Chiến dịch phao tin chống Liên Xô của Anh
Chiến dịch phao tin dấy lên những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ XX, là để dư luận quốc tế coi Liên Xô như một cường quốc xâm lược.
Thỉnh thoảng, những tàu ngầm này làm nhiệm vụ chuyên chở biệt kích. Nhưng chúng thường có nhiệm vụ làm người Thụy Điển lầm lẫn, giả mạo những tín hiệu thủy âm, mà những con tàu của Liên Xô hay qua lại vùng nước này thường phát ra là Liên Xô vi phạm chủ quyền Thụy Điển.
Có thể Chính phủ Thụy Điển giữ thái độ trung lập trong thời gian Chiến tranh lạnh - đã không biết về chiến dịch phao tin do Hải quân Anh, Mỹ tiến hành. Trong các tài liệu điều tra của Chính phủ Thụy Điển có nhắc đến những dấu vết phát hiện được dưới đáy biển của “những tàu ngầm siêu nhỏ lạ có khả năng di chuyển dưới đáy biển”.
Những chi tiết của cuộc Chiến tranh lạnh dưới đáy sâu của biển Baltic được nói đến trong cuốn sách của Ol Tunader, Giáo sư Viện Nghiên cứu quốc tế các vấn đề hòa bình ở Oslo.
Tunader, tác giả cuốn sách viết rằng, từ năm 1982 đến 1992 đã ghi nhận được hơn 4.000 thông báo về sự xuất hiện của tàu ngầm nước ngoài trong vùng biển Thụy Điển. Các nước phương Tây khẳng định rằng tất cả các tàu đều thuộc Liên Xô và mục đích của chúng là thăm dò hệ thống phòng thủ của Thụy Điển. Tunader cho rằng nhiều tàu trong số đó đã tham gia vào chiến dịch do CIA chỉ đạo, được các lực lượng của Anh và Mỹ thực hiện và kéo dài cho đến khi Liên Xô tan rã.
“Nhiều chiến dịch của thời Chiến tranh lạnh bị thất bại, nhưng chiến dịch này quả thật đã thành công” - Tunader cho biết.
Ông đã đi đến kết luận qua kết quả các cuộc phỏng vấn hàng loạt cựu nhân viên tàu ngầm của Anh và nhân viên CIA. Một thuyền trưởng của Anh đã nói với Tunader: “Margaret Thatcher đích thân tán thành từng chiến dịch một”. Một trong những con tàu được sử dụng - con tàu Orpheus của Hải quân Anh - là tàu ngầm được trang bị cho các chiến dịch SBS.
Tunader kể rằng, một lần trong bữa ăn ông đã hỏi một đô đốc của Anh về chiến dịch bí mật. Người đó trả lời rằng: “Việc đó không liên quan đến tôi”. Theo lời của Tunader, sau đó vị đô đốc nói đùa: “Ông biết đấy, có thể tình cờ bị xe buýt tông lắm chứ”. Rồi Tunader đề nghị ngài Keit Sped - Bộ trưởng Hải quân từ năm 1979 đến 1981 - xác nhận hoặc bác bỏ sự tồn tại của các sứ mệnh này. Keit Sped khẳng định, song nói tiếp: “Tôi không thể nói gì thêm, bởi cho đến cuối đời mình, tôi bị trói buộc bởi Luật Bí mật quốc gia”.
Một số vụ đụng độ được công nhận là nghiêm trọng nhất trong thời gian Chiến tranh lạnh của các tàu ngầm Liên Xô với tàu của các nước NATO đã xảy ra do Liên Xô thăm dò khả năng giành Scadinavia về dưới sự kiểm soát của mình. Điều đó có thể cho phép Liên Xô đánh vào bên sườn của lực lượng vũ trang NATO ở Đức và đe dọa việc đi biển ở
Việc đụng độ trong vùng biển Thụy Điển đã được biết đến từ năm 1981, khi tàu ngầm loại “Viski” của Liên Xô bị mắc cạn.
Một nguồn tin quan trọng của Thụy Điển tuyên bố rằng các vụ đụng độ với các tàu ngầm đã được điều tra và những lời khẳng định của Tunader “hoàn toàn không phù hợp với thực tế”