Chuyến bay nguy hiểm của tàu vũ trụ Apollo 11 năm 1969

Thứ Bảy, 29/04/2006, 08:30

Tờ Daily Telegraph số ra ngày 23/3/2006 cho biết, chuyến đổ bộ đầu tiên của con người lên mặt trăng ngày 16/3/1969, được thực hiện bởi 3 nhà du hành vũ trụ Mỹ trên tàu Apollo 11 không phải là một chuyến bay thuận buồm xuôi gió, mà là một chuyến bay đầy mạo hiểm, thậm chí còn  suýt gặp nạn.

Điều đáng kinh ngạc là, sau 2 giờ đi bộ ra ngoài mặt trăng, các nhà du hành vũ trụ đã phát hiện ra sự cố trên khoang đổ bộ, nhưng may mắn là, họ đã dùng bút bi khắc phục được nguy hiểm đó.

Không có kế hoạch thoát hiểm

Ngày 16/3/1969, 4 giờ trước khi cất cánh, đúng lúc 3 nhà du hành vũ trụ Neill Armstrong, Buss Ourderlin và McKolins đang ăn trên bệ phóng, tên lửa đẩy số 5 đã xảy ra tình trạng rò rỉ nhiên liệu. Lúc đó, tên lửa này đã được trang bị khoảng 1 triệu gram nhiên liệu lỏng, chỉ cần một tàn lửa bay qua cũng đủ để phá hủy cả quả tên lửa này và thiêu cháy tất cả các nhân viên đang có mặt khắc phục sự cố. 3 nhà du hành vũ trụ được thông báo rằng, nếu việc rò rỉ nhiên liệu khiến máy khởi động không hoạt động được thì khoang cabin của họ sẽ được phóng tới một vị trí an toàn cách xa tên lửa. Nhưng điều ngạc nhiên là, trong bị vong lục mà các nhà du hành nhìn thấy lại không hề có một kế hoạch thoát hiểm nào cả. Bị vong lục ghi rõ, khi hệ thống ngừng phóng phát hiện ra tình trạng nguy hiểm thì phải cần tới 2 phút để khởi động hệ thống thoát hiểm. Nếu như ngay lúc phóng ban đầu, động cơ khởi động của tên lửa bị bén lửa thì toàn bộ phi thuyền sẽ bị nổ tung trong tích tắc. Như vậy, các nhà du hành sẽ không có cơ hội để thoát thân. Tuy vậy, vấn đề rò rỉ nhiên liệu đã được giải quyết trong vòng 1 giờ 32 phút. Cuối cùng phi thuyền cũng được phóng thành công.

“Chạm trán” UFO

Sau khi tên lửa hoạt động 48 giờ, phi thuyền cuối cùng cũng vận hành an toàn. Thế nhưng tới ngày thứ 3, một hiện tượng lạ kỳ xảy ra. Ourderlin và McKolins phát hiện thấy cách phi thuyền của mình khoảng 600 dặm Anh có một vật thể lạ. “Tôi bảo McKolins dùng kính viễn vọng để quan sát, và anh ấy đã nhìn thấy rất rõ, nó có hình chữ L. Cùng lúc đó, trong khoang cabin bất ngờ xuất hiện một chùm ánh sáng lạ". Ourderlin nhớ lại. Những luồng ánh sáng này làm họ hết sức lo lắng. Trong khoảng không vũ trụ không có không khí, bất kỳ một vật thể nào bay vào trong phi thuyền cũng đều dẫn tới tai nạn không ngờ. Ourderlin báo cáo tình hình về trung tâm chỉ huy. Họ được thông báo lại rằng, đây là những hạt nặng di chuyển với vận tốc cao, có thể bay xuyên qua phi thuyền thậm chí là cả thân thể con người. Chỉ khi bị nhiễm loại hạt này trong thời gian dài, mới gây thương tổn đến sức khỏe của con người. Cứ như vậy, tàu Apollo 11 tiếp tục bay trước sự tấn công hằng ngày của các hạt nặng. Nhưng có điều lạ là, khi tỉnh dậy sau giấc ngủ, các nhà du hành phát hiện thấy, vật thể bay kia đã biến mất từ lúc nào rồi.

3 nhà du hành vũ trụ tàu Apollo 11.

Sự cố máy tính

Sau khi phi thuyền bay vào quỹ đạo mặt trăng, từ độ cao hơn 80 dặm Anh, tàu Apollo 11 từ từ đáp xuống mặt trăng. Armstrong và Ourderlin bước vào trong tàu đổ bộ mang tên “Hawk” để lại McKolins trên khoang chỉ huy chính trên phi thuyền. Để giảm thiểu trọng lượng, thân tàu đổ bộ được thiết kế vô cùng mỏng, do đó các nhà du hành phải hết sức cẩn thận. Kolandz giải thích: “Nếu dùng đầu ngón tay ấn mạnh, bạn có thể làm rách khoang tàu!”. Ngay trong thời khắc quan trọng khi tàu Apollo 11 tiến hành tiếp đất, đột  nhiên  máy tính trên tàu bị tê liệt, liên tục hiển thị sai số. Ourderlin kinh  hoàng nhớ lại: “Cho dù chúng tôi đã điều chỉnh thế nào thì máy tính vẫn cứ  phát tín hiệu cảnh cáo”.  Thì ra, thông tin mà radar tiếp đất cung cấp đã vượt ra ngoài phạm vi xử lý của máy tính và đã có quá nhiều thông tin được truyền vào máy tính. Điều bất ngờ này đã khiến cho các nhà du hành trên tàu thất kinh. Thế nhưng cuối cùng họ đã giải quyết được vấn đề này.

Nhiên liệu không đủ để tiến hành đổ bộ thông thường

Cuộc đổ bộ tiếp tục, thế nhưng lúc này lại xảy ra một vấn đề nghiêm trọng là, nhiên liệu của động cơ khởi động thiếu trầm trọng. Các nhà du hành đành phải tiến hành đổ bộ trong vòng 15 giây, nhưng theo quy trình huấn luyện, thì cần phải mất ít nhất 10 phút để hoàn thành công việc này. Hai người quyết định tiếp đất nhanh chóng, do vậy dẫn đến việc động cơ khởi động bắt lửa, khoang tiếp đất hạ cánh an toàn. Tại trung tâm chỉ huy mặt đất, nhiều người mặt đã biến sắc vì sợ hãi.

Không mở được cửa

Armstrong và Ourderlin nhanh chóng mặc bộ đồ vũ trụ, chuẩn bị cho những bước đi quan trọng nhất trong lịch sử sáng tạo của loài người. Toàn thế giới đang mong chờ Armstrong bước xuống từ phi thuyền, thế nhưng mãi vẫn không thấy “người hùng” xuất hiện. Rất nhiều người không biết rằng nguyên nhân khiến các nhà du hành vũ trụ chậm trễ khi bước ra khỏi  tàu là do... họ không mở được cửa. Hai người vô cùng lo sợ. Ourderlin nhớ lại: “Chúng tôi không hề để ý rằng áp lực trong khoang tàu đã giảm xuống rất thấp. Bình thường, khi chúng tôi mở cửa, để điều chỉnh áp lực, không nên đẩy hết không khí ra ngoài, thế nhưng lần này chúng tôi đã quên mất. Neill Armstrong sau khi bước ra ngoài mặt trăng đã nói một câu nói nổi tiếng: “Đây là bước đi nhỏ của một người nhưng lại là bước đi khổng lồ của toàn nhân loại”. 

Suýt mất mạng ở mặt trăng

Một tài liệu mật được giữ kín hơn 30 năm qua đã cho thấy, Tổng thống Nixon đã rất lo lắng nếu các phi hành gia bị mắc kẹt trên mặt trăng, và ông khởi thảo sẵn một bài diễn thuyết và cả một bài “điếu văn”. Nhưng một điều không ai biết được rằng, “bài điếu văn dự phòng” này của Tổng thống Nixon suýt nữa đã trở thành sự thật. Sau khi hoàn thành cuộc đi bộ 2 giờ ngoài mặt trăng, các phi hành gia đã phát hiện thấy một vật thể khiến họ kinh ngạc đang nằm lẫn trong lớp bụi mặt trăng, đó là công tắc của một mảng mạch điện tử bị rơi gãy. Lý do là trong khoang đổ bộ chật hẹp khi cử động bộ quần áo của các phi  hành gia đã gây ra sự cố trên. Không có công tắc, họ thật sự phải “vĩnh viễn ở lại trên mặt trăng!". Thật may mắn, Ourderlin đã tìm thấy một chiếc bút bi trong khoang đổ bộ. Anh đã thành công khi dùng chiếc bút bi này để nối các mạch điện lại với nhau, sau đó khởi động khoang đổ bộ rời khỏi mặt trăng an toàn...

Vũ Anh Tiến (theo Thời báo Hoàn cầu)
.
.