Và “bốc hơi”

Một thời gian ngắn sau khi quân Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô trong Thế chiến II, những người phụ trách Cung điện Catherine nhận được lệnh phải di chuyển các kho báu nghệ thuật ở Leningrad trong đó có cả việc tháo rời và di chuyển cả căn phòng hổ phách đến nơi khác.

Một vài năm sau đó, do không được bảo quản chu đáo, phòng hổ phách trở nên khô bề mặt và rất dễ gãy, vì thế khi người ta tháo rời và cất giấu căn phòng này. Một phần phòng hổ phách đã bị gãy vỡ. Để tránh quân Đức Quốc xã nhòm ngó, báu vật này được bọc giấy dán tường thật kỹ. Tuy nhiên những nỗ lực cất giấu vẫn bị thất bại. Lính Đức Quốc xã đã tháo rời phòng hổ phách chỉ trong vòng 36 giờ.

Vào ngày 14/10/1941, Rittmeister Graf Solms-Laubach nhận được lệnh phải làm "bốc hơi" 27 tấm hổ phách từ cung điện Catherine đến Cung điện Konigsberg ở phía đông nước Đức, tại đây chúng sẽ được bảo quản và trưng bày trong một lâu đài.

Vào ngày 13/11/1941, báo Konigsberger Allgemeine Zeitung tường thuật rằng có một cuộc triển lãm về những gì còn sót lại của phòng hổ phách tại Cung điện Konigsberg.

Một số nhân chứng kể lại rằng, họ nhìn thấy báu vật tại nhà ga đường sắt. Cũng có nguồn tin cho rằng, phòng hổ phách đã bị đắm cùng một con tàu của Liên Xô. Một nơi cũng bị nghi là đang lưu giữ phòng hổ phách chính là Weimar. Sau đó, Cung điện Konigsberg bị đánh bom bởi Không lực Hoàng gia và phòng hổ phách bị hư hại nặng nề.

Kể từ sau khi Cung điện Konigsberg bị phá hủy, người ta không bao giờ còn nhìn thấy lại được kiệt tác vô giá này nữa. Nhiều cuộc nghiên cứu, truy lùng dấu vết về căn phòng vô giá này song  không đem lại thành công. Cho đến năm 1998, hai nhóm tìm kiếm riêng biệt (của Đức và của Lithuania) loan tin rằng, họ đã tìm thấy vị trí của phòng hổ phách, nằm ngủ yên trong một mỏ bạc. Tuy nhiên, cũng có một nguồn tin công bố vào năm 1997 cho biết, một thợ khảm đá người Italia đã tìm ra 4 mảnh bị nghi là từ phòng hổ phách ở Tây Đức, 4 mảnh hổ phách này là tài sản của một gia đình lính Đức lấy được từ căn phòng hổ phách huyền thoại. 

Cuộc khám phá vào năm 2008

Cuộc khám phá mới nhất về phòng hổ phách được thực hiện vào tháng 2/2008, khi người ta đào một hầm mỏ sâu 20 mét ở Deutschneudorf, một thành phố nhỏ gần biên giới Đức - Séc. Tại hầm mỏ này, người ta tìm thấy khá nhiều hiện vật bằng vàng và bạc.

Ông Hans-Peter Haustein, Thị trưởng thành phố Deutschneudorf, nói rằng: "Chúng tôi xác nhận những hiện vật này là từ phòng hổ phách".

Ngày 20/2/2008, các nhà săn lùng kho báu người Đức tuyên bố rằng họ đã tìm thấy phòng hổ phách. Phát hiện này thu được khoảng 2 tấn vàng và bạc nguyên chất. Ngoài ra còn khám phá ra một căn phòng thô sơ chưa xây dựng xong, trong căn phòng này treo rất nhiều bẫy mìn do các chuyên gia chất nổ trang bị trước đó. 

Thị trưởng thành phố Deutschneudorf lcũng là người dẫn đầu nhóm các nhà săn lùng kho báu đã tiến vào rặng núi Ore thuộc nước Đức, và nói rằng đã tìm thấy sự hiện hữu của phòng hổ phách. Một cuộc điều tra khác gần đây của Tổ chức Bảo tồn phòng hổ phách diễn ra trong một số ngọn núi cách Weimar khoảng 30 dặm về hướng đông.

Henry Hatt, người phát ngôn của tổ chức này nói với báo giới rằng, ông thực sự biết địa điểm của căn phòng huyền thoại được chôn giấu. Theo lời Henry Hatt, căn phòng hổ phách cùng với các kho báu Hohenzollern và kho báu của hoàng tử nước Phổ đã được di chuyển đến Weimar.

Từ Weimar, căn phòng hổ phách lại được chuyển đến địa hạt Saalfeld và được giấu trong một căn hầm dưới lòng đất của một mỏ khai khoáng. Hiện tại, tổ chức này đang đề xuất với một hãng phim trong việc làm một bộ phim tư liệu khoa học lịch sử

Nguyễn Thanh Hải (theo UNESCO)
.
.